nghiệp trong nước.
Trong phần này trình bầy về tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm của một số công ty trong nước.
Các tổ chức sẽ xây dựng một chính sách và lên các kế hoạch cho tất cả các hoạt động đánh giá. Trong tất cả các hoạt động đánh giá, cũng phải xác định trách nhiệm của các chức năng hỗ trợ. Lên kế hoạch và thực thi hoạt động đánh giá sản phẩm phần mềm phải theo các bước sau:
• Xác định mục đích công việc đánh giá.
• Đảm bảo rằng xây dựng được một kế hoạch đánh giá định lượng cho tất cả các dự án đánh giá. Kế hoạch này có thể phân chia thành các mức kế hoạch thấp hơn, tuỳ thuộc vào sự phức tạp của từng công việc đánh giá cụ thể.
• Đưa các kinh nghiệm đánh giá sản phẩm, dự án vào cơ sở dữ liệu chung của tổ chức, nhằm làm giàu thêm các kiến thức về đánh giá phần mềm cho tổ chức.
Tổ chức cần triển khai tất cả các hoạt động đánh giá phần mềm sao cho:
• Đánh giá xem phần mềm có phù hợp với các chuẩn của quốc tế, của quốc gia hay chuẩn nội bộ không.
• Đảm bảo kết quả đánh giá có thể định lượng, được trình bày rõ ràng và có thể theo dõi được.
• Đảm bảo sử dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả và các hoạt động tốt nhất.
• Đảm bảo công việc đánh giá được triển khai hiệu quả.
• Đảm bảo các kế hoạch, khuyến nghị phục vụ cho các công việc đánh giá tương lai là khả thi.
3.1 Các doanh nghiệp thuộc VINASA
việc nâng cao chất lượng của sản phẩm phần mềm cũng như việc thống nhất quản lý chất lượng phần mềm trong các doanh nghiệp thành viên của VINASA. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đã chính thức thành lập Ban công tác chất lượng VINASA (VINASA QUALITY COMMITEE -VQC), với nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng phần mềm Việt Nam. Ban công tác chất lượng này sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp phần mềm về quy trình đảm bảo chất lượng phần mềm, cung cấp cho doanh nghiệp các chỉ tiêu, các chuẩn để đánh giá chất lượng phần mềm trong các lĩnh vực khác nhau dựa trên các chuẩn quốc tế (ISO-9000, ISO-9126, ISO-14598...) về chất lượng phần mềm.
3.2 Công ty HanoiSoftware
Cty Cổ phần phần mềm Hà Nội (HanoiSoftware) kinh doanh trên các giải pháp phần mềm cho Website thương mại điện tử, phát triển và triển khai các cổng thông tin tích hợp...Chất lượng sản phẩm phần mềm tuân theo tiêu chuẩn ISO 9126. Công ty xây dựng các sản phẩm phần mềm đáp ứng các mô hình chất lượng của tiêu chuẩn ISO-9126.
3.3 Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam thực hiện đánh giá sản phẩm phần mềm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 12119:1994 về “Yêu cầu và kiểm tra chất lượng phần mềm ”. Ví dụ đánh giá về tài liệu thực hiện theo các bước sau:
Tài liệu cần đánh giá bao gồm: tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu mô tả sản phẩm và các tài liệu kỹ thuật phục vụ việc triển khai, bảo trì toàn bộ hệ thống. Các sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu về xây dựng tài liệu trong tiêu chuẩn ISO/IEC 12119 : 1994. Các nội dung đánh giá cụ thể như sau:
Tài liệu mô tả sản phẩm:
- Những yêu cầu chung về nội dung
- Yêu cầu trình bày về chức năng - Yêu cầu trình bày về độ tin cậy - Yêu cầu trình bày về tính khả dụng - Yêu cầu trình bày về tính hiệu quả - Yêu cầu trình bày về khả năng bảo trì
- Yêu cầu trình bày về khả năng chuyển đổi hệ thống
Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Các yêu cầu cần đánh giá bao gồm: - Yêu cầu tính đầy đủ
- Yêu cầu tính chính xác - Yêu cầu tính thống nhất - Yêu cầu tính dễ hiểu - Yêu cầu tính tổng quan
Tài liệu kỹ thuật khác:
Tài liệu hướng dẫn cài đặt, cấu hình hệ thống :
- Phải có các đặc tả về các yêu cầu hệ thống cần thiết trước cài đặt - Các bước thực hiện phải được mô tả rõ ràng
- Phương pháp cùng các đặc tả để xác định việc cài đặt là thành công - Mô tả đầy đủ, chính xác các thiết lập tham số cấu hình để hệ thống
hoạt động đúng mô hình và yêu cầu sử dụng
Các tiêu chí đánh giá về phần mềm của Trung tâm Công nghệ thông tin CDiT thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông được xây dựng dựa trên 6 đặc tính chất lượng nêu trong tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 và áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 12119:1994 để đánh giá chung cho các tài liệu hướng dẫn, tài liệu mô tả sản phẩm, chương trình và dữ liệu.