CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜ

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 67 - 71)

- Kim loại sắt

CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜ

LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI

GIAN QUA

4.1 Mục tiêu của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn4.1.1 Mục tiêu chung 4.1.1 Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của người dân thành phố trong công tác quản lý CTR và cải thiện điều kiện môi trường.

Tách chất thải rắn đô thị thành các thành phần riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình xử lý tiếp theo.

4.1.2 Mục tiêu cụ thể

a. Nâng cao hiêu quả của hệ thống Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt của Quận và Thành phố, bao gồm:

Nâng cao ý thức của người dân trong công tác Quản lý chất thải rắn bằng các chương trình tuyên truyền về lợi ích và hướng dẫn qui trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. Làm tăng hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, nâng cao chất lượng của các loại sản phẩm tái sinh, tái chế và tái sử dụng từ các loại phế liệu, giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường, do công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ làm cho các loại chất thải có khả năng tái chế có chất lượng cao hơn ( sạch hơn ) vì không lẫn lộn các loại chất thải sinh hoạt khác nhau.

Giảm một phần khối lượng vận chuyển của chất thải rắn sinh hoạt ra các bãi chôn lấp, nhằm nâng cao hiệu quả của các bãi chôn lấp ( kéo dài tuổi thọ - thời gian hoạt động ) và giảm số lượng xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ thành phố đến bãi chôn lấp.

b. Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn ( 70-90%) làm phân compost chất lượng cao ( không nhiễm các chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt, không lẫn thủy tinh, kim loại. plastic,…) hoặc vật liệu san nền, thức ăn gia súc, tái sinh năng lượng,…

c. Hoàn chỉnh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn của thành phố.

Đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên

địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn”

d. Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn đô thị.

4.2 Nội dung của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 64.2.1 Các cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện chương trình PLRTN trên 4.2.1 Các cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6

Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/04/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quyết định số 103/2004/QĐ-UB ngày 19/04/2004 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về kế họach Quản lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 – 2005.

Quyết định số 130/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về việc “Ban hành quy chế Quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

Quyết định 152/1999/QĐ-Ttg Chính phủ về việc “Chiến lược Quản lý chất thải rắn ở các khu đô thị Việt Nam và các Khu công nghiệp cho đến năm 2020”.

Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành bản quy chế tổ chức hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập.

Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1997 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thi hành chỉ thị 199/Ttg ngày 02/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý Chất thải rắn ở khu đô thị và khu công nghiệp.

Công văn số 02/2001/CT-UB ngày 06/03/2001 của UBNDTP về việc “ triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001-2005 trong đó có chương trình lập dự án và triển khai thực hiện phân loại CTR tại nguồn và thu gom rác”

Quyết định 63/2001/QĐ-UB ngày 23/07/2001 của UBND TPHCM về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình xử lý rác 2001-2005.

Công văn số 4237/UB-ĐT ngày 22/07/2004 của UBND TPHCM về việc “ Đồng ý cho Quận 6 tham gia triển khai thực hiện chương trình phân loại CTR tại nguồn”

Đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên

địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn”

Công văn số 7448/TNMT-CTR ngày 12/11/2004 của Sở TNMT gởi UBND Quận 1,4,5,6 và 10 về việc “ triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn”

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng về việc “ hướng dẫn các qui định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”

4.2.2 Quá trình thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận6 6

Năm 2004 theo quyết định số 103/2004/QĐ-UB ngày 19/4/2004 của UBND Thành phố chương trình phân loại rác tại nguồn chính thức được triển khai thí điểm tại 5 Quận là: Quận 1,4,5,10 và huyện Củ Chi.

Đến tháng 7/2004 theo đề xuất của Quận 6 được Thành phố xem xét và đồng ý bổ sung Quận 6 tham gia chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn cùng các Quận – huyện trên. Quận 6 tuy là quận được bổ sung vào chương trình thí điểm nhưng lại có những thuận lợi riêng vì khi bắt đầu tiếp nhận chủ trương thực hiện dự án trên địa bàn Quận 6 đã có nhiều dự án hỗ trợ cùng song hành triển khai như: Dự án 415 – Dự án cải thiện chất lượng trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm giai đoạn 2 (CBEM ) và dự án cải thiện môi trường Thành phố. Kết quả đạt được từ các dự án trên phần nào tạo một mức độ nhận thức ban đầu cho người dân đối với chương trình PLRTN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía Quận 6, ngay sau khi được UBND Thành phố chấp thuận Quận 6 tham gia vào chương trình thí điểm đã tích cực chuẩn bị nhân lực và tìm đối tác tư vấn để thực hiện dự án và đồng thời triển khai nhiều hoạt động cụ thể:

- UBND Quận 6 giao Công ty DVCI Quận 6 làm chủ đầu tư dự án đã thống nhất các nội dung của dự án như: công tác tuyên truyền, nhân sự, phối hợp trang bị dụng cụ,…Quận 6 đã tổ chức được buổi hội thảo mang tính tuyên truyền, giới thiệu dự án, giải đáp thắc mắc của mọi người dân và đại diện lực lượng làm rác dân lập xung quanh chương trình PLRTN. Qua hội thảo đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các đại biểu tham gia hội thảo.

Đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên

địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn”

- Tham gia các khóa học dành cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tham gia hội thảo danh cho công nhân thu gom vận chuyển rác ( do Sở TNMT tổ chức ). Tổ chức 03 buổi thảo luận chuyên đề vấn đề PLRTN cho các đối tượng là nghiệp đoàn rác dân lập Quận.

- Tổ chức 08 buổi tập huấn tuyên truyền cho các đối tượng ban ngành, đoàn thể và nhân dân về phía PLRTN ( hoạt động trên bao gồm nói chuyện chuyên đề và phát bướm về chương trình PLRTN ).

- Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ trong việc xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức hành động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phân loại rác tại nguồn.

Tóm lại, Quận 6 là quận có nhiều thuận lợi để thực hiện chương trình PLRTN, do được sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch UBND Quận thực hiện chương trình PLRTN, sự hỗ trợ của Hội LHPN Thành phố, sự hỗ trợ từ Phòng quản lý CTR thuộc Sở TNMT, sự đồng thuận của các hộ dân, chung cư, trường học trên địa bàn Quận 6 trong thời gian qua. Do vậy, việc thực hiện triển khai chương trình dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6 chọn Phường 8 Quận 6 làm phường thí điểm để thực hiện dự án là hết sức cần thiết và đúng thời điểm nhằm tạo bước ban đầu cho việc thực hiện chương trình trước khi triển khai trên toàn địa bàn Quận 6.

Chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn được quận 6 chính thức triển khai theo kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 17/2/2006 của UBND Quận 6 trong đó chọn Phường 8 Quận 6 là Phường đầu tiên thực hiện PLRTN, chương trình chính thức được tổ chức thực hiện ngày 11/3/2006.

Tiếp theo các kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 10/4/2006, KH 51/KH-UBND ngày 23/6/2006 và kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 13/11/2006 lần lượt triển khai trên các Phường 3,4,7,8 rồi 1,2,5 và đến các Phường 6, 9 Quận 6.

4.2.3 Những nội dung chủ yếu công ty DVCI đã thực hiện trong chươngtrình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên 9 phường tại Quận 6 trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên 9 phường tại Quận 6

Việc triển khai thực hiện chương trình PLRTN được xem là quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị quận 6 nói riêng và TPHCM nói chung. Ở giai

Đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên

địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn”

đoạn triển khai thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn, đề nghị chỉ yêu cầu phân loại CTR sinh hoạt thành 2 loại cơ bản:

Loại 1: Rác hữu cơ dễ phân hủy: bao gồm các loại thực phẩm dư thừa, các loại thực phẩm thải bỏ sau quá trình sơ chế thực phẩm.

Loại 2: Các thành phần còn lại: bao gồm các thành phần ngoài các thành phần thuộc loại 1, kể cả sành sứ, vỏ nghêu sò ốc,..nhưng không bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch vữa.

Dự án thí điểm chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 67 - 71)