Nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 65 - 66)

- Kim loại sắt

3.2.3nhiễm môi trường không khí

Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.

Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau:

2 CH3CHCOOH + SO42- 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2 S2-+ 2 H+ H2S S2-+ 2 H+ H2S

Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật.

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải rắn để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axit amino butyric.

CH3SCH2 CH(NH2)COOH  H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH. Methionine methyl mercaptan Aminobutyric acid

Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H2S. Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối, mốc xanh, mốc vàng … có mùi ôi thiu.

Đối với các acid amin: tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí.

Đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên

địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn”

Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi).

R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 –COOH + NH3

Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2. R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 - NH2 + CO2

Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí. Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 65 - 66)