Sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong dự báo nhu cầu điện năng (Trang 91 - 93)

Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế

trong một giai đoạn nhất định, trong đó bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế

tức là tăng về quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về

xã hội. Để phản ảnh mức độ phát triển kinh tế, người ta thường dùng nhóm chỉ số:

- Thể hiện sản lượng hàng hoá và dịch vụ tăng;

- Thể hiện sự tiến bộ xã hội và cơ cấu kinh tế - xã hội.

Cả hai chỉ số cơ bản phản ánh sản lượng hàng hoá và dịch vụ: tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người.

- Tổng thu nhập: Phản ánh một cách khái quát quy mô sản lượng hàng hoá và dịch vụ đã làm ra trong năm mà nhân dân một nước có thể thu được. Hiện nay người ta hay dùng chỉ số thu nhập quốc dân

để phản ảnh tổng thu nhập của khu vực.

- Thu nhập bình quân đầu người: Là tỉ số của tổng sản phẩm với dân số khu vực đó tại cùng thời điểm.

- Các chỉ số khác về phát triển kinh tế - xã hội:

Ngoài các chỉ số cơ bản nêu trên, người ta còn dùng các chỉ sốđánh giá sự phát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: số giường bệnh, số bệnh viện, việc an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ tính bình quân cho một triệu dân. Về giáo dục và văn hoá thì có tổng số các nhà bác học, giáo sư, tiến sĩ, trường

đại học, viện nghiên cứu, nhà văn hoá, nhà bảo tàng, thư viện… tính bình quân cho ngàn hoặc triệu dân.

Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi về cơ cấu của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số:

- Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm trong nước:

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng, còn tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm.

- Chỉ số về sản phẩm xuất nhập khẩu:

Tỷ lệ của sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế đối với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu trong GDP tăng lên.

- Chỉ số về mức tiết kiệm đầu tư:

Tỷ lệ tiết kiệm đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thể hiện khả năng về tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia.

- Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị:

Quy luật nền kinh tế - xã hội của quốc gia càng phát triển thì dân số và lao động ở thành thị ngày càng tăng lên và ở nông thôn ngày càng giảm đi. Công nghiệp hoá phát triển nền kinh tế dẫn đến đô thị hoá, người ta thường biểu hiện nội dung này bằng tỷ lệ lao động và dân số sống ở thành thị so với tổng lao động và dân số. Đồng thời tỉ số dân sống ở thành thị cũng tăng lên theo mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên. Sự tăng dân số và lao

động ở thành thị nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân, sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Chỉ số này biểu hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế

giữa các ngành và các khu vực. Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánh giá thông qua trao đổi các yêu tốđầu vào-đầu ra trong các ma trận liên ngành-liên vùng.

Từ năm 1998 đến nay nền kinh tế của Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng mạnh, tổng sản phẩm nội địa tăng bình quân hằng năm gần 11%. Đạt được kết quả như vậy là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tếđều có mức tăng trưởng khá cao, cụ thể: giá trị sản xuất bình quân hằng năm đối với thủy sản - nông - lâm nghiệp tăng 4,1%, công nghiệp tăng 17,6%, xuất nhập khẩu tăng 19,5% và dịch vụ tăng 15%. Hệ thống kết cấu hạ tầng: bưu chính-viễn thông, đường sá, cầu cảng, sân bay, điện, thuỷ lợi… được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất nhập khẩu đều phát triển. Văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục-đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Thành phố đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự

nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với yêu cầu thực tế của nền kinh tế-xã hội. Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khoẻ, điện sinh hoạt, học tập, đi lại, giải trí… được đáp ứng tốt hơn. Mỗi năm hơn 34.000 lao động có việc làm mới. Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt nhiều thành tích.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong dự báo nhu cầu điện năng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)