0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TWI.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW I (Trang 41 -45 )

Từ việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dược phẩm TW I cho thấy, bên cạnh những thành quả mà Công ty đã nỗ lực đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh, vẫn còn những tồn tại ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của Công ty . Để góp phần nâng cao hơn nữa lợi nhuận của Công ty em xin nêu một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho Công ty Dược phẩm TW I.

1. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng doanh thu.

Như đã phân tích tại trang 24. Tăng doanh thu là yếu tố quan trọng nhất sẽ tăng lợi nhuận cho Công ty cho dù năm 2003 có tới 3 yếu tố chi phí đều tăng, làm giảm lợi nhuận nhưng do doanh thu tăng nên lợi nhuận vẫn tăng. Vì vậy tăng doanh thu là quan trọng nhất.

- Trước hết về thị trường: Công ty phải tăng cường công tác tìm hiểu thị trường, bám sát và nắm bắt nhu cầu khách hàng. Khi nghiên cứu thị trường cần phải phân tích các thông tin, tìm ra các quy luật về thị trường phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của Công ty nhằm đạt kết quả cao nhất.

- Chính sách giá: Công ty cần định mức giá bán sao cho hợp lý, xây dựng nhiều loại giá khác nhau. Giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán nhanh thông qua việc áp dụng linh hoạt các công cụ chiết khấu, giảm giá. Khi xác định mức chi phí có thể tiết kiệm được do tiêu thụ được nhiều hàng hoá và do thanh toán nhanh, Công ty nên giành mức chiết khấu, giảm giá hợp lý cho khách hàng nhưng phải dựa trên nguyên tắc tỷ lệ chiết khấu phải thấp hơn lãi xuất Ngân hàng. Những ưu đãi này Công ty nên ghi rõ ngay trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.

- Phân phối: Công ty cần xây dựng một mạng lưới kinh doanh phù hợp với đặc điểm của ngành hàng, quy mô và phạm vi kinh doanh cũng như các yếu tố khác. Công ty cần hình thành các trung tâm mua bán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khác nhau. Trong những năm tới Công ty cần đầu tư trang thiết bị, đầu cơ sở vật chất cho các cửa hàng với các nhãn hiệu, biển quảng cáo cho phù hợp, đồng thời phải đặt vị trí các cửa hàng sao cho gây thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. ở những nơi chưa có điều kiện hoặc chưa cần thiết mở cửa hàng thì Công ty nên phát triển mạng lưới đại lý bán hàng nhằm giữ vững và phát triển thị trường theo chiều sâu và chiều rộng.

- Về quảng cáo: Hiện nay, phần lớn các đợt quảng cáo của Công ty có quy mô nhỏ, hình thức đơn điệu bằng những mẫu thông tin ngắn. Chi phí cho quảng cáo còn rất hạn chế, hình thức quảng cáo của Công ty chưa đủ mạnh để thu hút được khách hàng đến với sản phẩm của Công ty.

Để khắc phục tình trạng trên Công ty nên mạnh dạn đầu tư mạnh cho hoạt động này dưới các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng hình thức tiếp thị quảng cáo, để giới thiệu về Công ty mình.

2. Giảm giá vốn hàng bán và tiết kiệm chi phí hơn nữa.

* Giảm giá vốn hàng bán.

Như đã phân tích, giá vốn hàng bán trong 2 năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty. Giảm được nhân tố này có nghĩa là giảm đáng kể chi phí kinh doanh. Muốn vậy Công ty phải tìm kiếm khai thác các nguồn hàng cho rẻ nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Công ty có thể khai thác nguồn hàng trực tiếp thông qua tìm kiếm thông tin trên mạng Internet hoặc thông qua các bạn hàng, khách hàng của mình. Với việc thanh toán nhanh, sòng phẳng cho nhà cung cấp Công ty có thể nhận được sự giảm giá.

*Phấn đấu hạ thấp chi phí.

Giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp quan trọng đẻ nâng cao lợi nhuận trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Như đã phân tích ở phần trước, chi phí của Công ty luôn tăng qua các năm. Để có thể vẫn đảm bảo kinh doanh phát triển, có lãi mà vẫn hạ được chi phí thì Công ty cần có những biện pháp cụ thể như: Lập kế hoạch chi phí: Khi thực hiện kế hoạch chi phí Công ty cần căn cứ vào kế hoạch chi phí đã lập như xây dựng định mức tiêu hao cho từng khoản mục chi phí tạo cơ sở điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời định kỳ tiến hành kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí kinh doanh đặc biệt là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn.

-Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 chiếm 0,49%,năm 2003 chiếm 0,54% so với doanh thu thuần. Tỷ lệ này là không lớn và tăng chủ yếu là do chi phí văn phòng và dịch vụ mua ngoài như đồ dùng văn phòng, điện, điện thoại, Internet...Hiện nay, trong công việc còn tồn tại hiện tượng cá nhân sử dụng điện thoại đường dài vào việc riêng, chơi điện tử vi tính…Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu và xây dựng định mức các chi phí trong nội bộ. Nếu bộ phận nào dùng quá định mức quy định thì phải chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Đồng thời cũng cần có biện pháp khen thưởng các phòng ban sử dụng chi phí dưới định mức,tiết kiệm các khoản chi phí cho Công ty.

- Giảm chi phí bán hàng.

Hiện nay, nhu cầu về vận tải của Công ty là rất lớn và nhiều khi phát sinh đột xuất. Ngoài một số phương tiện chuyên chở hàng hoá Công ty vẫn sử dụng phương thức thuê dịch vụ vận tải bên ngoài. Cách làm này tuy không phải đầu tư vốn ban đầu và sẽ có hiệu quả nếu lượng vận chuyển là ít. Vì vậy rất là hữu hiệu nếu Công ty đầu tư mua phương tiện vận tải riêng để thay thế cho việc đi thuê dịch vụ vận tải bên ngoài. Cách làm này sẽ có hiệu quả cao vì có những ưu điểm sau:

-Chủ động phương tiện vận tải, phục vụ nhu cầu đột xuấ, nhu cầu thời vụ.

-Công ty tận dụng được nguồn lực sẵn có: Hiện nay, Công ty có đội ngũ CNV có khả năng lái xe và có đủ địa điểm để làm bãi đỗ xe, tận dụng được khả năng sẵn có này sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Công ty nên xác định nhu cầu vốn lưu động cho hợp lý, nhằm hạn chế những khoản vay không cần thiết. Nếu nhu cầu được xác định quá thấp sẽ gây khó khăn cho quá trình kinh doanh. Khi Công ty thiếu vốn sẽ gây những tổn thất như kinh doanh bị đình trệ, không đảm bảo hợp đồng đã ký với khách hàng do đó dẫn đến mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán. Nếu nhu cầu vốn xác định quá cao gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm giá vốn hàng bán tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.

- Công ty cần xác định một cơ cấu vốn hợp lý: Khi xác định một cơ cấu vốn hợp lý, Công ty sẽ có mức chi phí vốn tương ứng thích hợp, đảm bảo hiệu quả cho việc kinh doanh.

- Công ty cần khai thác nguồn vốn thương mại hay còn gọi là tín dụng của nhà cung cấp. Nguồn này được khai thác một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán chậm hay trả góp. Công ty nên duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với những khách bán hàng cũng như mua hàng của mình để từ đó có thể được hưởng một số những ưu đãi như mua được hàng trả chậm hoặc khách hàng đồng ý ứng trước một số tiền lớn. Công ty cũng nên tìm kiếm những nguồn ưu đãi của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để được hưởng mức lãi suất cho vay thấp hơn.

- Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, Công ty có thể tìm kiếm những đối tác cùng góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện phát hành trái phiếu trong nội bộ Công ty.

4. Giải pháp về phát triển con người.

Hiệu quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất lớn vào từng cán bộ kinh doanh. Do đó Công ty cần có những biện pháp để phát triển con người một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng cụ thể:

- Thực hiện phân phối công bằngtheo kết quả lao động của từng bộ phận, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, xây dựng chế độ thưởng phạt, khuyến khích trả lương xứng đáng với kết quả lao động.

- Cải tiến lề lối làm việc, động viên, khen thưởng nhằm tạo điều kiện đẻ cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo dám nghĩ, dám làm…sắp xếp ổn định đội ngũ, phòng ban, gửi cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ, quản lý kinh tế để nâng cao trình độ.


Mặt khác công tác tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cũng đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong kinh doanh của Công ty. Đây chính là bộ phận đề ra, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh của Công ty. Do vậy, việc hoàn thiện bộ máy quản lý sẽ là cơ sở cho sự phát triển lâu dài của Công ty.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao lợi nhuận tại Công ty Dược

phẩm TWI. Tuy nhiên, để thực hiện được những biện pháp này đỏi hỏi rất nhiều các yếu tố liên quan và các điều kiện cần thiết khác. Đó là sự nỗ lực của toàn Công ty và sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW I (Trang 41 -45 )

×