Với những hạn chế đã được trình bày ở phần trên, học viên đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho việc ứng dụng mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV hay rộng hơn là tại các NHTM Việt Nam như sau:
- Cần tăng thêm kích thước mẫu về số lượng KHDN và số lượng các chỉ tiêu được đưa vào mô hình nghiên cứu.
- Các nghiên cứu tiếp theo nên đưa vào mô hình thêm một số chỉ tiêu phi tài chính về đặc điểm KHDN và đặc điểm khoản vay bên cạnh các chỉ tiêu tài chính truyền thống
- Với một tiêu chí nhất định, cần đa dạng hóa về số lượng các chỉ tiêu nhằm thể hiện ở mức cao nhất có thể đặc điểm của từng tiêu chí.
Tóm tắt chương 5
Dựa vào kết quả từ mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp dựa trên từng yếu tố nhằm giúp các nhà quản lý, điều hành BIDV có các chính sách cụ thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá khả năng trả nợ của KHDN hay rộng hơn là quản trị rủi ro tín dụng từ đó duy trì sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị cho NHNN Việt Nam nhằm giúp BIDV cũng như các NHTM Việt Nam có đầy đủ công cụ và điều kiện để ứng dụng mô hình Logit cũng như các mô hình định lượng nói chung vào công tác đánh giá khả năng trả năng trả nợ của KHDN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo cáo thường niên và thuyết minh báo cáo tài chính từ năm 2010 – 2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng Ngọc, 2008. Phân tích và xử lý số liệu bằng SPSS, tập 1. TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức
3. Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng Ngọc, 2008. Phân tích và xử lý số liệu bằng SPSS, tập 2. TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức
4. Hoàng Tùng, 2011. Phân tích rủi ro tín dụng DN bằng mô hình Logit. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
5. Lê Tất Thành, 2012. Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TPHCM.
6. Tài liệu nội bộ về XHTD của BIDV
7. Trang thông tin NHNN Việt Nam: Http://www.sbv.gov.vn
8. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động xã hội
Tài liệu Tiếng Anh
1. Altman, 1968. Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy. The Journal of Finance. pp. 593 – 609.
2. Andrea Ruth Coravos, 2010. Measuring the Likelihood of Small Business Loan Default: Community Development Financial Institutions (CDFIs) and the use of Credit-Scoring to Minimize Default Risk.
3. Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards – A Revised Framework. pp. 62.
4. Basel Committee on Banking Supervision, 2006. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards – A Revised Framework
Comprehensive Version. pp. 100.
5. Chiara Pederzoli, Costanza Torricelli, 2010. A parsimonious default prediction model for Italian SMEs. Banks and Bank Systems, Vol. 5.
6. Flannery, 1986. Asymmetric information and risk debt maturity choice. Journal of Finance XLI (1). pp. 19 – 37.
7. Hosmer & Lemeshow, 2000. Applied Logit regression. New York, NY: John Wiley & Sons Inc.
8. Hyewon Youn & Zheng Gu, 2009. Predicting Korean lodging firm failures: An artificial neural network model along with a Logit regression model. International Journal of Hospitality Management 29. pp. 120 – 127.
9. Irakli Ninua, 2008. Does a collateralized loan have a higher probability to default.
10. Jiménez & Saurina, 2003. Collateral, type of lender anh relationship banking as determinants of credit risk. Journal of Banking & Finance 28.
11. Oesterreichische Nationalbank (OeNB) & the Financial Market Authority
(FMA), 2004. Guidelines on Credit risk management: Rating Model and Validation. pp. 32 – 53.
12. Maddala, 1991. A perspective on the use of limited-dependent and qualitative variables models in accounting research. The Accounting Review 66 (October). pp. 788 – 807.
13. Maddala, 2004. Limited dependent and qualitative variables in econometrics. Cambridge University Press. New York: Cambridge University Press. pp. 257 – 290.
14. Martin, 1977. Early Warning of Bank Failure: A logit regression approach. Journal of Banking and Finance, Vol. 1. pp. 259 – 276.
15. Press & Wilson, 1978. Choosing between Logit regression and discriminant analysis. Journal of the American Statistical Association, Vol. 73. pp. 699 – 705. 16. PricewaterhouseCoopers, 2009. Insolvency in brief – A guide to insolvency terminology and procedure. pp. 9 – 25.
17. R3 – The Association of Business Recovery Professionals, 2008. Understanding Insolvency. pp. 3.
18. Stone and Rasp, 1991. Tradeoffs in the choice between logit and OLS for accounting choice studies. The Accounting Review 66 (January). pp. 170 – 187. 19. Wiginton, 1980. A Note on the Comparison of Logit and Discriminant Models of Consumer Credit Behavior. The Journal of Finance and Quantitative Analysis, Vol. 15, No. 3. pp. 757 – 770.
20. Yamane, 1967. Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Edition. New York: Harper and Row.
21. Yesilyaprak, 2004. Bond Ratings with Artificial Neural Networks and
PHỤ LỤC 1
Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam 1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) với tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 26/04/1975 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính và thay thế cho Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản. Trải qua giai đoạn phát triển với nhiều thăng trầm, đến 27/04/2012, BIDV đã thực hiện cổ phần hóa thành công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đối hệ thống NHTM Việt Nam cũng như là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, BIDV đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, góp phần giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống các Ngân hàng TMCP:
- Mạng lưới ngân hàng: 190 Chi nhánh và 815 Phòng giao dịch trên toàn quốc, tổng số cán bộ nhân viên ngân hàng đạt 23.960 người.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... - Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản BIDV đạt trên 857.000 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2014, cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trở thành Ngân hàng TMCP có quy mô dẫn đầu thị trường. Dư nợ tổ chức và cá nhân đạt gần 620.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,3% so với năm 2014, cơ cấu và tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, tỷ lệ nợ xấu đạt 1,71%. Nguồn vốn huy động đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn hoạt động: tổng nguồn vốn huy động đạt gần 793.000 tỷ đồng, huy động vốn tổ chức kinh tế, dân cư đạt gần 661.000 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7.466 tỷ đồng, tăng trưởng 17%; ROE đạt gần 15%. Hệ số an toàn vốn (CAR) đạt trên 9%.
Trong giai đoạn 2016-2018 và năm 2016, BIDV đạt mục tiêu toàn hệ thống tăng trưởng tín dụng 20%, trong đó tín dụng bán lẻ tăng trưởng trên 35%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%, phấn đấu dưới 2%; huy động vốn tăng trưởng 21-22%; thu dịch vụ ròng tăng trưởng 20%.
PHỤ LỤC 2
Kết quả phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm SPSS 1. Loại bỏ các biến không phù hợp