Bên cạnh biến phụ thuộc Y đại diện cho khả năng trả nợ của KHDN, các biến độc lập được lựa chọn cho mô hình dựa vào kết quả của một số nghiên cứu trước đây như đã được trình bày cụ thể trong Chương 2 và một số chỉ tiêu trọng yếu thường được sử dụng trong quy chuẩn XHTD nội bộ tại BIDV và các NHTM.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu, khó khăn trong việc thu thập và xử lý được các số liệu; mô hình nghiên cứu đề xuất bỏ qua các yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô mà chỉ tập trung vào các yếu tố liên quan đến đặc điểm của khoản vay và đặc điểm của KHDN, cụ thể như sau:
Các biến độc lập liên quan đến khoản vay:
- Số tiền cho vay:
Số tiền cho vay (hay giá trị khoản vay) là một yếu tố rất được quan tâm trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ của KHDN trên thế giới. Theo nghiên cứu của
20 Chiara Pederzoli, Costanza Torricelli, 2010. A parsimonious default prediction model for Italian SMEs. Banks and Bank Systems, Vol. 5
Jiménez và Saurina (2003), Irakli Ninua (2008) thì số tiền cho vay có mối quan hệ ngược chiều với khả năng trả nợ của KHDN. Các tác giả trên cho rằng các khoản vay lớn có mức độ rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Tuy nhiên, tác giả Andrea Ruth Coravos (2010) lại cho rằng số tiền cho vay càng lớn thì khả năng trả nợ của KHDN càng cao. Do đó, học viên quyết định lựa chọn biến Số tiền cho vay làm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc.
- Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là môt đặc điểm của sản phẩm tín dụng, được xác định dựa vào nhu cầu cũng như nguồn thu thực tế của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng xem trọng vai trò của thời hạn cho vay trong việc đánh giá khả năng trả nợ của KHDN. Đa số các kết quả nghiên cứu thực hiện trên thế giới đều kết luận thời hạn cho vay có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ của khách hàng và đó cũng là kết quả kỳ vọng của học viên.
- Lãi suất cho vay:
Thông thường, ngân hàng định giá một khoản vay (thông qua lãi suất) dựa trên thời hạn vay và mức độ rủi ro của khách hàng; lãi suất cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng có xu hướng đánh giá khách hàng có rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Trong thực tế, trong một số trường hợp, lãi suất ngân hàng đưa ra lại bị giới hạn bởi trần lãi suất của ngân hàng nhà nước, sự cạnh tranh từ các TCTD khác,…. Kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên thế giới cũng kết luận rằng lãi suất cho vay có quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ của KHDN. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003) lại cho ra kết quả ngược lại. Do vậy, học viên lựa chọn lãi suất cho vay làm biến phụ thuộc và kỳ vọng vào mối quan hệ nghịch biến.
- Tỷ lệ TSĐB trên tổng dư nợ:
Tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng như đã trình bày ở Chương 2. Đối với những khách hàng lớn, có độ tín nhiệm cao thì chính sách ngân hàng áp dụng cho đối tượng này về TSĐB thường dưới 100% tỷ lệ cho vay, thậm chí là tín chấp, đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận phần rủi ro nhiều hơn do kỳ vọng khả năng thu được nợ lớn hơn những khách hàng khác. Tuy
nhiên, khi có rủi ro xảy ra thì chính những khoản vay này gây nên thiệt hại nhiều hơn cho ngân hàng. Nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003) cũng cho rằng những khoản vay có tỷ lệ TSĐB cao có nguy cơ vỡ nợ thấp hơn những khoản vay có tỷ lệ TSĐB thấp. Vì vậy, học viên tiếp tục lựa chọn Tỷ lệ TSĐB trên tổng dư nợ làm biến phụ thuộc trong mô hình và kỳ vọng mối quan hệ đồng biến với khả năng trả nợ của KHDN.
Các biến độc lập liên quan đến dặc điểm của KHDN:
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng xem xét ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính như một yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ của KHDN. Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003); Irakli Ninua (2008). Tuy nhiên có sự khác biệt về kết quả thực nghiệm của 2 nghiên cứu trên về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất so với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành còn lại. Bên cạnh đó, tại Việt Nam nói chung và phạm vi các KHDN đang quan hệ tín dụng tại BIDV nói riêng, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong nghành công nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo vẫn chiếm đa số. Do đó, học viên quyết định lựa chọn và sử dụng biến Lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong mô hình và kỳ vọng có mối quan hệ giữa biến này và khả năng trả nợ của KHDN
- Quy mô KHDN:
Quy mô của khách hàng cũng được xem là yếu tố có khả năng tác động đến khả năng trả nợ của KHDN như đã trình bày ở Chương 2 cũng như là một chỉ tiêu không thể thiếu trong quy trình XHTD nội bộ của các NHTM. Học viên sử dụng các quy chuẩn để xác định quy mô của KHDN theo hệ thống XHTD của BIDV bao gồm: Doanh thu thuần, Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động tại thời điểm gần nhất theo thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Học viên cũng kỳ vọng biến Quy mô KHDN sẽ có mối quan hệ với khả năng trả nợ của KHDN trong mô hình nghiên cứu.
- Thời gian kinh doanh:
Việc xác định thời gian kinh doanh của các KHDN trong mô hình nghiên cứu được tính từ ngày thành lập doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010) chỉ ra rằng Thời gian kinh doanh có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ của KHDN đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong ngành có xác suất không trả được nợ thấp hơn các doanh nghiệp non trẻ, mới thành lập. Tuy nhiên, trên thực tế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua các giai đoạn theo chu kỳ kinh doanh của mình; cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn, suy thoái. Vì vậy, học viên lựa chọn biến Thời gian kinh doanh để xem xét có mối quan hệ nào giữa Thời gian kinh doanh của KHDN và khả năng trả nợ của KHDN hay không.
- Kinh nghiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp:
Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010) cũng như mô hình XHTD nội bộ tại BIDV cũng đánh giá cao tầm quan trọng của yếu tố kinh nghiệm người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Người lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm có xu hướng đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm giúp doanh nghiệp phát triển cũng như vượt qua giai đoạn kinh doanh khó khăn. Học viên cũng kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến giữa Biến Kinh nghiệm của người quản lý và khả năng trả nợ của KHDN trong mô hình nghiên cứu.
- Thời gian quan hệ với ngân hàng:
Nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003) nhận định rằng mối quan hệ với ngân hàng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với KHDN đó. Tuy nhiên, trong hệ thống XHTD cũng như quy trình thẩm định KHDN lại đánh giá khá cao yếu tố mối quan hệ giao dịch giữa KHDN và ngân hàng. Những KHDN có thời gian quan hệ lâu, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ có mức xếp hạng cao hơn. Do đó, học viên lựa chọn biến độc lập Thời gian quan hệ với ngân hàng nhằm xem xét mối quan hệ giữa khách hàng – ngân hàng có tác động như thế nào khả năng trả nợ của KHDN.
- Lịch sử quan hệ tín dụng:
Bên cạnh thời gian quan hệ giao dịch, lịch sử quan hệ tín dụng (khách hàng có phát sinh nợ quá hạn hay không) cũng là một trong những yếu tố để đánh giá mức độ tín nhiệm của KHDN. Ngân hàng sẽ đánh giá các khách hàng có lịch sử quan hệ tốt, vay trả song phẳng có mức độ rủi ro tín dụng thấp hơn những khách hàng đã từng phát sinh nợ quá hạn, chậm thanh toán. Do đó, học viên kỳ vọng lịch sử quan hệ tín dụng tốt sẽ làm gia tăng khả năng trả nợ của KHDN.
- Tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Đối với BIDV và đa phần các NHTM đều dựa vào chỉ tiêu này để quyết định phê duyệt cấp tín dụng cũng như áp dụng chính sách khách hàng về tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp. Khi một KHDN có tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu cao vượt ngưỡng quy định theo từng ngành nghề kinh doanh có khả năng bị từ chối cấp tín dụng. Tác giả Altman (1968)21 cũng sử dụng tỷ lệ này trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vỡ nợ của một KHDN. Do đó, học viên kỳ vọng có mối quan hệ nghịch biến giữa Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ của KHDN.
- Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản:
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản thể hiện rất rõ cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp sử dụng những nguồn vốn nào, ở mức độ ra sao để tài trợ cho việc hình thành tài sản. Nghiên cứu của các tác giả Chiara Pederzoli, Costanza Torricelli (2010) kết luận rằng Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản càng cao thì xác suất KHDN trả được nợ càng cao và ngược lại. Ngoài ra, tương quan giữa Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản của một KHDN luôn là một tiêu chí quan trọng trong quá trình thẩm định khách hàng tại BIDV. Một doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn nghiên về sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu được đánh giá có mức độ tự chủ về tài chính cao. Do đó, học viên quyết định lựa chọn Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản làm biến độc lập
21 Edward I. Altman, 1968. Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy. The Journal of Finance
trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến với khả năng trả nợ của KHDN
- Tỷ lệ Doanh thu thuần/Tổng tài sản:
Tỷ lệ Doanh thu thuần/Tổng tài sản là một trong những thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp, cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Một doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển chỉ khi sử dụng tài sản của mình tạo ở mức độ cao nhất nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Dòng doanh thu và lợi nhuận được tạo ra từ đó mới sử dụng một phần hoặc toàn bộ để thanh toán các nghĩa vụ nợ với ngân hàng. Đây cũng là chỉ tiêu thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng trả nợ, rủi ro tín dụng trên thế giới; trong đó có thể kể đến như: Edward I. Altman (1968); Chiara Pederzoli, Costanza Torricelli (2010). Học viên sử dụng kỳ vọng Tỷ lệ Doanh thu thuần/Tổng tài sản có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ của KHDN.
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình Phân loại
biến Tên biến Giải thích nội dung biến
Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy Biến phụ thuộc
TRANO
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu KHDN có khả năng trả nợ và bằng 0 nếu KHDN không có khả năng trả nợ
Biến độc lập
Biến liên quan
đến khoản vay STVAY
Số tiền cho vay (Hạn mức cho vay được cấp trong năm hoặc giá trị khoản vay đối với cho vay theo món) (triệu đồng)
THVAY Thời hạn cho vay (tháng) -
LAISUAT Lãi suất cho vay (%/năm) -
TYLETSDB Tỷ lệ TSDB trên dư nợ
cho vay (%) +
Biến liên quan đến đặc điểm của KHDN LINHVUC Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của KHDN (sản xuất, chế biến, chế tạo và thương mại, dịch vụ)
Có tác động
QUYMO
Quy mô doanh nghiệp, được xác định theo kết quả XHTD nội bộ của BIDV: DN vừa và nhỏ, DN lớn
Có tác động
TGIANKD Thời gian kinh doanh (tính từ ngày thành lập) (tháng) +
KINHNGHIENQL
Kinh nghiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp (tháng)
+
THOIGIANQH Thời gian quan hệ với
LICHSUNQH
Lịch sử quan hệ tín dụng của KHDN (Có phát sinh nợ quá hạn hay không)
Có tác động
NOPTRA/VCSH Nợ phải trả/Vốn chủ sở
hữu -
VCSH/TTS Vốn chủ sở hữu/Tổng tài
sản +
DTT/TTS Doanh thu thuần/Tổng tài
sản +
Nguồn: Học viên tổng hợp từ các nghiên cứu đã phân tích ở Chương 2 và một số chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong quy trình XHTD tại BIDV.
Trong đó:
Dấu (+) đại diện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Dấu (-) đại diện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc