Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành thành phẩm tại công ty dệt 8 3 (Trang 35 - 41)

kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài

khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tông kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê định kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế.

Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Tk này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất...) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ... tương tự như TK 154.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632 - Giá thành sản xuất:

Bên nợ:

- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có:

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154

- Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 - Giá vốn hàng bán.

TK 631 không có số dư cuối kỳ

1. Đầu kỳ, kế toán kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ: Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí NL,VL trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

3.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 622 - Chi phí NCTT

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

4. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

5. Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không sửa chữa được, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng( Phế liệu thu hồi) Nợ TK 111, 112, 138 ( Bắt bồi thường vật chất) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 631- Giá thành sản xuất

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

6. Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

TK 631 - Giá thành sản xuất

( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí)

7. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

TK 631 - Giá thành sản xuất

Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp ( Kế toán hang tồn kho theo phương pháp KKĐK) TK 622 TK 621 TK 627 TK 631 TK 154 TK 611 TK 138,111,112 (1 ) (2 ) (3 ) (4 ) (6 ) TK 154 TK 632 TK 632 (5 ) (7 )

Chương II

Thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt 8-3

I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt 8-3.

Sau khi chiến thắng thực dân Pháp xâm lược,miền Bắc giải phóng,định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.Với việc khôi phục,mở rộng nhà máy Dệt Nam Định,Nhà nước ta đã chủ trơng xây dựng một nhà máy dệt với quy mô lớn ở Hà Nội

Nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước,nâng cao ý thức chính trị của công trình xây dựng nhà máy dệt mới,Trung - ơng Đảng và Hội đồng chính phủ quyết định giao cho Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ tổ chức cuộc vần động cho vay tiền góp vốn xây dựng nhà máy lấy tên ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 đặt tên cho nhà máy dệt tương lai.

Giai đoạn 1960-1965 là thời gian hình thành nên những nền móng ban đầu của toàn bộ lịch sử Nhà máy Dệt 8-3.

Cuối năm 1991-1992 tình hình trong nước có nhiều biến động quan trọng tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của nhà máy.Theo chủ trương và đề nghị của Ban lãnh đạo và tập thể công nhân nhà máy ,ngày 13-3-1991 Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên Nhà máy Dệt 8-3 thành Nhà máy liên hợp Dệt 8-3.

Hơn 2 năm họat động thực hiên theo mô hình nhà máy liên hợp Dệt,Dệt 8-3 từng bớc phát huy thế mạnh vốn có và khắc phục những tồn tại,khó khăn .Tuy vậy ,khi sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, sự tăng trưởng và nhịp độ vận động của nền kinh tế ngày càng nhanh , đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới phương thức tổ chức quản lý , sản xuất kinh doanh .Để có khả năng thích ứng hơn nữa với cơ chế thị trường,giữ tháng 4-1994,Tổng giám đốc đã làm tờ trình gửi Bộ công nghiệp nhẹ cho phép đổi tên nhà máy liên hợp Dệt 8-3 thành Công ty Dệt 8-3. Và sau đó , ngày 26-7-1994 Bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 830-TCLĐ đổi tên theo đề nghị của Tổng giám đốc.Việc đổi tên này không phải là sự chuyển đổi về hình thức mà thực chất là chuyển đổi về t duy kinh tế,đổi mới chức năng , nhiệm vụ , phơng thức hoạt động của đơn vị Nhà nớc .

Qua 39 năm hình thành và phát triển ,Công ty Dệt 8-3 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện nay,Công ty đã có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên lành nghề , sản phẩn của Công ty đã có mặt tai một số thị trường quan trọng trên thế giới như:Đông âu, Nhật bản ,Trung Quốc…Những thành công đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng nó đã đánh dấu một cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Công ty Dệt 8-3

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành thành phẩm tại công ty dệt 8 3 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)