Bảng 3.6: Lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế của BIDV các CN trên khu vực TP.HCM từ 2011- 2015
Đvt: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận trƣớc thuế 830 986 1.493 1.632 2.203 2.448
Thuế TNDN 185,1 238,4 360,3 382,4 458,6 482,4 Lợi nhuận sau thuế 644,9 747,6 1.132,7 1.249,6 1.744,4 1.965,6 Tốc độ tăng trƣởng LNST 15,9% 51,5% 10,3% 39,6% 12.7%
Tốc độ tăng trƣởng LNST bình quân 26%
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015)
Dựa vào Bảng 3.6, có thể thấy đƣợc rằng lợi nhuận trƣớc thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro) giai đoạn 2011-2015 tăng trƣởng với số dƣ năm sau cao hơn năm trƣớc, đạt mức tăng trƣởng bình quân 26%/năm. Tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhận năm 2013 so với năm 2012 đạt 10,3%, thấp hơn tỷ lệ tăng trƣởng năm 2012 so với năm 2011 là do tình hình nợ xấu tác động tiêu cực tới chất lƣợng hoạt động cho vay cũng nhƣ tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất đƣợc điều chỉnh giảm cũng kéo lợi nhuận từ lãi giảm theo.Tuy nhiên, sang năm 2014 thì tình hình tại BIDV các CN
khu vực Tp.HCM lại khả quan hơn, tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận năm 2014 so với năm 2013 đạt mức 39.6%/năm.
Bƣớc sang năm 2015, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực. Chính sách tiền tệ đã đƣợc Chính phủ điều hành linh hoạt, phát huy hiệu quả các công cụ của mình vào nền kinh tế, HĐKD nhiều ngành nghề trở lại sôi động và phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, mặc dù dƣ nợ cho vay trong năm 2015 tăng trƣởng khá cao, điều này cũng làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM tăng lên theo tỷ lệ thuận, tác động tiêu cực đến lợi nhuận HĐKD của hệ thống ngân hàng. Có thể thấy, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2015 vẫn tăng so với năm 2014 từ mức 1.744,4 tỷ đồng lên mức 1.965,6 tỷ đồng.Tuy nhiên, tốc độ tăng lại giảm từ 39,6% xuống còn 12,7%.
Biểu đồ 3.1: Biểu diễn lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế của BIDV các CN khu vực TP.HCM từ năm 2011 – 2015
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015)
3.2. Thực trạng nâng cao chất lƣợng cho vay KHCN của NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Khu vực TP.HCM.
Sự khác biệt về cho vay KHCN trên địa bàn TP.HCM so với các khu vực khác
Với lợi thế vƣợt trội so với các thành phố lớn khác của cả nƣớc về tiềm lực kinh tế, TP.HCM đóng vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dân số của thành phố vƣợt trên 8 triệu ngƣời. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,
986 1493 1632 2203 2448 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận trƣớc thuế các CN BIDV khu vực Tp.HCM (Đvt: tỷ đồng) 747.6 1,132.7 1,249.6 1,744.4 1,965.6 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận sau thuế các CN BIDV khu vực Tp.HCM (Đvt: tỷ đồng)
chiếm 21,3% tổng sản phẩm GDP và 30% tổng thu ngân sách của cả nƣớc, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút một phần ba tổng số dự án FDI. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không. Tính riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, Tp.HCM chiếm đến 30% tổng dƣ nợ cho vay và vốn huy động của các hệ thống các NH cả nƣớc.
Là địa bàn thu hút dân cƣ từ khắp các vùng miền trên đất nƣớc hội tụ về sinh sống, làm việc, học tập, dân số tại TP.HCM bình quân mỗi năm tăng khoảng 200.000 ngƣời. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho hệ thống ngân hàng trong việc phát triển mảng hoạt động cho vay KHCN. Hơn nữa, địa bàn TP.HCM cũng là một trong những nơi có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất nƣớc. Trình độ dân trí tƣơng đối đồng đều và khá cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc, nên ngƣời tiêu dùng trên TP.HCM có tiêu chuẩn cao hơn, khắt khe hơn đối với sản phẩm dịch vụ. Chính vì thế, sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của khu vực TP.HCM cũng phong phú, đa dạng hơn những khu vực khác.Tuy nhiên, cũng lý do đó nên có rất nhiều ngân hàng đặt CN và phòng giao dịch tại địa bàn TP.HCM kể cả NH liên doanh, CN ngân hàng nƣớc ngoài. Vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn TP.HCM là rất cao, khốc liệt hơn so với những địa phƣơng khác. Hầu hết sản phẩm cho vay KHCN tại địa bàn TP.HCM tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhƣ cho vay vốn ngắn hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, cho vay trung dài hạn để hỗ trợ mua và sửa chữa nhà ở, mua ô tô, cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, vay thấu chi, tiêu dùng CBCNV và phát hành thẻ Visa, Master đối với nhóm ngƣời có thu nhập cao; đặc biệt số lƣợng thẻ tín dụng đƣợc phát hành của khu vực TP.HCM gấp nhiều lần so với các khu vực khác.
Với các địa phƣơng khác thì sản phẩm còn đơn điệu. Sản phẩm cho vay mua nhà và mua ô tô kém phát triển hơn so với các khoản mục khác, ngoài ra dựa vào đặc điểm kinh tế của từng vùng mà các ngân hàng phát triển sản phẩm tiêu dùng cụ thể nhƣ: vay chi trả học phí, vay cƣới hỏi du lịch, mua laptop, cho vay trả góp chợ… Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhƣ thanh toán POS, Visa … còn hạn chế và kém sức cạnh tranh so với các CN trên địa bàn TP.HCM.
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay thông qua quy mô và tốc độ phát triển dƣ nợ cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM
3.2.1.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp vốn tín dụng của BIDV các CN khu vực TP.HCM cho đối tƣợng KHCN: vực TP.HCM cho đối tƣợng KHCN:
Thông qua Bảng 3.7, có thể thấy đƣợc rằng dƣ nợ cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trƣởng đối với cho vay KHCN đạt trung bình khoảng 40.9%/năm trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015.
Bảng 3.7: Dƣ nợ cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM 2011- 2015
Đvt: tỷ đồng
Năm
CN 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Địa bàn TP.HCM 2.974 3.192 4.303 5.709 9.628 15.505
Tốc độ tăng trưởng 7.3% 34.8% 32.7% 68.6% 61%
Tốc độ tăng trưởng trung bình 40.9%
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015)
Năm 2011, cũng là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Tuy nhiên, đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lƣơng thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trƣờng thế giới tiếp tục xu hƣớng tăng cao đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nƣớc.
Trƣớc tình hình đó, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, các giải pháp trọng tâm là: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, giảm bội chi ngân sách nhà nƣớc,… Cùng với đó, lãi suất chƣa giảm nhiều; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm còn lớn; nhiều doanh nghiệp (DN) còn rất khó khăn... Hệ quả là mức tăng trƣởng kinh tế của cả năm
2011 chỉ đạt 5,89%, ảnh hƣởng không nhỏ đến mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của BIDV. So với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vaynăm 2011 đối với cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM chỉ đạt mức 7.3%. Tƣơng đƣơng mức tăng tuyệt đối là 218 tỷ đồng, từ 2,974 tỷ đồng lên 3,192 tỷ đồng.
Bƣớc sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chƣa đƣợc giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và trạng thái thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp.
Những bất lợi từ sụt giảm kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Nhờ đó, đã kịp thời kiểm soát đƣợc CPI của năm 2012 tăng ở mức 6.81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010; lãi suất ngân hàng giảm dần. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trong nền kinh tế, do đó, mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay trong năm 2012 đã có nhƣng chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, tốc độ tăng trƣởng cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM năm 2012 đạt mức 34.8%, cao hơn nhiều so với năm 2011.
Tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2013 cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục đƣợc kiểm soát, đến tháng 11/2013 CPI tăng 5,5%. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đến cuối tháng 11/2013 đạt 9%. Mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ƣu tiên ở mức 7 - 9%/năm. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng bền vững, kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức 6.04%, mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN tại BIDV các CN khu vực TP.HCM đã giữ đƣợc đà phát
triển của mình. Tuy có giảm nhẹ so với năm 2012, nhƣng vẫn cán đích ở mức 32.7% trong năm 2013.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô đƣợc duy trì vững chắc, tăng trƣởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trƣờng tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách đƣợc cải thiện. Khó khăn của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt.Lạm phát ở mức 1.84% là mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại dây. Tăng trƣởng kinh tế trong năm 2014 phục hồi rõ nét và đồng đều, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2014 ƣớc tính tăng 5,98% so với năm 2013. Tổng hợp các yếu tố trên đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởngdƣ nợ cho vay trong nƣớc ở mức 12.62%. Tốc độ tăng trƣởng đối với hoạt động cho vay KHCN tại BIDV các CN khu vực TP.HCMđã đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2015, đạt mức 68.6%, với mức tăng tuyệt đối là 3,919 tỷ đồng.
Năm 2015 đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng ở mức 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008. Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0.63%. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN tại BIDV các CN khu vực TP.HCM có giảm so với năm 2014, tuy nhiên, vẫn đạt ở mức cao là 61%.
Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay của BIDV các CN khu vực TP.HCM 2011 – 2015
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015
10.0% 15.3% 23.7% 16.1% 36.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng cho vay (Đvt: %) 49,248 56,792 70,278 81,585 111,684 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2011 2012 2013 2014 2015 Dƣ nợ cho vay các CN khu vực Tp.HCM (Đvt: tỷ đồng)
3.2.1.2. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay và tỷ trọng cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM: KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM:
Bảng 3.8: Tỷ trọng cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM từ năm 2011 – 2015 Đvt: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 DNCV bán lẻ địa bàn TP.HCM 3,192 4,303 5,709 9,628 15,505 DNCV địa bàn TP.HCM 49,298 56,792 70,278 85,336 111,684 Tỷ trọng (%) 6,5% 7,6% 8,1% 11,3% 13,9%
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015)
Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, dƣ nợ cho vay KHCN liên tục tăng qua các năm. Tỷ trọng DNCV bán lẻ có xu hƣớng tăng đều, đến ngày 31/12/2015 đã chiếm 13,9% tổng dƣ nợ. Mặc dù vẫn còn chiếm tỷ trọng chƣa lớn, tuy nhiên những số liệu trên đã thể hiện rõ quyết tâm phát triển mảng bán lẻ của BIDV, từng bƣớc khẳng định vị thế của BIDV trên thị trƣờng.
Qua đó, ta cũng thấy đƣợc Khách hàng chủ yếu của BIDV vẫn là Khách hàng pháp nhân, chiếm tỷ trọng trung bình 90,5%. Đây là điểm yếu của BIDV, cần nổ lực hơn trong việc đa dạng lĩnh vực đầu tƣ vốn ở nhiều thành phần kinh tế và các ngành nghề khác nhau, giảm thiểu rủi ro, góp phần giảm thiểu RRTD, nâng cao chất lƣợng cho vay nói chung cũng nhƣ chất lƣợng cho vay KHCN nói riêng.
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng hoạt động cho vay trên phƣơng diện lợi ích chủ sở hữu ngân hàng
3.2.2.1. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN của BIDVcác CN khu vực TP.HCM
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu thu nhập phản ánh chất lƣợng cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM
Đvt: tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Dƣ nợ TDBL 3,192 4,303 5,709 9,628 15,505
Tổng thu nhâp từ hoạt động bán lẻ 483 597 600 866 1,153
Thu nhập lãi bán lẻ 337 390 451 674 846
Tỷ lệ thu nhập lãi bán lẻ/tổng thu
nhập hoạt động bán lẻ 69,8% 65,4% 75,1% 77,8% 73,4% Tỷ lệ thu nhập lãi bán lẻ/dƣ nợ
TDBL 10,6% 9,1% 7,9% 7% 5,5%
(Nguồn: Báo cáo HĐKD của BIDV các CN khu vựcTP.HCM từ năm 2011 – 2015)
Hiện nay, lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong HĐKD bán lẻ, đem lại nguồn thu nhập chiếm khoảng 72,3% trong tổng lợi nhuận hoạt động bán lẻ của BIDV các CN khu vực TP.HCM.Cần đa dạng sản phẩm cho vay, không nên tập trung cho vay vào một sản phẩm nhất định nhằm hạn chế RRTD, giảm chi phí dự phòng RRTD từ đó góp phần tăng lợi nhuận. Cần tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và phát triển các dịch vụ đi kèm trong cho vay với Khách hàng, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay.
Qua Bảng 3.9 cho thấy thu nhập ngoài lãi vẫn còn ở mức thấp, trung bình khoảng 27,7% trong tổng lợi nhuận hoạt động bán lẻ. Điều đó cho thấy nếu chất lƣợng hoạt động cho vay thấp, cho vay quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro cao nhƣ: bất động sản, chứng khoán, hay lĩnh vực kém hiệu quả… dẫn đến ngƣời vay không có khả năng trả nợ, đẩy nợ xấu của NH lên, tình trạng thiếu thanh khoản của các NHTM thƣờng xuyên xảy ra, ảnh hƣởng đến sự an toàn vốn của các NHTM. Vì vậy mỗi NHTM cần mở rộng các hoạt động thu từ dịch vụ thay từ hoạt động cho vay nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức khó khăn đối với các NHTM đang kinh doanh hoạt động trong quốc gia đang phát triển và chƣa hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trƣờng nhƣ Việt Nam.
Tỷ lệ thu nhập bán lẻ/dƣ nợ TDBL có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011 đến 2015. Điều này cho thấy thu nhập từ lãi bán lẻ tăng trƣởng chƣa tƣơng ứng với tốc độ tăng
trƣởng dƣ nợ cho vay. Ngoài ra,với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong HĐKDbán lẻgiữa các NHTM, buộc các NHTMcần phải điều tiết, giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để có thể cạnh trạnh đƣợc với nhau. Việc này đã tác động trực tiếp đến thu nhập lãi từ hoạt động cho vay và huy động vốn, đồng nghĩa với giảm thu nhập từ hoạt động bán lẻ. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nƣớc ngày càng có những chuyển biến tích cực, thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao, thị trƣờng bất động sản,