Đào tạo cho nhân viên nhận thức sâu sắc về chất lượng sản phẩm là điều quan trọng bởi trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là trên hết và chỉ
có đảm bảo chất lượng doanh nghiệp mới cạnh tranh thắng lợi trong cuộc đọ sức quyết liệt trên thị trường.
Tuy nhiên trên cả một dây chuyền sản xuất, mỗi cá nhân trong công ty đều đóng vai trò là một mắt xích, để không thể xảy ra sai sót, nếu chỉ có sự cố gắng của bộ phận kiểm tra (kiểm soát viên) thì liệu có đảm bảo được các tiêu chuẩn đặt ra hay không? Điều đó khó có thể làm được bởi việc kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất là việc không doanh nghiệp nào làm xuể, đơn giản là vì không đủ số nhân viên kiểm tra.
Với phương châm “làm đúng ngay từ bước đầu là hiệu quả nhất, kinh tế nhất” và khẩu hiệu “đảm bảo chất lượng ở từng đơn vị làm việc”. Như vậy mỗi công nhân đã trở thành một nhân viên kiểm tra. Chỉ có cách tiếp cận này mới đảm bảo mọi khuyết tật đều được ngăn chặn.
Do những yêu cầu trên cần phải làm cho từng nhân viên nhận thức đúng đắn được vai trò của họ trong công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tại công ty cổ phần In và bao bì Goldsun cần xây dựng các nhóm chất lượng: mỗi tổ đội là một nhóm chất lượng. Nhóm chất lượng là nhóm người lao động làm các công việc giống nhau một cách tự nguyện và đều đặn, dưới sự lãnh đạo của nhóm trưởng và nhóm có khả năng xác minh, phân tích và giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác.
Từ những sự việc phát sinh, nhóm có những giải pháp và kiến nghị cho ban quản lý.
Cần có quy định về mức chất lượng đối với từng nhóm. Kết hợp với các chính sách đãi ngộ một cách thích hợp sẽ có tác dụng rất tốt đối với các tổ đội thành viên.
Sau khi được đào tạo, qua một thời gian thực hiện cần xem xét năng lực từng nhân viên để hội đồng đánh giá có biện pháp khen thưởng kịp thời cũng như cân nhắc đến vị trí công việc mới phù hợp hơn.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh trong nước đang từng bước thay đổi, công ty Cổ phần In và bao bì Goldsun cũng đang từng bước thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Song song với việc đầu tư trang thiết bị công nghệ cho quản lý và sản xuất,nhân tố con người cũng phải được đầu tư phát triển, nhằm thích ứng với yêu cầu sản xuất. Với chính sách mở cửa thị trường, công ty Cổ phần In và bao bì Goldsun phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất, một trong các biện pháp đó là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty.
Với đề tài: “Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun”, qua nghiên cứu các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn công tác quản lý lao động tại công ty cổ phần In và bao bì Goldsun.
Từ mục đích của đề tài là hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, đồng thời phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun. Trên cơ sở phân tích các nhân tố đó để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun trong thời gian sắp tới.
Do vậy, trong luận văn này tác giả dựa vào các số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các số liệu thống kê về tiền lương, thu nhập, lao động, các quy định hiện hành liên quan đến chính sách nhân sự như quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy lao động, bảng phân công công việc, sơ đồ tổ chức của các bộ phận và các quy định liên quan khác, tình hình thực tế công tác quản lý nhân sự trong thời gian vừa qua chủ yếu trong 3 năm từ 2007 – 2009 để đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần In
và bao bì Goldsun.
Trên cơ sở các số liệu trên, luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần In và bao bì Goldsun. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu và phân tích, song do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Những giải pháp đưa ra còn mang tính chủ quan của cá nhân. Rất mong nhận được sự bổ sung và góp ý của thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Lao động Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (23/06/1994)
2. Trần Kim Dung (2006), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
4. Phan Vĩnh Điền (2006), Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực hành
chính Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam.
5. Nguyễn Minh Đường (chủ biên) (2007), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ
nhân lực trong điều kiện mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Giáo trình Kinh tế học nhân lực (2005), Giáo trình nội bộ Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun (2007, 2008, 2009), Hồ sơ năng lực. 8. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Tạ Đức Khánh (2009), Giáo trình Kinh tế Lao động, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Phan Huy Lê (2007), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Công Nghiệp (tháng 11/2004), Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Hà Nội.
12. Thang Văn Phúc (tháng 11/2003), Nâng cao chất lượng công tác giáo dục
đạo đức công chức trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước, Tạp
chí cộng sản số 32.
và Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Nhâm Gia Quán (tháng 12/2005), Toàn dụng lao động và các chỉ tiêu
đánh giá, Tạp chí lý luận Chính trị.
15. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Thân (2006), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thụy (tháng 12/2003), Vài suy nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân
lực cho CNH, HĐH theo định hướng XHCN, Tạp chí Cộng sản, số 35.
18. Hà Quý Tính (2006), Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân
lực cho CNH – HĐH ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Phụ lục 01: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ GOLDSUN
Trợ lý kiêm Thư ký điều hành CHỦ TỊCH HĐQT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Thư ký Trợ lý Phòng mua
Quyền trưởng phòng Mua Giám đốc phát triển KD Phòng bán Giám đốc nhà máy Trưởng phòng Nhân sự Phòng HC-NS Phòng Tài chính Kế toán Kế toán trưởng
Trợ lý
Phòng quản lý chất lượng
Trưởng phòng QLCL Giám đốc sản xuất Phòng kỹ thuật cơ điện
Trưởng phòng KTCĐ
Bộ phận thiết kế kỹ thuật & công nghệ bao bì
Trưởng bộ phận
Ban kiểm soát
Mr Pham Cao Vinh
Mr David Koay
Ms Lê Thị Thu Thủy
Mr Trần Văn Tuấn Ms Lê Thanh Huyền
BP Kho vận
Trưởng BP Section Leader PX Offset
PX Flexo
Section Leader
PX máy sóng
Section Leader (Mr Lương Nhật Huy) Mr Trần Văn Tuấn (Mr Phạm Phú Cường) (Ms Trần Thị Thu Hồng) (Mr Hoàng Văn Long)
Mr Phạm Phú Cường Mr Lê Thành Nam Mr Phạm Duy Trinh Ms Thái Thị Hường (Mr Phạm Gia Minh) Ms Phạm Thị Kim Thương Mr Hà Xuân Lắm (Ms Thị Ngọc Anh)