khác. So sánh cơ cấu hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với cơ cấu xuất khẩu sang Châu Âu, một thị trường có quy mô tương đương và lợi thế so sánh tương tự, cho thấy rằng: việc không tiếp cận được thị trường Hoa Kỳ theo Quy chế tối huệ quốc đã khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thiên về hàng chưa chế biến.
Bảng 2.2: Thuế suất Tối huệ quốc, thuế suất phổ cập của Hoa Kỳ, tỷ trọng hàng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ (ĐVT: %)
Hàng hoá Thuế suât
MFN Thuế suất Thuế suất phổ cập Tỉ trọng hàng XK sang EU Tỉ trọng hàng XK sang Nhật bản Tỉ trọng hàng XK sang Hoa Kỳ Cà phê 2,8 18,2 10,1 2,0 35,4 Dầu 0,2 0,6 0,0 31,6 25,4 Thực phẩm 5,5 19,2 2,4 19,6 11,7
Dệt may 10,3 55,1 0,9 4,7 0,1 May mặc 13,4 68,9 27,1 24,3 7,6 Sản phẩm da 5,6 33,8 18,4 3,6 3,5 Sản phẩm gỗ 2,1 29,4 4,6 4,1 0,3 Hoá chất, cao su,.. 4,3 30,3 20,1 2,1 9,4 Hàng CN chế tạo 3,8 46,7 9,6 0,6 0,5 Tổng 4,9 35,0 24,0 28,7 4,8
Nguồn: Elena Lanchovichina, Will Martin và Emiko Fukase, “Các ảnh hưởng của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ”. Ngân hàng thế giới, tháng 9 năm 20002
[6,49].
Số liệu trong Bảng 2.2 cho thấy, sự chênh lệch giữa thuế suất phổ cập (không theo MFN) với thuế suất theo Quy chế tối huệ quốc đối với hầu hết các sản phẩm chưa chế biến thấp hơn rất nhiều so với chênh lệch đó đối với hàng công nghiệp chế tạo, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh mạnh nhất. Ở Châu Âu, nơi Việt Nam đã được hưởng Quy chế tối huệ quốc từ đầu thập niên 90, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tập trung nhiều vào hàng công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều sức lao động3
. Ở Hoa Kỳ, thị trường cho những mặt hàng này thực chất vẫn còn đóng cửa cho mãi đến khi Hiệp định thương mại được ký kết.
2
Mức thuế suất trung bình có thể khác nhau theo phương pháp tính các giá trị trung bình. Ví dụ, giá trị trung bình của các thuế suất đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể thay đối khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thay đổi theo thời gian.