Giày dép và phụ kiện giày dép

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 61 - 62)

14. Máy vi tính, linh kiện điện tử

2.2.3. Giày dép và phụ kiện giày dép

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn thứ ba trong số các nước xuất khẩu sử dụng nguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này đứng sau Trung Quốc và Indonesia. Do mức thuế suất NON-MFN và MFN khá lớn nên các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu ngoài Hoa Kỳ sản xuất tại Việt Nam rất khó thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, bởi các kênh phân phối khép kín sẵn có của các hãng nổi tiếng thế giới như NIKE, REEBOK và một số công ty khác có trụ sở tại Hoa Kỳ. Năm 1999 nhóm hàng này đạt giá trị 145,7% triệu USD, năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 21,3 triệu USD. Nhóm hàng giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất lên đến 43,3% (tăng từ 47,7 triệu USD lên 54,1 triệu USD) [11, 116].

Trong khi đó, nhóm giày dép có đế ngoài và mũ bằng nhựa hoặc cao su giảm mạnh từ 57,7 triệu USD xuống còn 37,8 triệu USD năm 2000, giảm 34%.

Sự sụt giảm trong giá trị hàng xuất khẩu của phân nhóm này là nguyên nhân kéo tổng giá trị xuất khẩu giày dép giảm.

Hai nhóm hàng mới tăng mạnh bao gồm các bộ phận của giày dép như miếng lót, gót dày,…và giày không thấm nước, năm 1999 hầu như chưa có mặt trên thị trường Hoa Kỳ thì năm 2000 đã có kim ngạch xuất khẩu tuy nhiên chỉ mới ở mức vài chục ngàn USD nhưng đã cho thấy khả năng xuất khẩu xét về mặt chất lượng hàng hoá và tiêu chuẩn hoá của lực lượng lao động trong ngành giày Việt Nam.

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này vào Hoa Kỳ năm 2003 đạt 324,8 triệu USD. Tốc độ tăng kim ngạch giầy dép xuất khẩu vào Hoa Kỳ, năm 2003, xấp xỉ 45%, thấp hơn tốc độ tăng chung, và thấp hơn nhiều so với một số nhóm hàng công nghiệp khác. Năm 2003, giầy dép Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng trị giá nhập khẩu của Hoa Kỳ, đứng thứ 5 sau Trung Quốc (khoảng 68%), Italia (khoảng gần 8%), Brazil (khoảng gần 7%) và Inđônêxia (khoảng 3,7%).

Điểm đáng chú ý nhất là xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong năm 2003 tăng về số lượng nhưng lại giảm mạnh về đơn giá. Ví dụ, đối với loại giầy dép không có cao su (chiếm khoảng 80% trị giá xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ), đơn giá bỡnh quõn một đôi nhập từ Việt Nam trong 9 tháng 2003 giảm 11%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ giảm chung của giá nhập khẩu vào Hoa Kỳ là 2,2%, và là tỷ lệ giảm cao nhất trong các nước xuất khẩu chính vào Hoa Kỳ. Đối với loại giầy dép cao su/vải, tỷ lệ giảm đơn giá hàng nhập từ Việt Nam lên tới 19,2%, trong khi đó đơn giá chung tăng 0,14% và đơn giá nhập từ các nước cạnh tranh chính của Việt Nam đều tăng từ 1,6% đến 40,2% [30].

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)