Giải pháp đối với một số ngành hàng khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 97 - 108)

14. Máy vi tính, linh kiện điện tử

3.2.3. Giải pháp đối với một số ngành hàng khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

3.2.3.1. Nhóm hàng dệt may:

- Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm: thông qua việc nâng cao tay nghề công nhân; tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc; tạo những thương hiệu sản phẩm may có uy tín; chú ý đến tính độc đáo của sản phẩm thông qua sử dụng chất liệu thổ cẩm, sản phẩm thêu, đan, ren,…đồng thời, chú ý tới sở thích tiêu dùng hàng dệt kim, hàng vải Cotton hoặc chất liệu có Cotton cao của người Hoa Kỳ.

- Đầu tư thoả đáng vào công nghệ bao bì cho sản phẩm dệt may. Bao bì không những tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn mà còn phải nêu được các thông tin về tính chất và chất lượng sản phẩm. Bao bì phải được thiết kế theo tiêu chuấn quốc tế, đảm bảo gọn gàng để giảm chi phí vận chuyển, lưu kho. Bao bì là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

- Đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đúng thời hạn quy định: các doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, các hợp đồng đặt hàng của Hoa Kỳ thường rất lớn thường từ 50 ngàn đến 1 triệu lố sản phẩm (mối lố gồm 12 sản phẩm) và thời gian cung cấp hàng lại ngắn từ khoảng 3 tháng trở lại. Để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc về khả năng cung ứng thì việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành dệt may có ý nghĩa rất quan trọng.

- Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm: ngoài những nhãn hiệu nổi tiếng, thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ khá nhiều những mặt hàng giá rẻ. Ví dụ một lố áo T-shirt giá 6 – 7 USD, như vậy chúng ta sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, giá rất rẻ. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành may cần đề ra những chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động để giảm giá chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm. Các doanh nghiệp có khả năng sản xuất các mặt hàng cao cấp trước hết phải xây dựng và thực hiện cho được 3 tiêu chuẩn: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000 và hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000. Tìm kiếm nguyên liệu trong nước, kể cả nguyên liệu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI và doanh nghiệp khu chế xuất để giảm giá thành sản phẩm; Liên kết với các hãng nước ngoài để sử dụng thương hiệu sản phẩm của họ, điều này cho phép định giá sản phẩm cao nhưng vẫn mang tính cạnh tranh so với giá của các hãng gốc sản xuất.

- Mặc dù Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ 10/12/2001 và Hiệp định Dệt may Việt - Mỹ đó được ký kết và cú hiệu lực từ ngày 1/5/2003. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn nên duy trì gia công và bán hàng qua trung gian để đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ; nhận gia công cho các hãng may lớn ở Hoa Kỳ. Đồng thời, có hoạt động tích cực xúc tiến việc xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, cụ thể như: Đầu tư vào công nghệ thiết kế thời trang, sáng tạo ra những sản phẩm may mặc có chất liệu, mẫu mã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ; Đăng ký nhãn hiệu bản quyền và từng bước tạo lập thương hiệu có uy tín cho doanh nghiệp mình.

- Thiết lập các đại lý bán hàng tại Hoa Kỳ để giao hàng nhanh chóng đến tận tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng.

Cần tìm các đại lý có uy tín và có chế độ hoa hồng hấp dẫn để khuyến khích chào bán hàng tại các đại lý. Tăng cường khả năng tiếp thị, tham gia các hội chợ triển lãm, thâm nhập mạng lưới phân phối, tăng cường sự liên kết bạn hàng trong việc cung ứng nguyên phụ liệu.

- Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến tập quán thương mại của Hoa Kỳ như yêu cầu mua hàng theo điều kiện FOB, tức là mua hàng thành phẩm. Nhưng trong thực tế, ngành may mặc Việt Nam lại chủ yếu kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu vì một mặt các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự đáp ứng được nguyên liệu chất lượng cao, thiết kế mẫu hàng phục vụ cho như cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn. Cho nên, muốn tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục các trở ngại và xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ theo phương thức FOB.

- Vai trò của Hiệp hội ngành may cần được nâng cao lên một tầm mới, trở thành đầu mối đưa ra các khuyến cáo về đầu tư, hợp tác sản xuất,…để đảm bảo một lô hàng may nhiều doanh nghiệp sản xuất những vẫn đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu đồng nhất, có chất lượng cao. Đồng thời, Hiệp hội ngành may phải tăng cường hoạt động góp phần khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam, như tạo lập thị trường nội bộ, hỗ trợ nhau cùng phát triển (ngành bông bán cho sợi, sợi bán cho dệt, dệt bán cho may), cùng liên kết để đối phó với thị trường nước ngoài, phân công đầu tư để tránh trùng lặp trong đầu tư. Hiệp hội là người đại diện cho các doanh nghiệp phản ánh với Nhà nước về tiến trình hoạt động, nguyện vọng, kiến nghị của doanh nghiệp và những chính sách cần thiết để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hiệp hội cũng cần thường xuyên tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến ngành dệt may

như Hiệp hội dệt may ASEAN (AFTEX), diễn đàn ngành dệt may vùng Châu Á - Thái Bình Dương,…để trao đổi thông tin, kinh nghiệm cũng như kiến nghị về chính sách mậu dịch của ngành dệt may Việt Nam đối với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình kinh doanh xuất khẩu nới chung và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

3.2.3.2. Nhóm hàng thuỷ hải sản

- Ngành thuỷ sản phải có những nổ lực lớn để đẩy mạnh tăng trưởng và cũng cần có các chuyển biến mạnh mẽ để khắc phục các tồn tại yếu kém đó nờu ở phần trờn, vừa cú những chuyển biến sõu sắc hơn trong việc thực hiện quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó nhấn mạnh hơn vào tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý việc đánh bắt xa bờ và phỏt triển nuụi trồng thuỷ sản, coi trọng chất lượng khai thác hải sản đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với thủy sản xuất khẩu đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, mặt khác đa dạng hoá chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường quốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

- Nhìn chung giá các mặt hàng thuỷ sản của ta chỉ bằng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Indonesia nhưng vẫn không cạnh tranh được với các nước hàng từ các nước xuất khẩu khác. Do trình độ khoa học công nghệ và kỹ thuật chế biến thuỷ sản hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý, dẫn tới lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản giảm sút và xuất khẩu không đạt hiệu quả như mong muốn. Để khắc phục tình trạng này cần phải tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật với nước ngoài trong việc chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việc gia nhập Hiệp hội nghề cá các nước Đông Nam Á, cũng như gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội to lớn để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt, chế biến và

nuôi trồng thuỷ sản, cũng như học hỏi những kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật của các nước khác như Thái Lan, Indonesia,…các nước có công nghệ chế biến thuỷ sản khá tiên tiến và có những sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Đi đôi với việc giảm giá thành, chiếm ưu thế cạnh tranh quốc tế thì vấn đề đa đạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm tôm, mực đông lạnh sơ chế, sản phẩm có giá trị cao chiếm tỷ lệ thấp, chất lượng sản phẩm chưa phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu lớn. Vì vậy, đòi hỏi Ngành thuỷ sản phải có nổ lực lớn để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, cũng như phát triển sản phẩm mới và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point - Phân tích các nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu).

- Xõy dựng quy hoạch các vùng trọng điểm và các lĩnh vực gắn với quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, gắn với khả năng cạnh tranh và yêu cầu bền vững để nâng cao giá trị hàng hoá thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu. Việc xây dựng trỡnh Chớnh phủ các Nghị định và hoàn tất các văn bản hướng dẫn của Bộ Thủy sản cần bảo đảm để khi Luật Thủy sản có hiệu lực (1/7/2004) đó cú đầy đủ các quy định bổ sung và các hướng dẫn cần thiết để Luật đi vào cuộc sống. Việc triển khai các hoạt động quản lý ngành, đặc biệt trong quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an toàn vệ sinh thỳ y thủy sản cần cú bộ mỏy tổ chức đầy đủ xuống các địa phương, khu vực, phù hợp với chương trỡnh cải cỏch hành chớnh chung và bộ mỏy của Bộ sau khi triển khai thực hiện Nghị định 43/2003/Né-CP của Chớnh phủ ngày 2/5/2003.

- éồng thời cần cú sự tập trung chỉ đạo và điều hành từ Bộ đến các Sở Thủy sản, hoạt động của các Hội, Hiệp hội, cố gắng của các doanh nghiệp tạo bước chuyển quan trọng trong việc bảo đảm tăng trưởng bền vững về xuất khẩu thủy sản. Coi đây là nhiệm vụ của mọi khâu từ khai thác, nuôi trồng, chế biến đến công tác xúc tiến thương mại thủy sản, tạo bước đầu vững chắc cho: Cơ cấu thị trường hợp lý; Cơ cấu sản phẩm vừa phát huy tiềm năng của ngành vừa ít chịu rủi ro trong tăng trưởng; Bảo đảm an toàn vệ sinh trong mọi khâu từ làm ra nguyên liệu, bảo quản và chế biến sản phẩm; Chủ động đối phó có hiệu quả đối với các rào cản thương và hậu quả của các rào cản đó.

3.2.3.3. Nhóm hàng giày dép

Hiện nay, một trong những khó khăn lớn của ngành sản xuất dày dép xuất khẩu là sự kém linh hoạt trong sản xuất, do phải phụ thuộc vào một số lượng lớn nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài và với số lượng ngày càng tăng. Ngành công nghiệp này của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn tỏ ra yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu. Chính vì vậy, tỷ lệ giày da cao cấp cho xuất khẩu còn ở một mức khiêm tốn. Trong thời gian tới ngành giày dép cần chú ý một số điểm sau:

- Đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

- Chú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã thời trang, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Hiện tại, phần lớn sản phẩm xuất khẩu đều là hàng gia công theo mẫu mã đặt hàng, nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa phải lo cạnh tranh trực tiếp trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, về lâu dài để đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa

Kỳ thì ngành dày da phải có dự kiến về nhân lực và kế hoạch đào tạo chuẩn bị cho giai đoạn 2005 - 2010.

- Học tập kinh nghiệm của Thái Lan là khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chủ sở hữu nhãn mác quốc tế có uy tín chọn Thái Lan làm cơ sở sản xuất cho họ. Mời các chuyên gia thời trang từ nước ngoài tư vấn cho các nhà sản xuất. Tăng cường các biện pháp chào hàng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm rộng rãi.

- Mục tiêu phấn đấu của ngành giày da Việt Nam là đến năm 2005 đảm bảo sản xuất được 20% phụ tùng, máy móc thay thế và 50% nguyên vật liệu. Ước tính vốn đầu tư cho chương trình phát triển nguồn nguyên liệu vào khoảng 300 triệu USD. Vì vậy, cần xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định; thiết lập thị trường nguyên liệu tại chỗ phong phú, có chất lượng cao cung cấp đồng bộ, ổn định cho sản xuất, đạt tiến độ về khối lượng, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm dày dép; Quy hoạch sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung; Kết hợp với các ngành hoá chất, dệt may, hoá dầu và các đối tác nước ngoài để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu.

- Cần có cơ chế quản lý nhập khẩu mỏy múc thiết bị, nguyờn vật liệu, phụ liệu cho sản xuất; cũng như việc thanh lý hợp đồng, xuất khẩu sản phẩm... sao cho linh hoạt và phự hợp với sự quản lý, giỏm sỏt của cỏc ngành hải quan, thương mại, thuế. Tránh gây ách tắc, khó khăn cho sản xuất và giao hàng của các doanh nghiệp. Thông qua chương trỡnh hỗ trợ của Chớnh phủ bằng nguồn vốn vay kớch cầu để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày dép trong nước, để một mặt đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xuất xứ nhằm hưởng ưu đói thuế quan; mặt khỏc tăng khả năng cạnh tranh của hàng giày dép Việt Nam, tăng cường tính chủ động trong xuất khẩu.

3.2.3.4. Nhóm hàng nông sản

- Đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản xuất khẩu: mục tiêu chủ yếu là khai thác triệt để tiềm năng của ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhằm tạo ra các cơ sở cung ứng nguồn hàng nông sản xuất khẩu phong phú, đa dạng và quy mô lớn.

- Chính phủ cần có kế hoạch tổng thể, lâu dài về phát triển các vùng nông nghiệp, có danh mục sản phẩm cụ thể theo thứ tự ưu tiên cho mỗi vùng; Đa dạng hoá nông nghiệp đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bao gồm công nghệ sinh học và công nghệ chế biến. Đồng thời, Chính phủ thực thi các chính sách thích hợp để làm cho việc đa dạng hoá trở nên hấp dẫn hơn đối với người nông dân về phương diện kinh tế, tức là các chính sách trợ giúp ban đầu cần thiết và giảm bớt tính rủi ro thị trường.

- Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu: song song với việc tăng cường vốn đầu tư để nâng cấp máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu trên các góc độ khác nhau như tăng khối lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khâu chọn giống đến thương mại hoá các sản phẩm nông nghiệp bằng cách tăng giá trị công

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)