In ấn trong AutoCAD

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 79 - 92)

9 Tolerance TOLERANCE (TOL)

7.1. In ấn trong AutoCAD

7.1.1. Các tiêu chuẩn cơ bản về trình bày bản vẽ

Giới thiệu về tcvn và iso

Tiêu chuẩn là những điều khoản, chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho một (hoặc một nhóm) đối tượng nhằm đảm bảo thoả mãn các yêu cầu đã đề ra.

Tiêu chuẩn thường do một tổ chức có đủ khả năng về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ soạn thảo và đề xuất, sau đó phải được một tổ chức cấp cao hơn xét duyệt và công bố. - Mỗi nước đều có hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình.

Mỗi tiêu chuẩn đều mang tính pháp lý kỹ thuật; mọi cán bộ kỹ thuật phải nghiêm túc áp dụng

Tiêu chuẩn quốc tế ISO ( International Organization for Standardization )  Thành lập từ năm 1946

 Phát triển mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực

 Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng ISO trong một số lĩnh vực.  Các tiêu chuẩn đều được định kỳ soát xét, bổ sung

Khổ giấy

Mỗi bản vẽ phải được vẽ trên một khổ giấy qui định gọi là khổ bản vẽ, là kích thước của tờ giấy sau khi đã xén. TCVN 2-74 quy định những khổ giấy chính:

78

Ý nghĩa của ký hiệu khổ: Gồm 2 con số.

 Số thứ nhất chỉ bội số cạnh dài 297,25mm của khổ đơn vị; số thứ hai chỉ bội số cạnh ngắn 210.25mm.

 Tích của 2 con số bằng số lượng của khổ đơn vị chứa trong khổ giấy đó. Ngoài ra còn có khổ phụ và khổ đặc biệt, cấu tạo từ khổ đơn vị

Khung bản vẽ và khung tên: Mỗi bản vẽ đều phải có khung bản vẽ và khung tên.

Khung bản vẽ v à khung tên kẻ bằng nét liền đậm. Khung bản vẽ kẻ cách mép ngoài của khổ giấy là 5mm. Trường hợp muốn đóng thành tập thì phía bên trái kẻ cách mép khổ giấy là 25 mm. Khung tên đặt ở phía dưới góc bên phải của bản vẽ.

Khung tên:

Vẽ bằng nét liền đậm và được đặt ở góc phải, phía dưới của bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Có thể đặt khung tên dọc theo cạnh dài hoặc cạnh ngắn của khổ giấy, riêng khổ A4 phải đặt theo cạnh ngắn.

79

Cho phép vẽ chung trên một tờ giấy nhiều bản vẽ nhưng mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Hướng của đầu con số kích thước là từ dưới lên trên và từ phải sang trái

Khung tên dùng trong nhà trường có thể dùng mẫu sau:

Nội dung ghi trong các ô của khung tên: - Ô1 : H ọ và tên người vẽ

- Ô2 : Người kiểm tra ký tên - Ô3 : Ngày vẽ

80

- Ô4 : Ngày kiểm tra

- Ô5 : Tên bài tập, tên chi tiết - Ô6 : Ký hi ệu vật liệu

- Ô7 : Ký hi ệu bài tập

Tỉ lệ :

Tỉ lệ của bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo được trên vật thể

Trong một bản vẽ kỹ thuật, các hình biểu diễn phải vẽ theo các tỉ lệ do TCVN 3-74 quy định. Cụ thể:

Kí hiệu tỉ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và được viết theo kiểu: 1:1; 1:2 ; 2:1 v.v…

Còn trong những trường hợp khác phải ghi theo kiểu: TL 1:1 ; TL 1:2 ; TL 2:1… Chú ý:

 Tỷ lệ của bản vẽ ghi trong khung tên. Tỷ lệ của hình biểu diễn ghi bên cạnh  Dù bản vẽ vẽ theo tỷ lệ nào thì con số kích thước ghi trên bản vẽ vẫn là giá

trị thực, không phụ thuộc vào tỷ lệ.

Đường nét trên bản vẽ kĩ thuật:

Các hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi nhiều loại đường có tính chất khác nhau. Để phân biệt, chúng phải được vẽ bằng những loại nét vẽ khác nhau, làm cho bản vẽ thêm sáng sủa và dễ đọc. TCVN 0008-1993 quy định tên gọi, hình dáng, bề dầy và công dụng của các loại nét vẽ như sau:

81

Qui tắc vẽ:

 Khi hai nét vẽ trùng nhau, thứ tự ưu tiên: Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy.Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất.

 Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm.

 Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau.

Chữ và số viết trên bản vẽ:

Chữ và số viết trên bản vẽ phải rõ ràng, chính xác, không gây nhầm lẫn và được quy định bởi TCVN 6-85

82

Khổ chữ: Là chiều cao h của chữ in hoa, tính bằng mm. Có các loại khổ: 2,5 ; 3,5 ; 5 ; 7 ; 10 ; 14 ; 20 ; 28 ; 40 ; ... Cho phép dùng khổ > 40 nhưng không được dùng khổ < 2,5.

 Kiểu chữ A đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)  Kiểu chữ A nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)  Kiểu chữ B đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/10h)  Kiểu chữ B nghiêng (bề rộng của nét chữ b =1/14h) Để đơn giản, ta dùng ba khổ chữ sau:

 Khổ chữ to (h7): ghi tựa bản vẽ.

 Khổ trung bình (h5): ghi tên hình biểu diễn, hướng chiếu, vết mặt phẳng cắt Khổ chữ nhỏ (h3.5): ghi số kích thước, yêu cầu kỹ thuật, nội dung khung tên và bảng kê.

Ghi kích thước trên bản vẽ (TCVN 5705-1993)

Nguyên tắc chung:

 Con số kích thước không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ và mức độ chính xác của bản vẽ.

 Đơn vị kích thước dài là (mm) nhưng không ghi đơn vị sau con số kích thước.

 Đơn vị: Độ, phút, giây phải ghi sau con số kích thước.

Các thành phần của kích thước

a. Đường dóng

Kẻ bằng nét liền mảnh, vuông góc với đoạn cần ghi kích thước (trường hợp đặc biệt cho phép kẻ xiên). Đường dóng vượt qua đường ghi kích thước 3 ÷ 5mm. Có thể dùng đường tâm kéo dài làm đường dóng.

b. Đường kích thước

Kẻ bằng nét liền mảnh, song song với đoạn cần ghi kích thước, đường kích thước cách đoạn cần ghi kích thước từ 5 ÷ 10mm. Không dùng đường trục, đường tâm làm đường kích thước.

83

c. Mũi tên

Mũi tên đặt ở hai đầu đường kích thước, chạm vào đường dóng. Góc ở mũi tên khoảng 30

+Độ lớn của mũi tên tỷ lệ thuận với bề rộng của nét liền đậm. Nếu đường kích thước quá ngắn thì cho phép thay mũi tên bằng nét gạch xiên hay dấu chấm.

d. Con số kích thước

Con số kích thước ghi ở phía trên, khoảng giữa đường kích thước. Chiều cao của con số kích thước không bé hơn 3,5mm.

Đối với con số kích thước độ dài: các ch ữ số được xếp th ành hàng song song với đường kích thước. Hướng của con số kích thước phụ thuộc vào phương của đường kích thước.

Đường kích thước nằm ngang: con số kích thước ghi ở phía trên. Đường kích thước thẳng đứng hay nghiêng sang bên phải: con số kích thước nằm ở bên trái. Đường kích thước nghiêng trái: con s ố kích thước ghi ở bên phải. Đường kích thước nằm trong vùng g ạch gạch: con số kích thước được dóng ra ngoài và đặt trên giá ngang.

Đối với con số kích thước góc: hướng viết của con số kích thước tuỳ thuộc vào phương của đường vuông góc với đường phân giác đó .

84

a. Kích thước song song: khi có nhiều kích thước song song nhau thì ghi kích thước nhỏ trước, lớn sau. Các con số kích thước ghi so le nhau và khoảng cách đều nhau

b. Ghi kích thước vòng tròn

c. Ghi kích thước cung tròn

85

7.1.2. Vẽ layout trong AutoCAD

Vẽ theo layout là một phương pháp vẽ tạo cho bản vẽ có được những tiện ích sử dụng mới như có thể ghép các tỷ lệ bản vẽ khác nhau vào cùng một bản vẽ, ghép hình 3D với 2D cùng một bản vẽ.

(1)Làm việc với model

Trong không gian model, bạ n vẽ với tỷ lệ 1:1, và bạn có thể tùy ý quyết định một đơ n vị (unit) của autocad tương ứng với 1mm, 1inch, 1 foot, hay bất kể 1 đơ n vị đo lường nào thuậ n tiện trong công vi ệc của bạn. Trong Model tab, bạ n có thể view hay edit đối tượng, Con trỏ có thể hoạt động ở bấ t cứ chỗ nào trong không gian vẽ. Đây là cách vẽ thông thường nhất mà mọi người thường sử dụng khi tạo bản vẽ trong Autocad.

(2)Làm việc với Layout

Layout tabs hay còn gọi là không gian giấy (paper space). Trong không gian giấy, bạn có thể vẽ khung tên, tạo các khung nhìn (viewpots), dim bản vẽ hay thêm các chú thích.

86

Bạn có thể tạo một khung nhìn hay nhiều khung nhìn để hiể n thị bản vẽ trong không gian giấy. Với mỗi khung nhìn bạn có thể thay đổi kích thước của khung nhìn cũng như có thể thay đổi tỉ lệ , di chuyển để trình bày 1 bản vẽ với nhiều tỉ lệ khác nhau với bố cục bản vẽ hợp lý

Chú ý: Một vấn đề quan trong khi tạo một khung nhìn là bạn nên tạo một layer riêng để quản lí các khung nhìn. Để khi xuất bản vẽ bạn có thể tắt layer này để bản vẽ xuất ra không hiển thị các đường bo của khung nhìn

Với lệnh Mview (MV), bạn tạo một hay nhiều khung nhìn và cũng có thể copy hay array các khung nhìn

Tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật

Bạ n có thể tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật bằng cách convert một đối tượng đã vẽ trong không gian giấy thành một khung nhìn

Lệnh Mview có hai lựa chọn để bạn có thể thực hiện việc này

- Với lựa chọn Object, bạn có thể lựa chọn một đối tượng khép kín như đường tròn, polyline khép kín trong không gian giấy để convert thành 1 khung nhìn.

- Với lựa chọn Polyonal bạn có thể dùng để tạo một khung nhìn là một polyline bằng cách pick các điểm tạo thành 1 vòng khép kín

Thay đổi kích thước khung nhìn

Nếu bạn muốn thay đổi kích thước khung nhìn để bố cục bản vẽ thêm thuận tiện. thì việc edit khung nhìn tương tự như bạn edit 1 polyline với các lệnh như bình thường

Cắt một khung nhìn

Bạn có thể cắt một khung nhìn bằng lệnh VPCLIP.

87

Để đặt tỉ lệ cho mỗi khung nhìn trong không gian giấy. Bạ n vào properties của khung nhìn ấy chọn standard scale theo tỷ lệ bạn cần chẳng hạn như 1:100. Có thể quản lí list scale này bằng cách vào Option - User Preferences - Edit Scale List...

Khi đã đặt được tỷ lệ cho khung nhìn bạn cần phải lock khung nhìn để tỷ lệ không bị thay đổi khi bạn zoom trong khung nhìn đấy. Bạn vào properties của khung nhìn chọn Display Locked: ON để lock khung nhìn

(5)Đóng băng (Freeze) Layer trong từng khung nhìn

Một trong những ưu điểm khi sử dụng layout đó Cách nhanh nhất để đóng băng layer trong từng là bạn có thể lựa chọn đóng băng các layer khác khung nhìn là dùng Layer Properties Manager khác nhau trong mỗi khung nhìn mà không ảnh hưởng đến các khung nhìn khác.

88

(6)Bật và tắt Khung nhìn

Bạn có thể tiết kiệm thời gian load bản vẽ bằng cách tắt đi những khung nhìn không cần thiết lúc chỉnh sửa bản vẽ.

Nếu bạn không muốn in khung nhìn cũng có thể dùng cách này.

(7)Align các khung nhìn

Bạn có thể dóng các đối tượng ở khung nhìn này với các đối tượng ở khung nhìn khác mà không cận phải dùng lệnh move trong model space. Bằng lệnh MVSETUP và chọn Option Align.

89

(8)Xoay các khung nhìn

Bạn có thể xoay khung nhìn bằng cách dùng lệnh UCS và lệnh PLAN.

(9)Dimstyle

Nếu vẽ trong model bạn phải tạo rất nhiều Dim style cho các tỷ lệ khác nhau nhưng nếu vẽ trên không gian giấy bạn chỉ cần tạo 1 Dim style duy nhất với cách chọn Fit như sau.

90

(10) Tạo khung tên trong layout

Một cách đơn giản và cơ bản nhất để tạo khung tên trong layout đó là bạn tạo khung tên với tỷ lệ 1:1 sau đó sắp xếp các khung nhìn vào trong khung tên với tỷ lệ tùy ý. Khi in đặt tỷ lệ là 1:1 sẽ cho xuất bản vẽ đúng tỷ lệ. Việc quản lý bản vẽ và xuất bản vẽ cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)