Các phương thức truy bắt điểm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 28 - 37)

Trong khi thực hiện các lệnh vẽ, AutoCAD có khả năng gọi Object Snap (OSNAP) dùng để truy bắt các điểm thuộc đối tượng. VD: điểm cuối của line, điểm giữa của arc, tâm của circle, giao điểm giữa line và arc…

Khi sử dụng các phương thức truy bắt điểm, tại giao điểm hai sợi tóc xuất hiện một ô vuông có tên gọi Aperture hoặc là ô vuông truy bắt và tại các điểm cần truy bắt xuất hiện Marker (Khung hình ký hiệu phương thức truy bắt).

Ta có thể gán phương thức truy bắt điểm theo hai phương pháp: 2.4.1. Truy bắt tạm trú:

 Là phương pháp chỉ sử dụng một lần khi sử dụng cho một điểm.  Trình tự truy bắt tạm trú một điểm của đối tượng

+ Chỉ định điểm: Khi tại dòng nhắc (command) xuất hiện dòng nhắc chỉ định điểm (Specify a point) thì ta chọn phương thức truy bắt điểm bằng một trong các phương pháp sau:

 Kích vào kiểu truy bắt cần thiết trên thanh công cụ Object Snap  Nhập tên tắt (ba chữ cái đầu tiên, ví dụ END, CEN,...) vào

dòng nhắc lệnh.

+ Di chuyển ô vuông truy bắt ngang qua vị trí cần truy bắt, khi đó sẽ có một khung hình ký hiệu phương thức (Marker) hiện lên tại điểm cần truy bắt và nhấp phím chọn.

27

 Trong AutoCAD có 15 phương thức truy bắt điểm của đối tượng. Các điểm của đối tượng AutoCAD có thể truy bắt được là:

+ Line, Spline: Các điểm cuối (Endpoint), các điểm giữa (Midpoint).

+ Arc: Các điểm cuối (Endpoint), điểm giữa (Midpoint), Tâm (Center), điểm góc 1/4 (Quadrant).

+ Cycle, Ellipse: Tâm ( Center), Điểm góc 1/4 ( Quadrant).

+ Point: Điểm tâm (Node).

+ Pline, Mline: Điểm cuối (Endpoint), điểm giữa (Midpoint) của mỗi phân đoạn.

+ Text, Block: Điểm chèn (Insert).

+ Ngoài ra ta còn truy bắt được điểm tiếp xúc (Tangent), điểm vuông góc (Perpendicucal), From, Appintersection, Extension, Parallel... 2.4.2. Truy bắt thường trú (Running object snaps)

 Là phương pháp gán các phương thức bắt điểm là thường trú (lệnh Osnap).

 Để thực hiện truy bắt điểm thường trú, trước tiên ta phải gọi hộp thoại Drafting Setting và điều khiển hộp thoại này thông qua các lựa chọn. Để gọi hộp thoại Drafting Setting ta có thể thực hiện một trong các cách sau:

+ Command: OS 

+ Giữ phím Shift và nhấp phím phải chuột trên vùng đồ hoạ sẽ xuất hiện Shortcut menu và ta chọn Osnap Settings…

28

 Object Snap được sử dụng để gán phương thức truy bắt điểm bằng cách dùng chuột đánh dấu kiểm vào ô của phương thức đó

+ Select all: Chọn tất cả các phương thức truy bắt điểm có trong bảng.

+ Clear all: Huỷ bỏ toàn bộ phương thức bắt điểm đang chọn.

+ Object Snap On (F3): Tắt (mở) chế độ gán điểm thường trú. Các phương thức bắt điểm được chọn chỉ có tác dụng khi chọn nút này. Sự thiết lập này có thể kiểm tra bằng biến OSMODE.

+ Object Snap Tracking On (F11): Tắt mở chế độ bắt điểm Tracking. Sự thiết lập này có thể kiểm tra bằng biến AUTOSNAP hoặc phím F11.

+ Options: Khi chọn nút này sẽ xuất hiện hộp thoại options đưa ra các tuỳ chọn sử dụng công cụ vẽ.

29

CHƯƠNG 3. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH ĐỐI TƯỢNG

3.1. Các phương pháp lựa chọn đối tượng, các lệnh trợ giúp vẽ

3.1.1 Lệnh Erase - Xóa đối tượng  Nhập lệnh:

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

ERASE (E) Modify/Erase  Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Chọn đối tượng cần xoá ( có thể chọn từng đối tượng một hoặc bấm và rê chuột tạo thành hình bao quanh các đối tượng một hoặc bấm và rê chuột tạo thành hình bao quanh các đối tượng cần xoá)

+ Bấm phải chuột hoặc Enter để kết thúc.

3.1.2 Lệnh Copy – Sao chép các đối tượng

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

COPY (CO) Modify/Copy  Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Chọn đối tượng cần di chuyển

+ Bấm phải chuột hoặc Enter để kết thúc lựa chọn

+ Bắt điểm chuẩn trên đối tượng

+ Nhập toạ độ mới so với điểm chuẩn Enter, hoặc di chuyển đến vị trí mới bắt điểm.

3.1.3 Lệnh Move - Dời các đối tượng

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

30

 Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Chọn đối tượng cần di chuyển

+ Bấm phải chuột hoặc Enter để kết thúc lựa chọn

+ Bắt điểm chuẩn trên đối tượng

+ Nhập toạ độ mới so với điểm chuẩn Enter, hoặc di chuyển đến vị trí mới bắt điểm.

3.2. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng

3.2.1 Lệnh Trim – Cắt xén đối tượng

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

TRIM (TR) Modify/Trim

31

+ Gọi lệnh

+ Chọn đối tượng giao với phần cần xén

+ Bấm chuột phải để kết thúc việc lựa chọn

+ Bấm chuột trái vào phần cần xén

+ Kết thúc công việc bấm chuột phải hoặc Enter.

3.2.2 Lệnh Break – Xén một phần đối tượng

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

BREAK (BR) Modify/Break  Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Chọn điểm thứ nhất bắt đầu phần cần xén

+ Chọn điểm thứ hai đánh dấu kết thúc phần cần xén

+ Kết thúc công việc bấm chuột phải hoặc Enter. 3.2.3 Lệnh Extend - Kéo dài đối tượng

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

EXTEND (EX) Modify/Extend

 Sơ đồ thực hiện:

32

+ Chọn đối tượng làm chuẩn

+ Bấm chuột phải hoặc Enter để kết thúc

+ Chọn đối tượng kéo dài đến đối tượng chuẩn

+ Bấm chuột phải hoặc Enter để kết thúc.

3.2.4 Lệnh Fillet – Tạo đường bo góc

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

FILLET (F) Modify/Fillet

 Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Gõ R để nhập bán kính cung tròn

+ Nhập bán kính

+ Chọn hai đối tượng tiếp xúc cần bo tròn

+ Kết thúc bấm chuột phải hoặc Enter 3.3. Các lệnh sao chép đối tượng

3.3.1 Lệnh Mirror – Tạo đối tượng đối xứng

33

MIRROR (MI) Modify/Mirror

 Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Chọn đối tượng cần đối xứng

+ Bấm phải chuột để kết thúc lựa chọn

+ Truy bắt hai điểm trên trục đối xứng

+ Bấm chuột phải hoặc Enter để kết thúc

3.3.2 Lệnh Array – Tạo mảng

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

34

 Sơ đồ thực hiện:

+ Gọi lệnh

+ Chọn đối tượng cần tạo mảng.

+ Tại dòng nhắc Command trả lời các lựa chọn:

 Nếu chọn P: Tạo mảng theo vòng tròn, bắt tâm sau đó nhập đối tượng cần tạo nhần Enter, nhập góc quay mới sau đó nhấn Enter.

 Nếu chọn R: Tạo bảng theo dòng cột, nhập số dòng nhập số cột, nhập khoảng cách giữa các dòng Enter, nhập khoảng cách giữa các cột Enter.

35

CHƯƠNG 4. GHI KÍCH THƯỚC, QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)