Tạo, hiệu chỉnh block có thuộc tính

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 68 - 72)

9 Tolerance TOLERANCE (TOL)

5.5.Tạo, hiệu chỉnh block có thuộc tính

Những thông tin đi kèm với block như chữ, chữ số, biểu tượng, ký hiệu… được sử dụng để giải thích hình thể của block được gọi là Attribute (Thuộc tính)

5.5.1.Tạo thuộc tính bằng lệnh Attdef (Attribute Define)  Nhập lệnh:

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

ATTDEF (-ATTDEF)

67

 Ý nghĩa: tạo thuộc tính cho block

 Sau khi nhập lệnh xuất hiện hộp thoại Attribute Definition

+ Mode – chọn phương thức của thuộc tính

 Invisible: chọn ô này khi chèn block thì thuộc tính sẽ không hiện ra, làm tái hiện bản vẽ nhanh hơn. Sau này nếu muốn hiện ra thuộc tính ta dùng lệnh Attdisp

 Constant: giá trị thuộc tính sẽ không đổi

 Verify: nếu chọn ô này khi nhập thuộc tính vào các dòng nhắc, AutoCAD sẽ báo để ta kiểm tra lại, tức là xác định sự thay đổi thuộc tính trong khi chèn block

 Preset: nếu chọn ô này thì AutoCAD sẽ không nhắc nhở cho vào giá trị thuộc tính khi chèn khối, mà ACAD sẽ tự động lấy giá trị mặc định. Sau đó muốn thay đổi giá trị thuộc tính ta dùng lệnh Attedit

68

+ Attribute – gán các giá trị tham số của thuộc tính (tối đa 256 ký tự). Nếu muốn đặt khoảng trắng ở đầu dòng mặc định thì nhập dấu gạch xuôi (\)

 Tag: nhập tên thẻ thuộc tính không chứa khoảng trống và dấu chấm than. Tên thẻ thuộc tính sẽ hiện ra bên cạnh hình vẽ block cho ta

biết

 Prompt: nhập dòng nhắc thuộc tính và hiển thị khi ta chèn block để ta nhập lại giá trị thuộc tính

 Value: nhập giá trị mặc định của thuộc tính

+ Insertion point – Chọn nút Pick point để định vị trí của thuộc tính

+ Text options – Định điểm căn lề, chiều cao chữ, kiểu chữ, góc nghiêng dòng chữ

 Chú ý:

+ Tạo block trước khi tạo thuộc tính cho block

+ Có thể tạo nhiều Attributes đối với 1 block

+ Có thể sử dụng các lệnh: DDedit, Change để hiệu chỉnh thuộc tính vừa định nghĩa

5.5.2.Chèn block với thuộc tính vào bản vẽ:  Nhập lệnh: INSERT

 Ý nghĩa: sau khi tạo thuộc tính, ta tạo block có kèm thuộc tính.  Sơ đồ thực hiện:

Command: insert

Specify insertion point or [Basepoint/Scale/X/Y/Z/Rotate]: (Chọn điểm cơ sở để chèn block có thuộc tính)

Enter attribute values

Giá trị cũ <…>: (Nhập giá trị mới của thuộc tính)

69

 Nhập lệnh:

Nhập từ bàn phím Chọn từ Menu Biểu tượng

ATTEDIT (-ATTEDIT)

Insert / Attributes

 Ý nghĩa: hiệu chỉnh thuộc tính của block đã được chèn vào bản vẽ  Sơ đồ thực hiện:

Command: EATTEDIT

Select a block: (Chọn block cần hiệu chỉnh thuộc tính)

 Sau khi gọi lệnh sẽ xuất hiện hộp thoại ‘Enhanced Attribute Editor’ cho phép sửa các thuộc tính cũ thành mới

 Chú ý:

+ Lệnh Attedit chỉ có thể hiệu chỉnh thuộc tính trong block một cách riêng lẻ

+ Ta có thể dùng lệnh –Attedit để hiệu chỉnh các giá trị tham số khác của thuộc tính. Ngoài ra, với lệnh này ngoài hiệu chỉnh riêng lẻ (Individual) ta còn có thể hiệu chỉnh toàn thể (Global)

70

CHƯƠNG 6. HÌNH CẮT, MẶT CẮT

Các hình biểu diễn trên bản vẽ gồm có hình chiếu, hình cắt và mặt cắt. Nếu chỉ dùng hình chiếu không thôi thì chưa thể hiện hình dạng của một số chi tiết. Do đó, trong đa số các trường hợp ta phải vẽ hình cắt và mặt cắt.

Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. Mặt cắt là phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và không vẽ phần vật thể nằm sau mặt phẳng cắt. Nhìn vào bản vẽ mặt cắt ta có thể biết đó là mặt cắt đi qua vật liệu là thép, hay gỗ hay bê tông…

Các minh họa trên cho thấy việc thể hiện bản vẽ với các hình cắt, mặt cắt mang ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên các mẫu tô mặt cắt trong AutoCAD chủ yếu được viết theo tiêu chuẩn ANSI (American National Standards Institute) và tiêu chuẩn ISO (International Standards Organization). Các tiêu chuẩn này chỉ có một số mẫu là có thể sử dụng được cho TCVN. Do vậy nếu muốn có các bản vẽ đúng TCVN thì người sử dụng phải tự định nghĩa lấy các mẫu tô cho mình.

Mặt cắt (Hatch object) là một đối tượng của AutoCAD, do đó ta có thể thực hiện các lệnh hiệu chỉnh (Move, Erase, Copy, Array, Mirror, Scale...) đối với các đối tượng này. Tuỳ thuộc vào chọn nút Explode Hatch mặt cắt là một khối liên kết hoặc là nhóm các đối tượng đơn. Để vẽ ký hiệu mặt cắt ta sử dụng lệnh Hatch hoặc Bhatch (Boundary Hatch), để hiệu chỉnh mặt cắt ta dùng lệnh Hatchedit

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 68 - 72)