Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 92 - 98)

Các sáng tác của Marc hầu hết là dễ đọc, dễ hiểu với một cốt truyện chặt chẽ, mở đầu - kết thúc rõ ràng, với trật tự câu chuyện có sự xen kẽ, thay đổi về thời gian tuyến tính, với những tình huống thú vị, hài hƣớc đƣợc mở ra.

Đầu tiên ta nhận thấy, tác giả thƣờng kể chuyện ở ngôi kể thứ ba và xét về thời gian tuyến tính của câu chuyện thì ta có thể nhận thấy, một nhóm tác phẩm đƣợc kể theo trật tự tuyến tính, một nhóm khác thì không. Ngoại trừ

Những đứa con của tự doNgày đầu tiên, bảy tác phẩm còn lại của Marc đều đƣợc kể ở ngôi thứ ba, ngƣời kể chuyện không lộ diện. Đây là ngôi kể của ngƣời biết tuốt, điểm nhìn trần thuật đƣợc biến chuyển lúc ở bên trong lúc ở bên ngoài nhân vật. Lối kể này giữ đƣợc vẻ khách quan của ngƣời kể, ngƣời kể không tranh luận, không bình luận, không biện giải, mà luôn giữ vẻ điềm

tĩnh, cái điềm tĩnh của một ngƣời hiểu rằng mọi thứ trên đời đều có thể xảy ra và mọi sự tồn tại đều có những lý do riêng của chúng. Trong khi đó, với một cuốn truyện mang màu sắc tự thuật, Những đứa con của tự do lại đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật xƣng tôi – Jennot. Với cách kể này, điểm nhìn trần thuật chủ yếu đƣợc đặt ở bên trong nhân vật, qua đó những suy nghĩ nội tâm, cảm xúc của ngƣời kể đƣợc bộc lộ rõ hơn. Đó là một cái tôi khao khát tự do, căm ghét sự dã man của bọn xâm chiếm đất nƣớc mà tôi đang sống, là cái tôi yêu thƣơng, ngƣỡng mộ và lo lắng cho đồng đội của anh, những đứa con của tự do. Cái tôi ấy đã thể hiện luôn tƣ tƣởng và quan điểm tác phẩm một cách rõ ràng. Hay ở Ngày đầu tiên, tác giả để ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, Andrian, tự thuật lại câu chuyện tình của mình, về tình yêu say đắm với Keira, về cuộc khám phá vật thể lạ kể về một “trái đất” khác, về những ký ức ngọt ngào song cũng đầy đau đớn khi ngƣời con gái anh yêu không còn trên đời nữa. Những đánh giá, suy nghĩ nội tâm và cảm xúc cá nhân vì thế cũng đƣợc bộc lộ một cách rõ ràng hơn:

“Keira là một phụ nữ lạ lùng, cƣơng quyết, đôi khi bƣớng bỉnh, cô ấy ngấu nghiến cuộc sống với sự ngon miệng có một không hai. Cô ấy yêu nghề nghiệp của mình và trân trọng các cộng sự. Cô ấy có một bản năng không thể mắc sai lầm và một tính cách hết sức khiêm nhƣờng. Cô ấy là bạn tôi, là ngƣời tình, ngƣời phụ nữ mà tôi yêu thƣơng. Tôi đã đếm những ngày chúng tôi đƣợc ở cùng nhau, ngay cả khi con số đó quá ít ỏi, tôi biết chúng sẽ đủ để lấp đầy quãng đời còn lại của tôi, giờ thì tôi muốn thời gian trôi thật nhanh [13, tr.551]”.

Còn xét về trật tự tuyến tính của câu chuyện, một nhóm các sáng tác đƣợc kể ở thời gian thuận chiều, sự việc diễn ra trƣớc kể trƣớc, sự việc diễn ra sau kể sau, ví dụ nhƣ tác phẩm Nếu em không phải một giấc mơ, sơ đồ diễn

biến cốt truyện gồm: Lauren bị tai nạn, nằm hôn mê trong bệnh viện 

Arthur vô tình thuê lại căn hộ của cô đã sống và gặp linh hồn của Lauren 

Lauren kể lại tình cảnh của mình và thuyết phục Arthur tin vào điều mình kể

 Arthur không tin, rồi dần dần bị thuyết phục mẹ của Lauren bị bệnh viện thuyết phục đồng ý để họ gây cái chết tự nguyện cho cô  Arthur đã nhờ bạn thân là Paul thực hiện cuộc đánh cắp thân xác Lauren khỏi bệnh viện đƣa về căn nhà của anh thuở ấu thơ để chăm sóc Trong thời gian này tình yêu của họ ngày càng thắm thiết hơn, thanh tra Pilguez vào cuộc truy tìm vụ án thân xác Lauren bị mất tích  Ông tìm đến ngôi nhà của Arthur và dần dần thuyết phục anh  Thân xác Lauren đƣợc đƣa trở về bệnh viện, thanh tra Pilguez đã che giấu việc ai là ngƣời bắt cóc  Arthur và linh hồn của Lauren vẫn ở bên nhau cho đến một ngày Lauren thấy linh hồn mình không điều khiển nổi và biến mất  Arthur đau buồn  Arthur nhận đƣợc tin tại bệnh viện Lauren đã tỉnh lại  Anh đến túc trực bên cô và muốn kể cô nghe câu chuyện của họ trƣớc đây.

Hay trong Gặp lại cũng vậy: Arthur bị một vụ tai nạn tƣởng vô hại và đƣợc đƣa vào bệnh viện Lauren đã khám cho anh song không phát hiện ra tĩnh mạch con nằm phía sau bộ não Arthur đƣợc cho ra viện nhƣng nhanh chóng xảy ra hiện tƣợng máu chảy trong não, chèn ép màng não, gây ra sự ngừng các chức năng sống, khiến Arthur rơi vào trạng thái bất tỉnh Anh đƣợc Paul đƣa tới cấp cứu ở một bệnh viện khác để tránh gặp lại Lauren, không ngờ lại gặp phải một tay bác sĩ hạng xoàng khiến tính mạng Arthur mong manh nghìn cân treo sợi tóc Paul đã gọi đến Lauren cần trợ giúp

bởi những thôi thúc vô hình, Lauren đã chấp nhận vi phạm pháp luật, tham gia vào vụ cƣớp bệnh nhân, bằng mọi giá níu giữ sự sống cho Arthur 

tìm ra sự thật tình trạng hôn mê của mình trƣớc kia  Arthur và Lauren nối lại tình cảm.

Ở một góc độ khác, hai tác phẩm Kiếp sauMọi điều ta chưa nói, tác giả lại đảo thời gian tuyến tính sự việc, câu chuyện đi từ thời hiện tại để ngƣợc về quá khứ rồi hƣớng tới tƣơng lai. Đọc Kiếp sau, nếu ai không tinh ý sẽ bị lẫn lộn về các kiếp hoá thân của nhân vật xoay quanh mối tình của Clara và anh chàng chuyên gia thẩm định tranh. Tác giả đi từ câu chuyện của hiện tại, bắt đầu từ kiếp hoá thân thứ ba của đôi tình nhân, lúc này mang tên Clara và Jonathan để bắt đầu khám phá lại quá khứ, diễn biến của câu chuyện tình. Và kết thúc câu chuyện là kiếp hoá thân thứ tƣ của họ với một mối tình trọn vẹn không còn thù hận và sự ngăn cách. Cũng giống nhƣ thế, Mọi điều ta chưa nói kể về cuộc hành trình tìm lại tình yêu trong quá khứ của Julia và Tomas, trong chuyến đi du lịch cùng với ngƣời cha của mình, Julia đã lần lƣợt hồi nhớ lại mối tình của họ, từ lúc bắt đầu đến khi bị ngăn cách. Từng mảng sự kiện hiện tại và quá khứ cứ hiện ra xen kẽ nhau, chủ yếu qua dòng ký ức của Julia. Cách đảo trật tự tuyến tính thời gian của câu chuyện nhƣ vậy là biện pháp nghệ thuật thích hợp với các câu chuyện mang tính khám phá, tìm hiểu hoặc hồi nhớ lại quá khứ, thời điểm khởi đầu của sự việc. Nó là sợi dây nối các tình tiết của câu chuyện một cách hợp lý, đƣa ngƣời đọc vào các mối liên hệ trong diễn biến tác phẩm.

Đồng thời với đó, Marc sáng tạo ra các tình huống truyện khá thú vị, góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Nhƣ quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh khắc mà ở đó sự sống hiện ra "đậm đặc", là khoảnh khắc chứa đựng một đời ngƣời, là lát cắt của hoàn cảnh, tác động đến số phận nhân vật." Trong sáng tác của Marc, các tình huống truyện cũng mang tính chất nhƣ thế,

đôi khi chỉ một khoảnh khắc tƣởng nhƣ ngẫu nhiên cũng đủ làm thay đổi cuộc đời một con ngƣời. Xây dựng đƣợc tình huống hay là về cơ bản tác phẩm đã thành công. Nếu em không phải một giấc mơ là một tác phẩm nhƣ thế. Tình huống gặp gỡ giữa Arthur và Lauren vừa mang tính ngẫu nhiên, hài hƣớc, vừa mang tính định mệnh. Ngẫu nhiên vì vô tình Arthur đƣợc giới thiệu thuê đúng căn phòng trƣớc đây Lauren đã sống nên mới gặp cô. Còn nói là mang tính định mệnh vì chỉ có Arthur mới là ngƣời duy nhất nhìn thấy đƣợc linh hồn của Lauren, số phận nhƣ sắp đặt để chính anh chứ không phải ai khác giúp Lauren thoát khỏi tình cảnh trớ trêu của hiện tại để rồi tình yêu nhanh chóng nảy nở giữa họ. Còn không hài hƣớc sao đƣợc khi họ gặp nhau trong hoàn cảnh Arthur vừa dọn đến nhà mới thì nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ tủ treo quần áo:

“Giữa các bộ quần áo treo trên mắc, một ngƣời đàn bà đang ngồi thu lu, mắt nhắm nghiền, hiển nhiên là bị nhịp điệu bài hát làm cho mê hoặc, ngón trỏ và ngón cái bật tanh tách vào nhau, miệng lầm rấm hát theo.

- Cô là ai, cô làm gì ở đây?

Ngƣời đàn bà giật mình và mở to mắt. - Anh trông thấy tôi sao?

- Tất nhiên là tôi trông thấy cô rồi [12, tr. 35]”.

Theo dõi câu chuyện đến tình tiết này, có lẽ ban đầu độc giả cũng nhƣ Arthur không thể nghĩ cái hiện hình trƣớc Arthur lúc đó là linh hồn của một cô gái đang hôn mê.

Ngoài ra, tình huống trong Bảy ngày cho mãi mãi là khá thú vị khi tác giả sáng tạo ra cuộc thách đấu giữa Chúa và quỷ sa-tăng để rồi hai đại diện

xuất sắc nhất của cái Tốt và Xấu lại đem lòng yêu nhau, Mọi sự nằm ngoài dự tính của các đấng tối cao và vƣợt qua mọi giới hạn, nguyên tắc để khẳng định và vinh danh tình yêu.

Tình huống trong Kiếp sau lại mang tính bất ngờ nhiều hơn khi tác giả dẫn dắt ngƣời đọc đi khám phá câu chuyện tình yêu truyền kiếp của Jonathan và Clara với mối thù hận ghê gớm của Alice Waton, khám phá ra bí ẩn đằng sau bức tranh thiếu nữ áo đỏ và mối tình cha con của họa sĩ Raskin với Clara đã bị ngài Langton chia rẽ. Cốt truyện ở đây có sự hòa trộn của nhiều yếu tố: tâm linh, trinh thám, lãng mạn. Một lối viết không dụng đến những ẩn dụ khó hiểu, một môtip đậm chất cổ tích.

Tình huống trong Bạn tôi tình tôi thì lại đƣợc thể hiện một cách dí dỏm khi để hai ông bố độc thân quyết định “sát nhập” sống chung trong một căn nhà, khi Mathias và Audrey gặp nhau trong tình trạng chàng trai liên tục gặp phải sự cố bởi chứng sợ độ cao. Còn Em ở đâu? lại tạo nên sự khác biệt trong cách xây dựng cấu trúc, tình huống: Susan và Philip yêu nhau nhƣ tình yêu định mệnh song vì lý tƣởng sống khác nhau nên hai ngƣời không thể gần nhau, rồi khi Philip đã lập gia đình, Susan lại gửi tới đó cô con gái bé bỏng và hoang dã của mình để nhờ chăm sóc. Những tình huống đặt ra để ngƣời ta giải quyết vấn đề sự phức tạp trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, sức mạnh không thể cƣỡng lại của tình cảm chân thành, cái giá phải trả để duy trì sự tôn trọng bản thân và những ngƣời khác. Em ở đâu? là một câu chuyện vừa gấp gáp vừa cảm động, dẫn độc giả đi từ ngạc nhiên cho đến bất ngờ. Thông qua các nhân vật chính, cuốn sách giúp chúng ta hoàn thiện chính mình

Mỗi câu chuyện dƣờng nhƣ là một tình huống mới mẻ, nhƣng ta có thể nhận thấy thay vì để các nhân vật vƣợt qua tất cả sự giãn cách của không gian

và thời gian để đến với nhau, Marc đã cho những Romeo và Juliet chủ động tách khỏi nhau, vƣợt khỏi sự gần gũi thƣờng ngày để tìm thấy mình từ trong bản thể. Lửa đã bùng lên từ những cơn gió nhớ thƣơng xa cách, nhƣng lửa cũng đã từng lụi tắt từ những khoảng trống tâm hồn không sao khoả lấp đúng nhƣ câu danh ngôn: “Xa cách đối với tình yêu nhƣ gió đối với lửa: nó thổi tắt ngọn lửa nhỏ nhƣng thổi bùng ngọn lửa lớn.” (R.Ra bu tin). Đã có những tình yêu vƣợt qua ngàn trùng xa cách để đến với nhau (Julia và Tomas) nhƣng cũng có những mối tình không thể trọn vẹn (Susan và Philip). Và với những câu chuyện nhƣ thế, Marc đã sắp xếp các nhân vật của mình làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống, điều kỳ diệu mang tên Tình yêu.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 92 - 98)