Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng và gần gũi

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 52 - 61)

Tình cảm gia đình trong tiểu thuyết của Marc Levy tuy không đƣợc đề cập một cách trực diện nhƣ tình yêu nhƣng vẫn toát lên những ý nghĩa sâu sắc qua mối quan hệ giữa ba mẹ với con cái (Nếu em không phải một giấc mơ, Gặp lại, Em ở đâu, Bạn tôi, tình tôi, Mọi điều ta chưa nói), giữa anh chị em trong gia đình (Những đứa con của tự do, Ngày đầu tiên)…

Trong các tiểu thuyết của Marc Levy ta thƣờng thấy các lời đề tặng Louis.., tác phẩm đầu tay Nếu em không phải một giấc mơ, Marc Levy sáng tác ban đầu cũng là để gửi gắm tới con trai mình những thông điệp ý nghĩa, với mục đích để con trai hiểu hơn về bố. Vì thế, ở tiểu thuyết này, những thông điệp và cách dạy dỗ con trai của bà Lili thực sự là những trang viết tuyệt đẹp về tình mẫu tử khi biết mình sắp phải ra đi mãi mãi, bà đã tận dụng những ngày cuối đời để hƣởng thụ từng giây phút một và chỉ cho con trai cách để tận hƣởng cuộc sống, cách để sống thật thanh thản và rồi một ngày nào đó khi nằm xuống sẽ không phải nuối tiếc: “Cuộc đời thật tuyệt diệu, Arthur, chỉ khi nó lặng lẽ bỏ đi người ta mới nhận ra điều đó. Nhưng ngày nào cuộc đời cũng đều được hưởng thụ tuỳ theo lòng vui sống của ta.” Không chỉ là mẹ, Lili còn là ngƣời bạn thân nhất, hiểu Arthur nhất. Với tình yêu bao la của mình, bà đã dạy anh tất cả những điều mà một trái tim có thể yêu. Đôi khi bà đánh thức anh dậy vào lúc sáng sớm chỉ để dạy anh ngắm nhìn mặt trời mọc, lắng nghe những âm thanh lúc một ngày mới bắt đầu. Bà chỉ cho anh biết các loại tinh dầu hoa. Từ hình vẽ một chiếc lá, bà dạy anh biết cách nhận ra cả cái cây mang chiếc lá này. Có thể coi đó là cách giáo dục con của ngƣời mẹ, bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, cách hƣởng thụ cuộc sống từ những điều đơn giản nhất. Từ những bài học ấy, con trai bà đã trƣởng

thành với những thành công trong sự nghiệp cùng một lối sống rất thanh thản và lành mạnh:

“Anh gặp gỡ những ngƣời mà anh yêu mến, anh đi những nơi anh muốn đi, anh đọc một cuốn sách vì thấy nó hấp dẫn đối với anh chứ không phải vì "nhất thiết phải đọc", và cả đời anh là nhƣ thế. Anh làm cái anh muốn mà không đặt ra hàng nghìn câu hỏi "tại sao" và "nhƣ thế nào", "và anh không phức tạp hoá đời mình bởi những cái còn lại".

Những bài học cuộc sống mà ngƣời mẹ dạy con trai mình chất chứa biết bao tình cảm, sự kỳ vọng, Lili đã dạy con làm thế nào để luôn vững vàng trong cuộc sống bằng những lời lẽ nhiều màu sắc của triết học nhƣng cũng hết sức dễ hiểu. “Đôi lúc chúng ta bất lực khi đứng trƣớc sự mong muốn, nỗi khát khao hay sự thôi thúc của cõi lòng và việc này gây ra nỗi đau khổ dằn vặt nhiều khi không thể chịu đựng đƣợc. Một phần nghệ thuật sống tùy thuộc vào khả năng đánh bại sự bất lực của chúng ta. Không dễ đâu con ạ bởi vì sự bất lực thƣờng sinh ra nỗi sợ hãi. Nó sẽ tiêu diệt phản ứng của chúng ta, trí thông minh của chúng ta, sự khôn ngoan của chúng ta đấy, và nó sẽ mở cửa cho sự yếu đuối lọt vào tâm hồn chúng ta” [12, tr.178]. Từ những điều tƣởng nhƣ nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, ngƣời mẹ ấy đã dạy dỗ và truyền lại cho con cách nâng niu, hình thành ở cậu tình yêu và cách hành xử trƣởng thành trong cuộc sống, bà muốn dạy cho con trai mình tất cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của cậu: tính tự lập, cách đối diện với nỗi sợ hãi, tình yêu thiên nhiên, cách nhận và cho trong tình yêu nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Mỗi câu hỏi mà trẻ thắc mắc với mẹ đều có thể biến thành một trò chơi, bà không né tránh các vấn đề tế nhị mà con thắc mắc, nhƣ việc giải thích cho cậu bé sự khác nhau giữa ngƣời lớn và trẻ con:

“- Thế trẻ con khác ngƣời lớn lắm hả mẹ?

- Rất khác! Ngƣời lớn nhƣ mẹ có những mối lo mà trẻ con không hiểu đƣợc đâu, mối lo tức là nỗi sợ hãi ấy, nói thế cho con dễ hiểu.”

- Mẹ sợ hãi cái gì cơ?

Bà giải thích cho con biết, ngƣời lớn lo sợ nhiều thứ lắm, sợ già, sợ chết, sợ những việc mà họ không đƣợc trải qua, sợ bệnh tật, có khi sợ cả ánh mắt trẻ thơ nữa, sợ chúng lên án mình [12, tr.175]”.

Là mộ ngƣời lớn, bà Lili cũng luôn lo sợ hình ảnh mình trở nên xấu trong mắt con, bà kìm nén và hy sinh tình yêu của mình để giữ cho con sự thanh thản. Và chỉ đến khi ra đi, bà mới đủ mạnh mẽ để thú nhận tất cả, thú nhận rằng mình không hoàn hảo, thú nhận về sự ích kỷ và những lỗi lầm trong cuộc đời bà. Tấm lòng của ngƣời mẹ với con trai còn ở chỗ, bà mất đi nhƣng nỗi lo về Arthur vẫn luôn đeo bám, bà đã sắp xếp sẵn mọi thứ cho con, học ở đâu, ăn ở ra sao, và mai này khi chàng trở lại ngôi nhà cũ thì cần đối diện những gì. Những trang viết về tình cảm của ngƣời mẹ Lili dành cho con trai Arthur thực sự đẹp nhƣ một bản nhạc dịu êm, ngọt ngào và thấu suốt. Mỗi câu từ đều toát lên tình mẫu tử tha thiết, để rồi đọc chúng, chúng ta thêm hiểu về tình yêu thƣơng của cha mẹ, chia sẻ và trân trọng với những gì họ đã dành cho chúng ta, thông cảm cả những nỗi lo, những thành công và thất bại mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Tuy không đƣợc nhắc đến nhiều nhƣ tình cảm của ngƣời mẹ Lili, nhƣng tấm lòng của bà Kline, mẹ của Lauren cũng đầy tha thiết tình yêu với cô con gái. Bà bị đặt trong một tình thế khó xử, Lauren gặp tai nạn, và vì cô gần nhƣ không thể tỉnh lại nên các bác sĩ đã thuyết phục bà đồng ý thực hiện cái chết

tự nguyện cho cô nhằm hạn chế sự tốn kém chi phí của bệnh viện và tạo thêm cơ hội chữa trị cho các bệnh nhân khác. Bà Kline thực sự đối diện với nỗi đau khổ tột cùng, bà đã nhất định không chịu chấp nhận, có ngƣời mẹ nào lại muốn con mình chết:

“Những đêm dài ngồi bên giƣờng nói chuyện với con gái, trong lòng lúc nào cũng phấp phỏng niềm hy vọng là nó sẽ nghe đƣợc, về cuộc đời bà coi nhƣ đã hết kể từ khi con gái hôn mê, về nỗi hồi hộp mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại, chỉ sợ bệnh viện gọi đến báo tin là nó đã đi rồi. Hồi nó còn thơ, mỗi ngày, chính tay bà đã đánh thức, đã mặc quần áo và đƣa nó đến trƣờng, mỗi tối lại chính tay bà đã đắp chăn và kể một chuyện cho nó nghe trƣớc khi đi ngủ. Lúc nào bà cũng ở trạng thái ngong ngóng để chờ xem lúc nào nó vui sƣớng, lúc nào nó buồn khổ [9, tr.136]”. Một ngƣời mẹ với tất cả tình yêu thƣơng, vui buồn cùng tâm trạng của con, thậm chí phải chịu đựng những cơn giận dỗi vô cớ của tuổi thiếu niên.., Giờ đây đối diện trƣớc bệnh tật, bà ƣớc gì mình có thể chết thay con, vậy mà bà lại liên tiếp ngày ngày phải lắng nghe lời thuyết phục của các bác sĩ về cái chết tự nguyện cho cô con gái mình, Giằng xé giữa tấm lòng ngƣời mẹ với tính ích kỷ đồng loại khiến bà thực sự hoang mang, “bà mà từ chối thì thật thiếu công bằng, thật độc ác, thiếu công bằng và độc ác không chỉ với bản thân bà mà còn đối với cả ngƣời thân của mình nữa, và thật ích kỷ và nguy hại”. Hình ảnh bà mẹ đau khổ, dằn vặt trong tác phẩm gợi lên thật nhiều xúc cảm trong lòng ngƣời đọc, Bà Kline nắm tay Lauren, gục đầu vào ngực cô, và vừa nức nở vừa cầu xin cô tha thứ. “Con gái yêu của mẹ ơi, con gái bé bỏng tội nghiệp của mẹ ơi, thấy con nằm mãi nhƣ thế này, mẹ không thể chịu đựng đƣợc nữa. Ƣớc gì mẹ đƣợc chết thay con [12, tr.117]”.

Rồi khi Lauren tỉnh lại, sợ con gái biết câu chuyện trên, bà đã chia tách Arthur và cô. Nhƣng trái hẳn với suy nghĩ của bà, Lauren lại hết sức hiểu chuyện, cô hiểu tình thế và tấm lòng của mẹ mình và hơn bao giờ hết, cô cũng hết sức tôn trọng và yêu mến bà:

“Mẹ ơi, con không muốn mẹ phải sợ con bao giờ nữa, mẹ và con mỗi ngƣời có một tính cách riêng, mẹ con mình khác nhau và cuộc sống của mẹ con mình không giống nhau. Nhƣng dù có những lúc kêu gào ầm ĩ, con không bao giờ phán xét mẹ và con sẽ không bao giờ làm nhƣ thế. Mẹ là mẹ của con, mẹ ở trong trái tim con nhƣ vậy, và dù cho có chuyện gì xảy ra với chúng ta đi nữa, đó là vị trí mà mẹ giữ cho đến cuối đời con [9, tr.322]”.

Không giống nhƣ mối quan hệ thân thiết giữa hai mẹ con Lili và Arthur, Kline và Lauren, mối quan hệ cha con giữa Anthony Walsh và Julia trong Mọi điều ta chưa nói có khoảng cách ngay từ đầu. Là một doanh nhân thành đạt nhƣng Anthony Walsh lại là một ngƣời cha xa cách, họ đã không gặp nhau gần hai mƣơi năm và không liên lạc với nhau đã một năm lẻ năm tháng lẻ hai mƣơi ngày. Ký ức tuổi thơ của Julia là “một ông bố mang về cho con gái mình từ mỗi địa danh một vật duy nhất sẽ kể lại đôi chút về chuyến đi. Một con búp bê từ Mexico, một cây bút lông từ Trung Quốc, một bức tƣợng nhỏ bằng gỗ từ Hungary, một chiếc vòng đeo tay từ Guatemala, làm thành những kho báu thật sự [11, tr.23]”. Còn mẹ cô thì sớm có những biểu hiện rối loạn về thần kinh, bà mẹ đã qua đời sau đó trong một dƣỡng đƣờng tại New Jersey mà rất ít khi nhận ra con gái mình. “Tuổi thiếu niên của Julia đƣợc lấp đầy bằng quá nhiều những buổi tối ôn bài với viên thƣ ký riêng của bố cô, trong khi ông tiếp tục những chuyến đi của mình, mỗi lúc một thƣờng xuyên hơn, mỗi lúc một dài hơn [11, tr.24]”. Mối quan hệ cha con tƣởng nhƣ cứ xa cách ấy sẽ tiếp tục cho đến khi bốn ngày trƣớc lễ cƣới, Julia nhận đƣợc

điện thoại từ thƣ ký riêng của cha mình thông báo ông không thể có mặt trong lễ cƣới của con gái. Đây là lần duy nhất trong đời, Julia thấy lời xin lỗi của cha mình là không thể trách cứ đƣợc: ông đã mất. Nhƣng đó chỉ là điểm khởi đầu cho một chuyến đi đầ y bất ngờ . Sau đám tang , cha cô đã “sống lại” và cùng cô du hành từ New York đến Montréal, rồi Berlin để tìm lại ngƣời bạn trai cô đã yêu ngày còn là một sinh viên mĩ thuật, mối tình thuở mƣời tám tuổi mà cha cô đã chia rẽ. Một câu chuyện mang tính viễn tƣởng khi tác giả xây dựng hình ảnh một ngƣời cha rô-bốt, bản sao hoàn hảo của Anthony Walsh đƣợc cử đến, nhƣng đây chính là khởi nguồn câu chuyện về tìm lại tình cha con giữa Anthony Walsh và Julia, để Julia có cơ hội nói với cha bao điều mà mình muốn nói. Đó là khi tình phụ tƣ̉ vƣợt lên tất cả nhƣ̃ng giận hờn , oán trách, Julia nhận ra tƣ̀ng giây tƣ̀ng phút đƣợc nói chuyện với ông Anthony Walsh mới quý giá biết bao . Tình cảm của cô gái với ngƣời cha tƣởng chừng nhƣ nguội lạnh từ lâu lắm rồi đƣợc khơi dậy từ từ, nhẹ nhàng qua nét bút tài hoa của Marc Levy. Sau cuộc hành trình sáu ngày với ngƣời cha quá cố, cô đã nhận ra đƣợc tình cảm của ông dành cho cô lớn thế nào, và cô cũng yêu ông nhiều nhƣ thế nào. Một ông bố đôi khi khắc nghiệt, đôi khi kỳ cục, thậm chí ngông cuồng, một ông bố luôn muốn kiểm soát cuộc đời con gái mình không có nghĩa tình yêu ông ấy dành cho con gái là ít. Tình cảm của ngƣời cha Anthony Walsh cũng vậy, ông đã chia sẻ với Julia về tình yêu thƣơng của ông bố bà mẹ dành cho con cái: “liệu con có đủ sức thức dậy giữa đêm khi ngƣời con yêu thƣơng khát nƣớc, hay chỉ đơn giản là gặp một cơn ác mộng không? Liệu mỗi sáng con có còn muốn chuẩn bị bữa sáng cho họ, chăm lo, an ủi, đọc truyện khi họ buồn, hát cho họ nghe, đi ra ngoài bởi vì họ cần hít thở không khí ngay cả khi trời lạnh thấu xƣơng... Tình cảm yêu thƣơng mà bố vừa tả cho con thấy, đó là tình yêu thƣơng của một ông bố, hoặc một bà mẹ dành cho con mình. Biết bao ngày, biết bao đêm đã trải qua để chăm chút cho các con, cảnh

giác với nguy hiểm nhỏ nhất rình rập các con, trông nom các con, giúp các con trƣởng thành, lau khô những giọt nƣớc mắt của các con, làm các con cƣời... [11, tr. 363]”. “Con hãy hình dung cần phải yêu thƣơng đến mức nào để học cách chỉ sống vì các con, trong khi thừa hiểu các con sẽ quên bẵng những năm tháng đầu đời của mình (...), thừa hiểu một ngày nào đó các con sẽ rời xa bố mẹ và lấy làm hãnh diện về sự tự do của mình [11, tr.364]”. Thậm chí, ông cũng thẳng thắn thừa nhận: “Con trách cứ bố vì đã không có mặt thƣờng xuyên ở nhà; con có biết rằng ngƣời ta đau khổ thế nào khi con cái rời bỏ mình không? Con có hình dung ra dƣ vị của cuộc chia ly này không. [11, tr.365]”. Thực ra Anthony Walsh không lạnh lùng nhƣ vẻ ngoài của mình, đối với ông điều đẹp đẽ nhất vẫn là hình ảnh cô con gái bé bỏng chạy ùa vào vòng tay mình, không gì khiến ông hạnh phúc hơn tiếng cƣời lanh lảnh của con, những âu yếm thơ trẻ con dành tặng cho bố mỗi tối về nhà... “Ngay cả trong những lúc bố vắng mặt, bố cũng không ở xa con nhƣ con tƣởng đâu, dù có vụng về lóng ngóng thì bố vẫn yêu con [11, tr.426].”

Ngay cả với một bà mẹ mất trí nhƣ mẹ của Julia thì bà vẫn có những phút giây nhận ra và sâu thẳm trong trái tim cũng luôn yêu con gái mình: “Con vừa ngồi gần mẹ trên mép giƣờng. Mẹ nhìn những ngón tay thon dài của con đang vuốt ve trán mẹ. Mẹ không sợ nữa. Con không ngừng gọi mẹ và mẹ đọc đƣợc trong mắt con cũng vậy, con muốn mẹ đặt riêng cho con một cái tên. Nhƣng trong mắt con không còn nỗi buồn, chính vì thế mẹ mong con đến thăm. Mẹ nhắm nghiền mắt khi cổ tay con sƣợt qua mũi mẹ. Da thịt con tỏa mùi tuổi ấu thơ của mẹ, hay là tuổi thơ ấu của con nhỉ? Con là con gái mẹ, tình yêu của mẹ, giờ thì mẹ đã biết điều ấy và chỉ còn vài giây nữa thôi. Biết bao điều muốn giãi bày với con mà thời gian còn lại quá ngắn ngủi [11, tr.371]”.

Ở trong một tình thế khác, họa sĩ danh tiếng Vladimir Radskin phải chịu cảnh bị chia rẽ tình cha con, bị giam trong một căn nhà nhỏ để vẽ tranh cho Langton bán. Ông chỉ có thể nghe ngóng tình hình của con gái qua lời kể của ngƣời đánh xe ngựa nhà Langton và đứng lén nhìn con từ xa, hạnh phúc của ngƣời cha đôi khi chỉ cần có thế: “Từ đây, cha có thể nghe thấy tiếng con và mặc dù lồng ngực cha xương cốt nhức nhối, cha vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được nhìn con lớn lên. Cái bóng của người đàn ông già nua mà đôi lúc thoáng nhìn thấy dưới mái nhà làm con vô cùng sợ hãi, chính là cha của con” [10, tr.269]. Nỗi đau khổ và tình yêu thƣơng của ngƣời cha ấy đối với con gái mình tuy chỉ đƣợc nhắc đến trong bức thƣ ông để lại dài độ hai trang giấy,

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)