Tình yêu thiên nhiên

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 66)

Thoảng trong tiểu thuyết Marc Levy ngƣời ta thấy những dòng viết về thiên nhiên với những cảm nhận tinh tế, những câu văn nhẹ nhàng mở ra không gian dìu dịu nhƣ:

“Nắng vẫn còn nhàn nhạt, nhƣng từng bƣớc, từng bƣớc, phố xá dần dần tƣơi tắn rực rỡ lên rất nhanh và tắm mình trong ánh sáng chan hòa một ngày mới [12, tr.12]”.

“Mùa xuân đã tới. Và nếu nhƣ trong những ngày đầu tháng Tƣ này, mặt trời vẫn còn lẩn sau những đám mây thì nhiệt độ lại biểu thị rõ ràng sự đăng quang của mùa xuân [6, tr.23]”.

Mỗi cảnh vật thiên nhiên đƣợc nhà văn quan sát và miêu tả một cách sống động với sự giao hòa của vạn vật, đàn mòng biển và tôm cá, cỏ và sƣơng, thuyền và bến, mặt trời thì đƣợc nhìn gần gũi với quả đồi:

“Mặt nƣớc trong vịnh hoàn toàn phẳng lặng và êm ả, đàn mòng biển còn dậy sớm hơn cả anh, chúng đã bay lƣợn tíu tít tìm tôm cá, các bãi cỏ dọc theo bờ biển vẫn còn ƣớt đẫm sƣơng đêm, và tàu thuyền buộc vào bến đều rập rình trên sóng. Cảnh vật còn rất yên tĩnh, chỉ có lác đác một vài ngƣời tập thể dục buổi sáng sớm tranh thủ hít bầu không khí trong lành và ẩm ƣớt. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, đĩa mặt trời tròn vo và đỏ rực sẽ lơ lửng trên các quả đồi ở Saussalito và bán đảo Tiburon, xua tan màn sƣơng mù trên cầu Golden Gate [12, tr.132]”.

Hay: “nƣớc biển thì sùi bọt mép tức giận, nhƣng đất liền thì lại cóc sợ gì cả, các dãy núi thì chỉ muốn bao trùm lên tất cả, cây cối thì đua nhau vƣơn lên đón nắng, ánh sáng ban ngày thì chơi trò thay đổi cƣờng độ và màu sắc từng phút một, chim chóc thì bay lƣợn trên đầu chúng ta, cá mú thì cố tránh không phải làm mồi cho lũ chim mòng biển trong khi chính chúng lại ra sức săn lùng cá bé hơn. Thế giới rất đẹp, rất hoàn hảo, mọi tiếng động đƣợc kết hợp với nhau rất cân đối: tiếng sóng xô, tiếng gió rít, tiếng cát chuyển… [12, tr.147]”.

“Nhìn lên trời thấy mây và gió quấn quýt nhau dữ dội và mãnh liệt hay âu yếm và nhẹ nhàng, bà bảo cho cậu biết làm thế nào đoán đƣợc thời tiết sắp tới [12, tr.173]”.

Cũng có lúc thiên nhiên đƣợc liên tƣởng đầy chất thơ:

“Cảnh thiên nhiên hiện ra trƣớc mắt họ thật kỳ thú và hữu tình. Vách đá dựng đứng trông nhƣ cắt ngang màn đêm thành hình răng cƣa đen sì. Một vầng trăng khuyết treo lơ lửng giữa trời, ánh sáng huyền ảo bao trùm khắp cả con đƣờng núi quanh co uốn khúc [12, tr.169]”.

Thiên nhiên đôi khi mang đầy sự sống và quấn quýt với con ngƣời. Nhân vật bà Lili là một ngƣời gắn bó và rất đỗi nâng niu hoa cỏ, bà yêu nhất là hoa hồng. Lili cho rằng vƣờn hồng là một xứ sở thần tiên đầy phép lạ, bởi thế nên khi bà qua đời, cậu bé Arthur còn rất nhỏ đã đến chia sẻ nỗi buồn cùng hoa:

“Cậu bé tìm đến vƣờn hồng và quỳ gối.

- Hoa ơi, có biết không, mẹ đã bỏ chúng ta rồi đấy, mẹ sẽ không đến cắt tỉa cành nữa đâu, hoa ơi, hoa có hiểu tại sao chân tay em lại nặng trĩu thế này không?

Gió buộc hoa hồng phải trả lời bằng cách phất phơ cánh, và lúc đó, chỉ đến lúc đó, tại vƣờn hồng, cậu bé mới cho phép nƣớc mắt mình chảy ra [12, tr.185]”.

Mỗi địa điểm mà nhà văn nhắc tới trong câu chuyện thƣờng song hành với một cảnh trí thiên nhiên, cảnh nào hầu nhƣ cũng đẹp và dịu dàng làm cho địa danh đó cũng thêm hữu tình hơn:

“Căn phòng tràn ngập một màn ánh sáng vàng rực rỡ mà chỉ có bình minh San Francisco mới có [12, tr.5]”.

“NewYork tắm trong ánh nắng vàng rực của tháng Sáu [11, tr.16]”. “Cây cối trên Horatio Street oằn mình dƣới sức nặng của những chiếc lá sũng nƣớc. Vào cuối giờ chiều, mặt trời rốt cuộc cũng xuất hiện trở lại, lặn dần xuống mặt sông Hudson River. Một thứ ánh sáng màu tím êm dịu tỏa lan khắp những con phố hẹp của khu West Village [13, tr.40]”.

Thiên nhiên trong sáng tác của Marc Levy tuy không đƣợc miêu tả một cách liên tục liền mạch qua các trang nối tiếp song chêm xen ở mỗi đoạn văn nó lại hiện diện với vẻ đẹp thân thƣơng tạo ra cảm giác dễ chịu cho bạn đọc và tô đậm thêm tình yêu cuộc sống căng tràn.

2.2.2. Niềm say mê công việc và tình yêu tự do

Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Marc Levy bao gồm rất nhiều con ngƣời với nhiều ngành nghề khác nhau: bác sĩ, kiến trúc sƣ, nhà khảo cổ học, phóng viên, chủ hiệu sách, nhà vật lý thiên văn, doanh nhân, cảnh sát, chuyên gia đấu giá, chuyên gia thẩm định tranh, phóng viên... và tất cả họ đều đƣợc tác giả miêu tả với tình yêu và niềm say mê công việc tha thiết.

Đó là Lauren, một bác sĩ nội trú làm việc rất tháo vát và khoa học, nghề của mình đƣợc chính cô định nghĩa là “nghề quay nhƣ chong chóng” [12, tr.10], với tần suất công việc lớn, lại thƣờng xuyên tích cực làm việc dù đã hết ca trực, Lauren gần nhƣ kiệt sức và chỉ đến khi giáo sƣ Ferstein buộc cô phải nghỉ ngơi, cô mới chịu về nhà. Chỉ có tình yêu công việc ngƣời ta mới có thể gắn bó và tự nguyện làm việc nhƣ thế.

Hay nhƣ hai anh chàng Jonathan và Peter trong Kiếp sau, họ đam mê hội họa, có thể ngồi tán dóc, “bàn luận hàng giờ liền về những bức tranh”, thậm chí vì tình yêu với năm bức tranh của danh họa bậc thầy Vladimir Radskin, hai ngƣời bạn đó còn lập tức lên đƣờng sang Luân-đôn trƣớc lễ cƣới của Jonathan bốn tuần. Tình yêu hội họa gắn bó với Jonathan qua các kiếp hóa thân, nó không chỉ là công việc mà còn là đam mê, là lý tƣởng sống của anh.

Cũng coi công việc nhƣ một lý tƣởng sống thiêng liêng, Keira luôn hƣớng về mảnh đất lục địa châu Phi với công việc khảo cổ cực kỳ vất vả tại thung lũng Omo, vƣợt qua những thiếu thốn về vật chất, điều kiện sống, những thảm họa thiên nhiên, sự gièm pha của mọi ngƣời, Keira cùng đoàn khảo cổ của mình vẫn miệt mài công việc tìm kiếm, khai quật những bộ xƣơng hóa thạch. Sau thất bại do gặp phải một cơn lốc khủng khiếp, mọi thành quả trong công việc của họ bị xóa sạch, trở về thành phố Keira vẫn không ngừng nghĩ về Omo và không nguôi nung nấu, hy vọng một ngày kia đƣợc quay lại đó tiếp tục công việc của mình. Trong khi đó, làm công việc sáng tạo ra các nhân vật hoạt hình, Julia và các đồng sự của cô luôn nỗ lực và tâm huyết hết mình trƣớc mỗi dự án mới. Đôi khi gặp vấn đề nan giải, bế tắc họ phải thức suốt đêm với những khuôn mặt đăm chiêu và vô số cốc giấy đựng cà phê bị vò nát. Thậm chí trong ngày chủ nhật đƣợc nghỉ, tất cả các thành viên của ê kíp sáng tạo đó lần lƣợt cũng đƣợc Julia triệu tập tới, cứ xem cái cách và không khí họ làm việc ngƣời ta sẽ cảm nhận đƣợc sự nghiêm túc trong công việc của họ:

“Mƣời hai giờ trƣa ba mƣơi bảy ngƣời đã có mặt hƣởng ứng lời kêu gọi. Và không gian tĩnh lặng của khu văn phòng buổi sáng đã nhƣờng chỗ cho không gian của một tổ ong, nơi các chuyên viên hình họa, đồ họa, màu họa,

lập trình và những chuyên gia dựng phim trao đổi những báo cáo, phân tích cùng những ý tƣởng ngông cuồng nhất [11, tr.46].”

Không chỉ những thanh niên trẻ mới say sƣa với công việc, có những con ngƣời lớn tuổi vẫn mãi gắn bó, luyến lƣu công việc không muốn xa rời. Ông John Glover và bà Yvonne trong Bạn tôi tình tôi là một ví dụ. John Glover là một ông già ngƣời Anh, bỏ qua tài sản gia đình giàu có, ông vẫn thích nhất và gắn bó với một hiệu sách nhỏ. Gắn bó với công việc từ khi còn rất trẻ đến khi về già cần thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc cho ngƣời phụ nữ ông yêu thƣơng, John Glover mới đồng ý nhƣợng lại hiệu sách cho Mathias, phải nhìn cái cách ông từ biệt cái hiệu sách mà ông đã kế tục từ cha mình và gắn bó cả đời mình, ta mới cảm nhận đƣợc tình cảm của ông với cái

nghề bán sách này: “Ông già ngƣời Anh, mang tên John Glover, hít hà cuốn sách và siết

chặt nó vào lòng mình. Ông lật vài trang, với vẻ chăm chú gần nhƣ âu yếm [6, tr.26].”

Bà Yvonne cũng vậy, cả ngày bận rộn và cuống quýt với nhà hàng của mình, bà hầu nhƣ có rất ít thời gian dành cho những việc khác; thậm chí ngay cả khi mắc bệnh nặng, bà cũng vƣơng vấn mãi trong lòng về cái nhà hàng của mình sẽ ra sao. Chỉ đến khi tìm đƣợc cô gái xứng đáng để bà gửi trao nhà hàng, Yvonne mới yên tâm cùng John Glover về ngôi làng Kent sống những giây phút cuối đời. Có thể nói, nhà hàng hay hiệu sách đối với họ không chỉ là công việc để kiếm kế sinh nhai mà đó dƣờng nhƣ đã trở thành một phần cuộc sống của họ, về già, nghỉ ngơi, họ cũng phải thu xếp cho chúng ổn thỏa nhƣ lo cho đứa con tinh thần của mình. Giữa guồng xoáy thời đại công nghiệp, những nhân vật trong tiểu thuyết Marc Levy vẫn sống hết

mình, đam mê và tận tụy với công việc, đó là sự lao động nhiệt tình, nghiêm túc để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài niềm say mê công việc, các nhân vật trong sáng tác của Marc còn mang trong mình tình yêu tự do và ý thức về chủ quyền đất nƣớc. Hơn một lần trong sáng tác của Marc Levy ngƣời ta thấy ông đề cập đến chiến tranh, đến cuộc chiến bảo vệ đất nƣớc. Nếu nhƣ trong Mọi điều ta chưa nói, ngƣời ta chỉ phảng phất thấy vấn đề này trong chùm ký ức của Julia về chuyến phiêu lƣu của Julia thuở mƣời tám tuổi và cuộc gặp gỡ định mệnh với Tomas thì ở Những đứa con của tự do, Marc Levy đã dành cả một cuốn truyện dày để kể về chủ đề này.

mọi điều ta chưa nói, Marc Levy đã viết về khao khát tự do và hội tụ của ngƣời dân hai miền Đông Đức và Tây Đức. Giữa hai nơi này bị ngăn cách bởi bức tƣờng thành khổng lồ và những ngƣời lính canh giữ: “Bức tƣờng, với hàng nghìn lính canh và chó cảnh sát tuần tra cả ngày lẫn đêm, đã chia rẽ những ngƣời yêu nhau, những ngƣời từng sống chung và những ngƣời đang mong mỏi và không còn dám thực lòng tin vào giây phút rốt cuộc họ sẽ đƣợc đoàn tụ. Các gia đình, bạn bè hay đơn giản là hàng xóm láng giềng, bị cách ly bởi bốn mƣơi ba kilomet bê tông, hàng rào dây thép gai, chòi canh đƣợc dựng lên một cách tàn nhẫn trong một mùa hè sầu thảm đánh dấu cho bƣớc khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh [11, tr.155]”.

Đƣợc tự do đi lại sum họp giữa hai miền là khao khát của ngƣời dân Đức lúc bấy giờ, qua ký ức và dòng suy nghĩ của Julia, một cô gái trẻ ngƣời Mỹ trong một chuyến đi chơi ngẫu nhiên tới đất nƣớc này và chứng kiến giây phút hội tụ thiêng liêng đó, Marc Levy đã tái hiện khéo léo một sự kiện lịch sử qua những cảm xúc chân thành. Cảm xúc của Julia là một tình cảm đầy chân thành và trong sáng: “Rồi bỗng nhiên, chính em, một cô gái Mỹ đã chạy

trốn khỏi New York, một người con của xứ sở đã từng chiến đấu với tổ quốc của anh, giữa ngần ấy tình người được tìm lại, em trở thành người Đức; và trong sự ngây ngô của tuổi niên thiếu, đến lượt em cũng thì thầm Ich Bin ein Berliner, và em bật khóc [11, tr.160]”.

Không nhìn chiến tranh ở phƣơng diện chính trị và nói về nó thông qua những con số hay quan điểm lịch sử, Marc Levy kể chuyện qua cái nhìn của cảm xúc, qua đó độc giả cảm nhận rõ hơn hiện thực cuộc chiến tranh lạnh ấy bằng những rung động chân thành. Bao trùm lên không khí hội ngộ lúc ấy là những giọt nƣớc mắt, dƣờng nhƣ tất cả đều òa khóc. Đó là “nƣớc mắt của ngƣời mẹ và đứa con gái đang ôm nhau thật chặt, quá xúc động vì cuộc hội ngộ sau hai mƣơi tám năm ròng bặt vô âm tín, không đƣợc chạm vào nhau, không đƣợc cảm nhận làn hơi của nhau”; là nƣớc mắt của” những ông bố tóc bạc trắng ngỡ nhƣ nhận ra con trai họ giữa hàng nghìn ngƣời khác”, là những giọt nƣớc mắt giúp những ngƣời dân Berlin giải thoát khỏi nỗi đau khổ chồng chất. Đọc những chi tiết trên chúng ta lại dễ dàng liên tƣởng ngay đến các cuộc chiến tranh lạnh và sự chia cắt của nó đã và đang diễn ra trên thế giới, đó là cuộc chia cắt của miền Nam và miền Bắc Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ hay cuộc chia cắt của Nam – Bắc Triều Tiên đến nay vẫn tiếp tục. Càng bị ngăn cách, ngƣời ta càng khao khát tự do và sự sum họp. Qua mấy trang viết của mình, Marc Levy dƣờng nhƣ đã thể hiện rõ sự đồng cảm, đồng tình của mình với những khao khát và mong muốn ấy của các nhân vật, của cuộc đấu tranh thống nhất đất nƣớc vẫn đang diễn ra trên thế giới.

Bên cạnh đó, trong các sáng tác của Marc Levy, tinh thần đấu tranh cho tự do còn đƣợc kết nối trên tinh thần yêu chính nghĩa của những con ngƣời trên khắp thế giới. Những đứa con của tự do đƣợc kể lại dựa trên câu chuyện có thật ở Pháp tôn vinh những ngƣời con dũng cảm, kiên gan đã chiến đấu

không mệt mỏi cho tự do trong thời đại hỗn loạn của đại chiến thế giới. Đặc biệt, những ngƣời anh hùng ấy tuổi đời con rất non nớt mà có tƣ tƣởng và con tim vĩ đại. Những ngƣời con ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia Ba Lan, Rumani, Hungari, Italia, Tây Ban Nha… lại yêu tha thiết mảnh đất đã dung nạp mình, để rồi họ cống hiến tuổi trẻ và tinh thần của mình cho quốc gia Pháp, nơi họ vĩnh viễn thuộc về, nơi mà họ tin là mùa xuân sẽ trở lại vào một ngày nào đó. Cha ruột của Marc Levy là một nhân chứng sống động trong thời đại hỗn loạn, nƣớc Pháp bị Đức quốc xã chiếm đoạt không còn một chút quyền lợi nào. Và ông, một chiến sĩ cách mạng nhiều trọng trách là nhân vật chính trong câu chuyện, mang biệt hiệu Jeannot. Jeannot và cả một thế hệ trẻ chủ yếu là dân ngoại quốc đã từng sống trên đất Pháp, họ tập hợp lại thành lữ đoàn 35 mang tên Marcel Langer. Ở đó họ "chƣa bao giờ thừa nhận thân phận mà ngƣời ta muốn áp đặt cho mình, chƣa bao giờ chấp nhận cho ngƣời ta xâm phạm đến phẩm giá con ngƣời". Lý tƣởng chiến đấu cho tự do đã gắn kết những con ngƣời ấy lại với nhau. Họ mang trong mình niềm tin mãnh liệt, lòng dũng cảm đôi lúc vƣợt lên tất cả mọi trở ngại để chiến đấu. Và đó cũng là cảm hứng xuyên suốt toàn bộ câu chuyện. Lữ đoàn 35 phối hợp với quân đội địa phƣơng chiến đấu chống lại lực lƣợng chiếm đóng. Họ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhƣng tựu chung cho mục tiêu gây tổn thất, làm suy giảm lực lƣợng địch, tạo thời cơ cho quân đồng minh đánh trả và giành lại nền độc lập tự do cho tổ quốc. Để thực hiên lý tƣởng ấy, nhiều khi họ phải trả bằng tính mạng của chính mình, bằng nỗi sợ hãi luôn thƣờng trực bất cứ nơi nào họ đặt chân đến, vào bất cứ lúc nào. Sẵn sàng thực thi nhiệm vụ mà tổ chức giao phó song mỗi lần ra đi họ lại tự nhủ có thể mình sẽ chết, sẽ không quay trở về nữa. Claude, em trai của Jeannot luôn nhắc nhở bản thân nhƣ thế, cậu sợ không thực hiện đƣợc lời hứa với anh trai, lời hứa không đƣợc chết:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)