Những thói quen tốt nên duy trì ở bệnh nhân ĐTĐ type II

Một phần của tài liệu đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường type ii tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2015 (Trang 25 - 28)

7. Hành vi sức khỏe

7.1.2. Những thói quen tốt nên duy trì ở bệnh nhân ĐTĐ type II

- Thói quen ăn uống tốt.

+ Cân bằng đủ 4 nhóm thức ăn sinh năng lượng: 55% glucid, 30% protid, 25% lipid, các lọai vitamin nhóm B (các loại hạt ngũ cốc, yến mạch, ngô …), các vitamin A ( bí đỏ, cà rốt, đu đủ, gấc…)[13]

+ Hạn chế các loại thức ăn làm tăng đường huyết quá nhanh như: bánh kẹo, nước ngọt có ga, nước đường, nước mía…loại bỏ các chất kích thích, đồ uống có cồn trong thức uống hàng ngày.

+ Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm, ngũ cốc, giảm nguy cơ ĐTĐ type II, số lượng lẫn chất lượng chất béo ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và nhạy cảm của Insulin. Thức ăn chứa nhiều chất béo gây rối loạn

chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau như: giảm Insulin vào thụ thể, giảm vận chuyển glucose, giảm tổng hợp glucogen và tích tụ triglicerid ở cơ vân.[3]

+ Ăn đủ 3 bữa một ngày, ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên ăn quá nhiều bữa phụ, và càng không nên bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng.

+ Ăn đều đặn về khối lượng tùy theo vận động thể lực, cố gắng ăn đúng giờ từ ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, khi thay đổi chế độ ăn thì phải thay đổi từ từ để cơ thể còn có điều kiện thích nghi, nhìn chung chế độ ăn cũng không khác nhiều so với người bình thường, và người bị ĐTĐ cũng không nên kiêng khem quá mức dễ gây ra thiếu năng lượng, thiếu chất.

- Thói quen tập thể dục.

+ Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày và duy trì 150 phút hàng tuần. + Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tập từ bài tập nhẹ nhàng rồi đến những bài tập đòi hỏi nhiều năng lượng, tốt nhất là chọn đi bộ hàng ngày vào sáng sớm và chiều tối, chọn nơi có nhiều người cùng tập để họ có thể giúp đỡ mình khi có cơn hạ đường huyết xảy ra, khi tập thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt thì nên nghỉ ngơi ngay. Nên theo dõi đường huyết trước và sau khi tập thể dục. “Tập thể dục ở người ĐTĐ làm giảm nguy cơ đột quỵ, ung thư đại tràng, tăng huyết áp, đối với người ĐTĐ béo phì thì việc tập thể dục có vai trò trong việc giảm béo và duy trì cân nặng lý tưởng. Nghiên cứu “Dự phòng làm chậm xuất hiện biến chứng đái tháo

đường type II” thì việc áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, cholesterol <

100mg/ngày, carbohydrate >70% kcal và sợi cơ 35g/1000kcal, tập thể dục nhịp điệu và đi bộ kết quả cho thấy giảm có ý nghĩa mức cholesterol máu 20%, đường 16%[18].

+ Tránh lối sống tĩnh tại: Không ngồi xem tivi nhiều giờ liền trong ngày, lau chùi quét dọn nhà cửa hàng ngày, nên đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì

nghĩa là phải nghỉ làm việc. Làm việc để kiểm soát được cân nặng và phòng ngừa một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác.[3]

- Thói quen dùng thuốc hàng ngày.

+ Uống thuốc theo đơn, theo sự nhắc nhở của Bác sỹ, không tự ý bỏ thuốc.

- Thói quen kiểm tra đường huyết.

+ Khám bệnh định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên là công việc nên làm để giảm đến mức thấp nhất các biến chứng. Đồng thời giúp phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan.

+ Nên kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ, trước các bữa ăn, sau khi chơi thể thao, trước một chuyến đi dài…

+ Kiểm tra chỉ số HbA1c 3 tháng/lần[1].

- Thói quen chăm sóc bàn chân.

+ Chăm sóc bàn chân hàng ngày khi chưa xuất hiện biến chứng bàn chân, và khi đã xuất hiện biến chứng bàn chân.

+ Bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm khi da chân bị khô, chai chân nhiều. Nó giúp hạn chế được các tổn thương thứ phát xuất hiện.

+ Lựa chọn giày dép phù hợp với kích thước chân . + Giữ bàn chân luôn khô và sạch.

+ Khi xuất hiện biến chứng bàn chân phải tích cực điều trị theo phác đồ của Bác sỹ, không được bỏ qua hay tự ý điều trị tại nhà.

- Ảnh hưởng của lời khuyên từ nhân viên y tế.

Hợp tác, tin tưởng, tuân thủ việc thay đổi chế độ ăn, luyện tập theo lời khuyên của nhân viên y tế để tăng hiệu quả điều trị.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường type ii tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2015 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)