Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016 (Trang 45 - 61)

Đất nước ngày một phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người, đặc biệt là người khuyết tật cũng cần được chú trọng. Quan tâm, chăm sóc người khuyết tật một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, PHCN đang là nhu cầu bức thiết để góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất

lượng cuộc sống. Vì vậy, xác định nhu cầu PHCN của người khuyết tật là rất quan trọng.

Đối với mục tiêu đánh giá nhu cầu PHCN cho NKT tại trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương tôi chia thành 4 vấn đề chính:

- Sinh hoạt hàng ngày: Hầu hết NKT có thể tự thực hiện các hoạt động

sinh hoạt hàng ngày của mình một cách độc lập (mức 0: >62%), số rất ít bệnh nhân không thể tự làm được trong việc sinh hoạt hằng ngày (mức 2: 6,32%), số còn lại cần có trợ giúp một phần để có thể hoàn thành được hoạt động. Nhu cầu PHCN trong sinh hoạt là 37,89% kết quả này thấp hơn ở nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên 44,4% [13]. Tự ăn uống, tắm rửa, đánh răng, đi đại tiểu tiện, mặc quần áo là các nhu cầu cơ bản nhất của con người. Do đó NKT ở một mình tại trung tâm lâu ngày mà không có người nhà giúp đỡ nên bệnh nhân đều phải tự mình làm các hoạt động sinh hoạt. Một số bệnh nhân cần phải có trợ giúp của những NKT ở cùng phòng hoặc của nhân viên tại trung tâm.

- Trong giao tiếp: Gồm các nhu cầu như: tự mình hiểu được những điều

người khác nói; biểu hiện ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm và việc mọi người hiểu tiếng nói của NKT. NKT trong nhóm nghiên cứu giao tiếp được khoảng 52%. Nhu cầu PHCN về giao tiếp của nhóm nghiên cứu là 47,37%. Kết quả này thấp hơn ở nghiên cứu của Phạm Dũng, nhu cầu PHCN về giao tiếp khoảng 50,7% - 77,4% [3] và thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên, nhu cầu PHCN giao tiếp khoảng 89,5% - 92,7% [13]. Có thể giải thích được là do địa điểm nghiên cứu khác nhau và nhiều yếu tố khách quan khác.

- Trong vận động: Đối với các hoạt động ngồi, vận động hai tay và sử

dụng bàn tay, vận động hai chân, đi lại trong nhà, đi lại quanh trung tâm phần lớn NKT có thể tự làm được (>69%). Chỉ có một số ít NKT phụ thuộc trong vận động (<8,5%), còn lại là trợ giúp một phần. Nhu cầu PHCN về vận động ở nghiên cứu này là 30,53%, phù hợp với nghiên cứu của Phạm Dũng cho

thấy nhu cầu PHCN về vận động khoảng 22,5% - 56,6% [3]. Có thể giải thích do nhóm NKT có khó khăn về vận động trong nhóm nghiên cứu chỉ đứng thứ 3 chiếm 22,31% do đó nhu cầu PHCN về vận động cũng thấp hơn các nhu cầu khác.

- Hòa nhập cộng đồng: Trong nhóm nghiên cứu không có trẻ KT chỉ có

người lớn KT. Hòa nhập xã hội với người lớn KT gồm: tham gia hoạt động trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, làm công việc nội trợ, tham gia lao động sản xuất làm việc. Tỷ lệ NKT có nhu cầu PHCN về hòa nhập xã hội cao nhất 94,47%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên, nhu cầu về hòa nhập xã hội là 96,2% [13] và phù hợp với nghiên cứu của Phạm Dũng: Nhu cầu hòa nhập xã hội của người lớn KT chiếm tỷ lệ cao nhất [3]. Mọi người đều có nhu cầu tham gia hoạt động ở gia đình và xã hội để tạo thêm sự thoải mái về tinh thần, nâng cao sức khỏe, tạo sự gần gũi giữa mọi người với nhau và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, NKT thường bị phân biệt đối xử, sống tách biệt gây ra mặc cảm đối với NKT do đó hầu hết NKT thường chỉ sinh hoạt ở trong trung tâm nên ít tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vì vậy, tỷ lệ NKT có nhu cầu PHCN trong tham gia các hoạt động xã hội, làm công việc nội trợ, tham gia lao động xản suất rất cao >89% . Một số NKT có sức khỏe có thể tham gia các buổi lao động định kì ở trung tâm và các chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm mà trung tâm tổ chức. Có đến 94,47% NKT không thể tham gia hoạt động xã hội và lao động sản xuất. Do NKT độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao khiến khả năng tham gia lao động, sản xuất của họ bị hạn chế.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu 95 NKT tại Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016, người nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

1. Thực trạng của NKT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Dương

Giới: Tỷ lệ NKT nữ 61,05% cao hơn nam 38,95%.

Tuổi: <=19 tuổi chiếm 1,05% thấp nhất. 40-59 tuổi chiếm 46,32%. − Trình độ học vấn: Mù chữ: 66,32% chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là

trình độ sau trung học phổ thông 1,05%.

Nguyên nhân khuyết tật: Bẩm sinh chiếm 65,26%, hậu quả do chiến tranh chiếm 3,16%, chấn thương chiếm 5,36%, bệnh 10,53%, nguyên nhân khác 15,79%.

Nhóm khuyết tật: NKT có khó khăn về học chiếm tỷ lệ cao nhất 34,62%. Không có NKT mất cảm giác.

Phối hợp khuyết tật: NKT có một loại khuyết tật chiếm 68,42%.

2. Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật - Tỷ lệ NKT có nhu cầu PHCN trong sinh hoạt là:

+ Nhu cầu PHCN về ăn uống: 21,05% + Nhu cầu PHCN về tắm rửa: 37,9% + Nhu cầu PHCN về đánh răng: 24,21% + Nhu cầu PHCN về đại tiểu tiện: 28,42% + Nhu cầu PHCN về thay quần áo là: 31,58%

- Tỷ lệ TKT có nhu cầu PHCN trong giao tiếp là:

+ Nhu cầu PHCN về hiểu những điều người khác nói: chiếm 45,26 % + Nhu cầu PHCN về biểu hiện ý nghĩ nhu cầu tình cảm: chiếm 47,37% + Nhu cầu PHCN về mọi người hiểu tiếng nói của NKT: chiếm 47,37%

- Tỷ lệ TKT có nhu cầu PHCN trong vận động là:

+ Nhu cầu PHCN về vận động ngồi dậy là 18,95%

+ Nhu cầu PHCN về vận động hai tay và sử dụng bàn tay là 23,16% + Nhu cầu PHCN về vận động hai chân là 29,47%

+ Nhu cầu PHCN về di chuyển trong nhà là 30,53% + Nhu cầu PHCN đi lại quanh làng là 30,53%.

- Tỷ lệ TKT có nhu cầu PHCN trong hòa nhập xã hội là:

+ Nhu cầu PHCN về tham gia vào các hoạt động gia đình là 92,63% + Nhu cầu PHCN về tham gia vào các hoạt động xã hội là 94,47%. + Nhu cầu PHCN về làm công việc nội trợ là 89,47%.

KIẾN NGHỊ

1. NKT có nguyên nhân bẩm sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (65,26%), vì vậy cần có những phương pháp sàng lọc trước sinh để giảm tỷ lệ NKT. 2. Nhu cầu PHCN trong hòa nhập xã hội chiếm tỷ lệ cao, kiến nghị Trung

tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương tổ chức thêm những hoạt động giao lưu với các đoàn hội khác và tổ chức các hoạt động lao động sản xuất để NKT tại trung tâm có cơ hội hòa nhập xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo Quốc gia lần thứ

ba và thứ tư Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, quyền của trẻ em giai đoạn 2002-2007.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo kết quả thực hiện

Pháo lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp người tàn tật giao đoạn 2006- 2010.

3. Phạm Dũng (2003), “Thực trạng tàn tật và Phục hồi chức năng tàn tật tại gia đình tại hai xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ Y tế công

cộng, Hà Nội 2003.

4. Lê Văn Hải (2009), “ Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu

tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ”, Luận văn thạc sỹ Luật học,

khoa luật- Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 79.

5. Trần Trọng Hải (2010), “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”, NXB

giáo dục Việt Nam, tr. 16-17.

6. Kết quả khảo sát người tàn tâ ât năm 2005 (2006), NXB Lao đô êng – xã hô êi

Hà Nô êi.

7. Lê Thị Liễu (2010), “Nghiên cứu tình hình người khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị năm 2011”.

8. Bùi Đức Long (2004), “Khảo sát tình hình người tàn tật tại 263 xã phường,

thị trấn tỉnh Hải Dương và giải pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”,

Hải Dương, tháng 3 năm 2004.

9. Luật người khuyết tật Việt Nam, Dự thảo lần II năm 2009.

10. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (2003), "Quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa", Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, NXB Y học Hà Nội, tr. 7. 11. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (2011), “Quá trình tàn tật, phòng ngừa và phục hồi chức năng”, Phục hồi chức năng, NXB Y học Hà Nội tr. 13.

12. Nguyễn Thu Nhạn (1994), “Huấn luyện người tàn tật tại cộng đồng”, NXB y học Hà Nội, tr. 50-51.

13. Phạm Thị Nhuyên (2013), “Đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của gia đình người tàn tật trong PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương”. Luận văn tiến

sĩ Y học khoa Phục hồi chức năng – Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, tr 110-119.

14. Phạm Thị Nhuyên (2004), "Khái niệm cơ bản về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng", Vật lý trị liệu phục hồi chức năng - Tập V, NXB Y học Hà Nội, tr. 9-20.

15. Quỹ dân số liên hợp quốc tại Viê êt Nam, 2011, “Người khuyết tâ ât ở Việt

Nam: Mô ât số kết quả từ tổng điều tra dân số và nhà ở ở Viê ât Nam năm 2009”,

NXB Hà Nô êi.

16. Trương Thanh và cộng sự (2005), “ Nghiên cứu thực trạng người khuyết

tật để phục vụ cho chương trình phục hồi chức năng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, tr. 16- 26.

17. Trung tâm Tư liệu Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Tổng Cục

Thống kê Việt Nam (2006), “Kết quả tóm tắt mức sống hô â gia đình năm 2006”.

18. Nguyễn Văn Tường (2006), "Khái niệm chung về đạo đức và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học", Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 21-22.

19. Nguyễn Văn Tường và cộng sự (2006), "Tuyên ngôn Helsinki của hiệp hội y học thế giới", Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 127-132.

20. Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự (2008), “Hướng dẫn thực hiện phục hồi

chức năng dựa vào cộng đồng”, NXB y học Hà Nội ,tr. 9-20.

21. Hoàng Hải Yến (2004), "Các khái niệm về tàn tật, phân loại tàn tật và cách phòng ngừa", Vật lý trị liệu phục hồi chức năng nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr.7.

Tiếng Anh

22. Adela Xu (2013), Disability in the United Kingdom.

23. Einar Helander (1994), Training in the community for people with disabilities, pp 50-52.

24. Goverment of the Hong Kong special administrative region (2013),

Hong Kong Poverty Situation Report on Disability 2013.

25. Institute for the Study of Labo (2001), Unemployment Duration and

Disability, pp 5.

26. Statistics Canada (2013), Initial findings from the Canadian Survey on

Disability.

27. University of Tartu (2009), A review of the situation of people with disabilities in Estonia. Website 28. http://mnews.chinhphuvn/story.aspx?did=197134 29. http://thuviensuckhoe.vn/node/390 30.http://www.baomoi.com/nhan-ngay-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-18-4- nguoi-khuyet-tat-mong-co-can-cau-ca/c/13574329.epi 31.http://www.nhandan.org.vn/xahoi/tin-tuc/item/24993102-viet-nam-co-so- nguoi-khuyet-tat-cao-trong-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong.html

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁCH PHÁT HIỆN NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1. Các bước phát hiện người có khó khăn về vận động

Hãy bảo người được kiểm tra làm 5 việc sau đây:

1.1. Đưa tay lên đầu, sau đó đưa ra đằng sau lưng.

1.2. Đặt một vật nhỏ như cái cốc, cái đĩa,...ở trên bàn, sau đó yêu cầu người được kiểm tra cầm vật đó lên.

1.3. Đặt một vật nhỏ ở dưới đất rồi yêu cầu người được kiểm tra ngồi xổm hoặc cúi xuống để nhặt vật đó lên.

1.4. Hãy bảo người được kiểm tra đi bộ 10m trước mặt bạn và hỏi họ xem có đi lại quanh làng được không?

1.5. Yêu cầu người được kiểm tra chạy 5m.

Ghi chú:

Nếu những người được kiểm tra làm được tất cả 5 điều kể trên là họ có khả năng hoạt động bình thường.

Nếu những người được kiểm tra không làm được một hoặc vài việc kể trên là người đó có khó khăn về vận động [14].

2. Cách kiểm tra người có khó khăn về nhìn

Cách kiểm tra trẻ em trên 3 tuổi và người lớn:

Đứng cách người được kiểm tra 3m và giơ ngón tay của 1 bàn tay lên. Nói họ làm như bạn đã làm.

Ghi chú:

Nếu người đó giơ đúng 3 ngón như bạn đã làm nghĩa là người đó không bị giảm khả năng nhìn [14].

3. Cách kiểm tra người có khó khăn về nghe, nói

Cách kiểm tra trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn:

Người được kiểm tra ngồi đối diện với bạn và cách 3m. Ví dụ: Bạn nói 4 giờ. Lặp lại 3 lần để khẳng định kết quả [14].

4. Cách nhận biết người có khó khăn về học

Hỏi chủ hộ và gia đình các câu hỏi sau: Qua câu trả lời bạn sẽ biết được trong gia đình có người có khó khăn về học hay không?

- Trong nhà ta có cháu nào không tập làm những việc mà các cháu khác cùng tuổi làm được không?

- Trong nhà ta có cháu nào chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi, chậm nói, chậm ăn không biết mặc quần áo so với các cháu cùng tuổi không?

- Trong nhà ta có cháu nào so với các cháu cùng tuổi lại chậm lớn, ngốc nghếch hoặc chậm chạp không?

- Trong nhà ta có người lớn tuổi nào không làm được các việc mà mọi người thường làm được không?

Nếu qua các câu trả lời bạn tìm thấy trong gia đình có người có khó khăn về học thì hãy tiếp xúc với họ để đảm bảo chắc chắn những câu trả lời của gia đình là đúng, nghĩa là người đó có khó khăn về học. Nếu người có khó khăn về học chưa được khám và điều trị, hãy giới thiệu họ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị [14].

5. Cách phát hiện người bị động kinh

- Hỏi chủ hộ và gia đình xem có người nào trong nhà bị động kinh không? - Hãy mô tả những gì xảy ra trong cơn động kinh để gia đình hiểu được loại tàn tật này.

- Những người bị động kinh thường dễ bị bỏng do họ ngã lúc lên cơn động kinh. Nếu bạn thấy họ có nhiều vết sẹo hay dấu hiệu bị thương, bị bỏng, hãy hỏi xem họ có bị động kinh không.

- Khi bạn đã xác định được một người bị động kinh, hãy hỏi xem họ đã được khám và điều trị chưa. Nếu chưa, hãy gửi họ đến khám ở các cơ sở y tế [14].

6. Cách phát hiện người có hành vi xa lạ

Hỏi chủ hộ và gia đình các câu hỏi sau: Qua câu trả lời bạn sẽ biết được trong gia đình có người có hành vi xa lạ hay không?

- Trong nhà ta có ai có những hành vi (cách cư xử) thay đổi nhiều đến mức trở thành người khác hẳn không?

- Trong nhà ta có ai không nói chuyện với những người khác bao giờ hay lại nói quá nhiều so với thời gian trước không?

- Có người nào trong gia đình hay bị quá xúc động hoặc cáu giận vì những lý do không đâu làm cho người khác trong gia đình và xung quanh sợ hãi không?

- Có người nào trở nên thờ ơ với viêc giữ vệ sinh cá nhân không? - Có người nào vận động theo kiểu các khác với bình thường không? Nếu qua các câu trả lời bạn tìm thấy có người có hành vi bất thường thì

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016 (Trang 45 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)