Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016 (Trang 25)

1.11.1 Các nghiên cứu trong nước

Lê Văn Hải tiến hành nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ kết quả cho thấy: thực trạng chung về người khuyết tật toàn tỉnh: - Số NKT ở tỉnh Hà Tây là 25361 người, chiếm xấp xỉ 1% dân số toàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ dạng khuyết tật về vận động là cao nhất 26,07%, tiếp theo là dạng bất thường thần kinh 22,81% và đa khuyết tật 22,75%. - Khuyết tật ở nam giới được ghi nhận nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ ở nam giới là 56,1% và ở nữ giới là 43,9% trên tổng số NKT toàn tỉnh.- Trong nhóm tuổi lao động tỷ lệ có KT cao hơn hẳn 78,13%. Tỉ lệ KT ở trẻ em chỉ chiếm 13,42% và ở nhóm người già trên 60 tuổi là 8,45% .- NKT bẩm sinh là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số NKT có các nguyên nhân khác. Các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm NKT bẩm sinh là dạng đa khuyết tật 25,87%, dạng bất thường thần kinh 18,67%, dạng vận động khó khăn 12,31% và khó khăn về học 12,63%.- Tỷ lệ mù chữ của NKT bẩm sinh chiếm tới 60,33% tổng số NKT bẩm sinh. Đặc biệt tỷ lệ không biết chữ của nữ lên tới 64,98% [4].

Trương Thanh và cộng sự tiến hành nghiên cứu thực trạng người khuyết tật để phục vụ cho chương trình PHCNDVCĐ ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tháng 10 năm 2005: Tỷ lệ trẻ em khuyết tật là 6,47% và người lớn là 93,52%. -Tỷ lệ NKT là nam chiếm 52,45% và nữ là 47,54%. –NKT có khó khăn về vận động là 32,89%. –NKT có khó khăn về học là 4,41%. –NKT có khó khăn về nhìn là 44,8%. –NKT có khó khăn nghe nói là 3,36%. –NKT động kinh là 0,73%. –NKT có hành vi xa lạ 1,79%. –Nguyên nhân lớn nhất do già chiếm

50,28%, do bệnh chiếm 30,04%, do bẩm sinh chiếm 9,88%, do tai nạn chiếm 5,47% [16].

Lê Thị Liễu tiến hành nghiên cứu tình hình người khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị năm 2011: có 11,9% người bị khuyết tật (131 người). Người có độ tuổi từ 16-59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (64,9%), từ 60 tuổi trở lên 23,6% và nhỏ hơn 15 tuổi thấp nhất 11,5%, trong đó nam cao hơn nữ ( 61,1% và 38,9%). Khuyết tật vận động chiếm tỷ lệ 51,9%, khó khăn về học chiếm 12,2%, khó khăn về nhìn là 12,2%, khó khăn về nghe nói là 7,6%, hành vi xa lạ là 9,2%và động kinh là 6,9%. Người khuyết tật có nguyên nhân do bệnh chiếm 77,1%, nguyên nhân bẩm sinh chiếm 22,9% [7].

Bùi Đức Long tiến hành Khảo sát tình hình người tàn tật tại 263 xã phường, thị trấn tỉnh Hải Dương và giải pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: NKT nam chiếm 42,9%, NKT nữ 57,1% - NKT ở nhóm tuổi lao động từ 16-40 tuổi chiếm cao nhất 32,7%, NKT từ 1-5 tuổi chiếm thấp nhất là 1,9% - NKT về vận động cao nhất 28,3%, NKT mất cảm giác thấp nhất 0,9% [8].

Kết quả điều tra tại 11 tỉnh năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [1]:

Bảng 1.2: Cơ cấu NKT theo giới tính, nhóm tuổi và khu vực sinh sống

Đơn vị tính: %

Tỉnh Chia theo giới tính Chia theo nhóm tuổi

Nam Nữ < 16 tuổi 16-60 tuổi > 60 tuổi

Hải Dương 64,32 35,68 7,51 71,83 20,66 Bắc Ninh 44,33 55,67 1 64 35 Hòa Bình 61,42 38,58 11,17 73,1 15,74 Nghệ An 36,42 63,58 13,29 40,46 46,24 Đà Nẵng 59,57 40,43 17,87 60 22,13 Phú Yên 62,89 37,11 8,25 71,65 20,1 Kon Tum 60 40 20,51 62,05 17,44 Bình Dương 57,23 42,77 13,29 70,52 16,18 Tp. Hồ Chí Minh 62,18 37,82 5,46 78,15 16,39 An Giang 69,34 30,66 8,01 75,61 16,38

Hải Phòng 57,21 42,79 10,45 72,64 16,92

Tổng số 60,62 39,38 11,14 68,27 20,6

Theo kết quả điều tra thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta năm 2008 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thì tỷ lệ dạng khuyết tật như sau: - Khuyết tật vận động chiếm 29,42% - Khuyết tật nhìn chiếm 13,84% - Khuyết tật nghe chiếm 13,84% - Khuyết tật nói 7,08% - Khuyết tật tâm thần chiếm 16,82% - Khuyết tật trí tuệ chiếm 6,52% - Dạng khuyết tật khác chiếm 17,06%. Có gần 30% NKT đa KT [1].

Kết quả khảo sát năm 2008 của ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật: Do bẩm sinh (35,8%), bệnh tật (32,34%), hậu quả chiến tranh (25,56%), tai nạn lao động (3,49%), các nguyên nhân khác (1,57%) [2].

Phạm Thị Nhuyên tiến hành nghiên cứu” Đánh giá kiến thức, thái độ

thực hành của gia đình người tàn tật trong PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương” năm 2013: tỷ lệ NKT nam 54,5% nữ 45,5%; Nhóm NKT <=20 tuổi 11,9%,

21-30 tuổi 14,2%, 31- 40 tuổi 15%, 41-50 tuổi 15,5%, 51-60 tuổi 17%, 61-70 tuổi 8,8%, >70 tuổi 17,6%; NKT có trình độ học vấn: mù chữ 37,2%, tiểu học 51,7%, trung học cơ sở 10,8%, cao đẳng/đại học 0,3%. NKT chủ yếu mắc khuyết tật đơn lẻ (85,4%). Tỷ lệ NKT mù chữ là 36,5%. Nhu cầu PHCN trong sinh hoạt là 44,4%. Nhu cầu PHCN giao tiếp khoảng 89,5% - 92,7%. Nhu cầu về hòa nhập xã hội là 96,2% [13].

Phạm Dũng tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tàn tật và Phục hồi

chức năng tàn tật tại gia đình tại hai xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003”: trẻ em KT là 12,2% và người lớn KT 87,8%. Nam KT là 57,8% và nữ

KT là 42,2%. NKT trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%), tiếp đến là trung học cơ sở (33,2%), NKT có trình độ học vấn trung học phổ thông và sau trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp và chỉ có 15,7% NKT là mù chữ. NKT có

một dạng KT là chủ yếu (92%), tiếp thep là các nhóm hai dạng KT (5,7%) và có từ ba loại KT trở lên (2,3%). Nhu cầu PHCN về vận động khoảng 22,5% - 56,6%. Nhu cầu PHCN về lĩnh vực hòa nhập xã hội của người lớn KT chiếm tỷ lệ cao thuộc về các hoạt động: Tham gia các hoạt động trong cộng đồng (87,2%), có việc làm phù hợp (86,1%) và thấp nhất là tham gia các hoạt động trong gia đình (64,9%) [3].

1.11.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Adela Xu tiến hành nghiên cứu người khuyết tật ở Vương quốc Anh năm 2013: Cứ 5 người ở Anh có một người khuyết tật con số này vẫn ổn định qua thời gian. Có 6,4 triệu phụ nữ khuyết tật, 5,5 triệu nam giới khuyết tật. Có 9% người khuyết tật ở độ tuổi 35. Khuyết tật bẩm sinh chiếm 17%. Phân loại NKT theo nhóm tuổi: 6% là trẻ em, 16% trong độ tuổi lao động, 45% trên tuổi hưu trí [22].

Đại học Tartu thực hiện dự án TREVOR’S đánh giá về tình hình người khuyết tật ở Estonia: Người khuyết tật ở Estonia dưới 15 tuổi: 6540 người, 16-62 tuổi: 51970 người, trên 62 tuổi: 76909 người. Estonia lo ngại về sự gia tang số lượng khuyết tật trong những người trong độ tuổi lao động. Trong nhóm mục tiêu giới hạn số lượng nhỏ hơn 15200 người trong độ tuổi 16-64 chỉ một năm trước đây do đó tang gần 37% so với năm ngoái. Tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi 15-64 là 32,6% đến năm 2006 tăng 26% so với năm 2002 [27].

Đề án bệnh tật và khuyết tật ở Bồ Đào Nha: Theo điều tra dân số năm 2001 của Viện số liệu thống kê Bồ Đào Nha. Có khoảng 635,000 người khuyết tật ở Bồ Đào Nha, nghĩa là 6,1% trong tổng số dân Bồ Đào Nha. Hơn 50% số người khuyết tật đã già hơn 55 tuổi. Không có thống kê quốc gia về việc làm và thất nghiệp tỷ lệ người khuyết tật [25].

Những kết quả ban đầu từ khảo sát ở Canada về người khuyết tật của Cục điều tra và thống kê Canada: Ước tính có khoảng 3,8 triệu người lớn ở

Canada bị giới hạn trong các hoạt động hàng ngày của họ do một khuyết tật trong năm 2012. Điều này đại diện cho 13,7% dân số trưởng thành. Hơn 11% người trưởng thành Canada trải qua một trong ba loại khuyết tật phổ biến nhất: đau, di động và linh hoạt. Trong số những người báo cáo ít nhất một trong các loại khuyết tật trong năm 2012, hơn 40% bị cả ba cùng một lúc. Các khuyết tật thường gặp nhất tiếp theo là tinh thần/tâm lý, 3,9%; động kinh, tăng 3,5%; nghe, 3,2%; nhìn thấy, tăng 2,7%; tiếp theo khó khăn về học, mỗi 2.3%. Ít hơn 1% người trưởng Canada báo cáo khuyết tật phát triển. Tỷ lệ tăng khuyết tật đều đặn với tuổi: 2,3 triệu người Canada độ tuổi lao động (15-64), hay 10,1%, báo cáo có khuyết tật trong năm 2012, so với 33,2% của người cao niên có độ tuổi từ 65 trở lên ở Canada. Trong độ tuổi lao động, những báo cáo khuyết tật là 4,4% cho những người từ 15 đến 24, 6,5% cho những người 25-44 và 16,1% đối với những người từ 45 đến 64. Tỷ lệ này đạt 26,3% đối với những người ở độ tuổi 65-74 và 42,5 % trong số những người 75 tuổi trở lên. Các loại phổ biến nhất của người khuyết tật cũng thay đổi theo độ tuổi. Trong nhóm trẻ tuổi 15-24, các loại báo cáo phổ biến nhất của người khuyết tật là khuyết tật về tâm lý /tâm thần 2,2%; khó khăn về học 2,0% và vận động, 1,9%. Trong số những người từ 45 đến 64, thường gặp nhất là đau, tăng 12,7%; linh hoạt, tăng 9,8%; và tính di động, 8,6%. Trong khi ba loại khuyết tật cũng báo cáo nhiều nhất trong số người cao niên, tỷ lệ cao: 22,1% cho đau đớn, 20,5% cho tính di động và 19,3% cho linh hoạt. Tỷ lệ khiếm thính cũng là cao trong số người cao niên, 10,4%. Tỷ lệ những người một khuyết tật ở phụ nữ trưởng thành là 14,9%; cho nam giới, 12,5%. Trong số những người Canada lâu đời nhất (những người 75 tuổi trở lên), 44,5% phụ nữ cho biết bị khuyết tật so với 39,8% của nam giới. Một số mức độ nghiêm trọng đã được phát triển cho các CSD, sẽ đưa vào tài khoản số loại khuyết tật, cường độ của những khó khăn và tần số của những hạn chế hoạt động. Sử dụng số điểm này, người khuyết tật đã được phân thành bốn mức độ nghiêm trọng: nhẹ,

trung bình, nặng và rất nặng. Trong năm 2012, 26,0% số người khuyết tật đã được phân loại là rất nghiêm trọng; 22,5%, nặng; 19,8%, trung bình; và 31,7%, nhẹ [26].

Báo cáo tình hình Hồng Kông về người khuyết tật năm 2013: Trong năm 2013, theo định nghĩa của người khuyết tật thông qua trong STE, có đã có tổng cộng 499 400 người khuyết tật cư trú ở trong nước hộ gia đình ở Hồng Kông, chiếm 7,4% dân số, với một số 55% là phụ nữ nên và gần 60% là những người lớn tuổi từ 65 trở lên. Tỷ lệ khuyết tật nói chung tăng theo tuổi và nữ là cũng cao hơn so với nam giới. Đối với những người lớn tuổi từ 65 trở lên, tỷ lệ của khuyết tật, ở 31,6%. Đối với những người trong độ tuổi lao với khuyết tật tham gia vào thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của họ (6,7%) cũng là đáng chú ý là cao hơn so với cùng nhóm tuổi (3,7%), phản ánh gánh nặng tài chính nặng của họ như là một kết quả của những thử thách lớn hơn. Trẻ em từ dưới 18: 5 000 người (tỷ lệ hộ nghèo ở mức 20,5%, tăng nhẹ cao hơn so với con số tổng thể của cùng nhóm tuổi là 18,6%). Người từ 18 đến 64: 40 300 người (tỷ lệ hộ nghèo 22,4%, nhiều hơn gấp đôi so với con số chung của nhóm cùng tuổi là 10,5%); và cao tuổi từ 65 tuổi trở lên: 102 100 người (tỷ lệ hộ nghèo ở 34,6%, cao hơn một chút so với con số chung của nhóm cùng độ tuổi 30,5%). Phân tích những người khuyết tật đang sinh sống trong các hộ gia đình, tổng số số lượng lên tới 499 400 vào năm 2013, với tỷ lệ nữ giới 56,4% , nam giới là 43,6%. NKT có thể có nhiều hơn một loại KT. Cụ thể, trong khi gần 70% chỉ là với một loại khuyết tật, một số 30% là có nhiều KT. Trong số những người có khuyết tật duy nhất, khó khăn vận động là loại phổ biến nhất của người khuyết tật, chiếm khoảng 40% tổng số, theo sau là hành vi xa lạ và khó khăn về học [24].

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Người khuyết tật tại trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương.

- Địa chỉ: Số 220 Nguyễn Trãi 2, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, Hải Dương. - Thời gian nghiên cứu: tháng 6 năm 2016.

2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016 (lựa chọn NKT theo tiêu chuẩn ở phụ lục 1).

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ NKT không đồng ý tham gia nghiên cứu tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn toàn bộ người khuyết tật tại trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Hải Dương tháng 6 năm 2016.

- Cỡ mẫu: N=95

2.2.3. Đánh giá nhu cầu PHCN của NKT

+ Điền "0" khi người tàn tật cần phải thực hiện một hoạt động nào mà người đó thực hiện được không cần một sự giúp đỡ nào cả.

+ Điền "1" khi người tàn tật cần phải thực hiện một hoạt động nào đó mà người đó phải nhờ sự giúp đỡ mới làm được.

+ Điền "2" khi người tàn tật không thực hiện được hoạt động đó.

+ Nếu có bất kỳ một câu trả lời là “1, 2” nào, chúng ta biết người khuyết tật cần huấn luyện và có nhu cầu PHCN [12].

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập số liệu thông qua:

- Nghiên cứu hồ sơ của từng NKT.

- Đến gặp trực tiếp từng NKT, quan sát, phỏng vấn, lượng giá, đánh giá kết quả, đánh tích vào phiếu điều tra.

- Đánh giá mức độ nhu cầu PHCN cho NKT.

Bảng 2.1: Nội dung nghiên cứu

Mục tiêu Nội dung

(chỉ số nghiên cứu)

Phương pháp thu thập thông tin Công cụ Đánh giá thực trạng người khuyết tật tại

1. Giới Nghiên cứu

hồ sơ

Phiếu điều tra

2. Tuổi Nghiên cứu

Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ tỉnh Hải Dương. 3. Trình độ học vấn Nghiên cứu hồ sơ

4. Nguyên nhân Nghiên cứu

hồ sơ 5. Nhóm tàn tật Thăm khám Lượng giá 6. Phối hợp tàn tật Thăm khám Lượng giá Xác định nhu cầu PHCN của người khuyết tật 1. Trong sinh hoạt Ăn uống Phỏng vấn sâu Quan sát Lượng giá Bảng đánh giá Tắm rửa Đánh răng Đi đại tiểu tiện Thay quần áo

2. Trong giao tiếp

Hiểu những điều người

khác nói Phỏng vấn

sâu Quan sát Lượng giá Biểu hiện ý nghĩ, nhu

cầu, tình cảm

Mọi người hiểu tiếng nói của NKT 3. Trong vận động Ngồi dậy Phỏng vấn sâu Quan sát Lượng giá Vận động hai tay và sử dụng bàn tay Vận động hai chân Đi lại trong nhà Đi lại quanh làng 4. Trong

hòa nhập xã hội

Tham gia vào các hoạt động gia đình

Phỏng vấn sâu

Quan sát Lượng giá Tham gia vào các hoạt

động xã hội

Tham gia lao động, sản xuất làm việc

2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Các chỉ số chung: Tuổi, giới

- Trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Sau Trung học phổ thông.

- Nguyên nhân tàn tật: Bẩm sinh, bệnh, tai nạn… - Dạng khuyết tật:

+ Khó khăn về vận động + Khó khăn về nhìn + Khó khăn về nghe - nói

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)