Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016 (Trang 32)

Thu thập số liệu thông qua:

- Nghiên cứu hồ sơ của từng NKT.

- Đến gặp trực tiếp từng NKT, quan sát, phỏng vấn, lượng giá, đánh giá kết quả, đánh tích vào phiếu điều tra.

- Đánh giá mức độ nhu cầu PHCN cho NKT.

Bảng 2.1: Nội dung nghiên cứu

Mục tiêu Nội dung

(chỉ số nghiên cứu)

Phương pháp thu thập thông tin Công cụ Đánh giá thực trạng người khuyết tật tại

1. Giới Nghiên cứu

hồ sơ

Phiếu điều tra

2. Tuổi Nghiên cứu

Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ tỉnh Hải Dương. 3. Trình độ học vấn Nghiên cứu hồ sơ

4. Nguyên nhân Nghiên cứu

hồ sơ 5. Nhóm tàn tật Thăm khám Lượng giá 6. Phối hợp tàn tật Thăm khám Lượng giá Xác định nhu cầu PHCN của người khuyết tật 1. Trong sinh hoạt Ăn uống Phỏng vấn sâu Quan sát Lượng giá Bảng đánh giá Tắm rửa Đánh răng Đi đại tiểu tiện Thay quần áo

2. Trong giao tiếp

Hiểu những điều người

khác nói Phỏng vấn

sâu Quan sát Lượng giá Biểu hiện ý nghĩ, nhu

cầu, tình cảm

Mọi người hiểu tiếng nói của NKT 3. Trong vận động Ngồi dậy Phỏng vấn sâu Quan sát Lượng giá Vận động hai tay và sử dụng bàn tay Vận động hai chân Đi lại trong nhà Đi lại quanh làng 4. Trong

hòa nhập xã hội

Tham gia vào các hoạt động gia đình

Phỏng vấn sâu

Quan sát Lượng giá Tham gia vào các hoạt

động xã hội

Tham gia lao động, sản xuất làm việc

2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Các chỉ số chung: Tuổi, giới

- Trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Sau Trung học phổ thông.

- Nguyên nhân tàn tật: Bẩm sinh, bệnh, tai nạn… - Dạng khuyết tật:

+ Khó khăn về vận động + Khó khăn về nhìn + Khó khăn về nghe - nói + Khó khăn về học

+ Hành vi xa lạ + Mất cảm giác + Động kinh

- Phối hợp tàn tật: Một loại khuyết tật, hai loại khuyết tật, ba loại khuyết tật trở lên.

- Nhu cầu PHCN:

+ Trong sinh hoạt: NKT ăn uống, tắm rửa, đánh răng, đi đại tiểu tiện, mặc quần áo.

+ Trong giao tiếp: NKT hiểu những điều người khác nói; biểu hiện ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm; mọi người hiểu tiếng nói của NKT.

+ Trong vận động: NKT ngồi dậy, vận động hai tay và sử dụng bàn tay, vận động hai chân, đi lại trong nhà, đi lại quanh làng.

+ Hòa nhập xã hội: NKT tham gia hoạt động gia đình, tham gia hoạt động xã hội; làm công tác nội trợ; tham gia lao động sản xuất làm việc.

2.2.6. Xử lý số liệu

- Số liệu được thu thập, làm sạch, xử lý và phân tích bằng máy tính và được làm tròn tới chữ số thập phân thứ 2.

- Kết quả nghiên cứu được tính toán và trình bày theo số lượng và tỷ lệ %.

2.2.7. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số

- Sai số có thể gặp trong quá trình nghiên cứu: + Do công cụ thu thập thông tin:

Phiếu điều tra không rõ ràng.

Nội dung điều tra không có tính logic.

+ Do người thu thập thông tin (chưa được đào tạo, huấn luyện) - Biện pháp hạn chế sai số:

+ Xác định biến số nghiên cứu

+ Lập kế hoạch và thử nghiệm phiếu điều tra trước khi thực sự bắt đầu thu thập số liệu để đề ra phương pháp khắc phục.

+ Nghiên cứu thực hiện trước sự giám sát của nhân viên trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương.

+ Đào tạo, huấn luyện người thu thập thông tin trước khi điều tra. + Sau khi thu thập số liệu cần xử lý và ghi chép chính xác.

2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu này chỉ được tiến hành khi hội đồng xét duyệt đề cương do trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương thành lập phê duyệt và được sự đồng ý của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương.

- Mọi thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật. - Tuân thủ ba nguyên tắc của đạo đức nghiên cứu là tôn trọng con người, làm việc thiện và sự công bằng [18].

- Các khía cạnh đạo đức khác trong nghiên cứu đều tuân thủ theo Tuyên ngôn Helsinki của Hiệp hội Y học thế giới [19].

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng

Biểu đồ 3.1: Phân bố NKT theo giới tính

Nhận xét: Trong 95 đối tượng tham gia nghiên cứu số bệnh nhân nữ (61,05%) cao hơn số bệnh nhân nam (38,95%).

Biểu đồ 3.2: Phân bố NKT theo nhóm tuổi

Nhận xét: Nhóm tuổi có tỷ lệ NKT nhiều nhất là 40 – 59 tuổi (46,32%). Thứ hai là nhóm NKT >=60 tuổi (33,68%). Nhóm NKT <= 19 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (1,05%).

Biểu đồ 3.3: Phân bố NKT theo trình độ học vấn

Nhận xét: Tỷ lệ mù chữ trong nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (66,32%), thấp nhất là trình độ sau trung học phổ thông (1,05%).

Biểu đồ 3.4: Phân bố NKT theo nguyên nhân

Nhận xét: Nguyên nhân khuyết tật của NKT trong nhóm nghiên cứu thì bẩm

Biểu đồ 3.5: Phân bố NKT theo nhóm khuyết tật

Nhận xét: NKT trong nhóm nghiên cứu tập trung nhiều nhất ở nhóm khó

khăn về học, chiếm 34,62%. Thứ 2 là hành vi xa lạ 23,84%. Không có NKT mất cảm giác.

Biểu đồ 3.6: Phân bố NKT theo phối hợp khuyết tật

3.2. Nhu cầu PHCN

Bảng 3.1: Phân bố nhu cầu của NKT theo bốn lĩnh vực Lĩnh vực nhu cầu PHCN của NKT Có nhu cầu

Không có

nhu cầu Tổng

n % n % n %

Nhu cầu PHCN về sinh hoạt 36 37,89 59 62,11 95 100

Nhu cầu PHCN về giao tiếp 45 47,37 50 52,36 95 100

Nhu cầu PHCN về vận động 29 30,53 66 69,47 95 100

Nhu cầu PHCN về hòa nhập xã hội 90 94,74 5 5,26 95 100 Nhận xét: NKT có nhu cầu PHCN về hòa nhập xã hội chiểm tỷ lệ cao nhất

(94,47%). Nhu cầu PHCN về vận động chiếm tỷ lệ thấp nhất (30,53%).

Bảng 3.2: Nhu cầu PHCN sinh hoạt của NKT Mức Nhu cầu 0 1 2 Tổng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Ăn uống 75 78,95 14 14,73 6 6,32 95 100 Tắm rửa 59 62,1 30 31,58 6 6,32 95 100 Đánh răng 72 75,79 17 17,89 6 6,32 95 100

Đi đại tiểu tiện 68 71,58 21 22,1 6 6,32 95 100

Mặc quần áo 65 68,42 24 25,26 6 6,32 95 100

Nhận xét: Hầu hết đối tượng nghiên cứu có thể tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ăn uống 78,95%, đánh răng 75,58%...) chỉ có một số ít phải phụ thuộc vào người khác trong ăn uống, tắm rửa, đại tiện, tiểu tiện, mặc quàn áo chiếm 6,32%.

Bảng 3.3: Nhu cầu PHCN giao tiếp của NKT

Nhu cầu Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) NKT hiểu những điều người khác nói 52 54,74 13 13,68 30 31,58 95 100 NKT biểu hiện ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm 50 52,63 12 12,63 33 34,74 95 100

Mọi người hiểu tiếng nói của NKT

50 52,63 11 11,58 34 35,79 95 100

Nhận xét:

Phần lớn NKT trong nhóm nghiên cứu đều tự giao tiếp được (52,63% - 54,74%).

NKT có thể giao tiếp không đầy đủ chiếm (11,58% -13,68%).

NKT không thể hiểu những điều người khác nói; không thể biểu hiện ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm và mọi người không hiểu tiếng nói của NKT (31,58% - 35,79%).

Bảng 3.4: Nhu cầu PHCN vận động của NKT Mức Nhu cầu 0 1 2 Tổng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Ngồi dậy 77 81,05 14 14,74 4 4,21 95 100 Vận động hai tay và sử dụng bàn tay 73 76,84 17 17,9 5 5,26 95 100 Vận động hai chân 67 70,53 20 21,05 8 8,42 95 100 Đi lại trong phòng 66 69,47 21 22,11 8 8,42 95 100 Đi lại quanh trung

tâm 66 69,47 21 22,11 8 8,42 95 100

Nhận xét:

- Với các hoạt động ngồi, đứng, di chuyển trong phòng hầu hết bệnh nhân có thể tự làm được (ngồi: 81,05%, vận động hai tay và sử dụng bàn tay: 76,84%, vận động hai chân: 70,53%, đi lại trong nhà: 69,47%, đi lại quanh làng: 69,47%); số NKT phụ thuộc chiếm tỷ lệ thấp (ngồi dậy: 4,21%, vận động hai tay và sử dụng bàn tay: 5,26%).

Bảng 3.5: Nhu cầu PHCN hòa nhập xã hội của NKT Mức Nhu cầu 0 1 2 Tổng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tham gia vào các

hoạt động gia đình

7 7,37 51 53,68 37 38,95 95 100

Tham gia vào các

hoạt động xã hội 5 5,26 52 54,74 38 40 95 100

Làm công việc

nội trợ 10 10,53 47 49,47 38 40 95 100

Tham gia lao

động, sản xuất 5 5,26 53 55,79 37 38,95 95 100

Nhận xét:

- Đa số NKT tham gia vào các hoạt động gia đình, xã hội; làm công việc nội trợ và tham gia lao động sản xuất ở mức không thường xuyên (49,47-55,79%) và không thể (38,95%-40%).

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng của NKT tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương.

Để đánh giá thực trạng của NKT tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương, nghiên cứu đã được tiến hành với cỡ mẫu là 95 NKT, kết quả thu được những thông tin sau: Trong số 95 NKT tham gia nghiên cứu có:

4.1.1. Tỷ lệ NKT theo giới

Tỷ lệ NKT nữ (61,05%), NKT nam (38,95%), có thể thấy nữ nhiều hơn nam. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Adela Xu tiến hành nghiên cứu NKT ở Vương quốc Anh có 6,4 triệu phụ nữ KT và 5,5 triệu nam giới KT [22]. Cũng phù hợp với Báo cáo Tình hình Hồng Kông năm 2013 cho thấy tỷ lệ NKT nữ cao hơn NKT nam [24]. Kết quả phù hợp với kết quả của Bùi Đức Long, khuyết tật ở nữ giới được ghi nhận nhiều hơn nam giới với tỉ lệ ở nữ giới là 57,1% và ở nam giới là 42,9% [8]. Có thể giải thích là do sự chênh lệch giới tính trong xã hội đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính ở NKT. Sự chênh lệch này có thể giải thích là do tuổi thọ của nữ cao hơn nam.

4.1.2. Tỷ lệ NKT theo nhóm tuổi

Phân bố NKT theo tuổi cho thấy số tỷ lệ NKT nhóm từ 40-59 tuổi chiếm cao nhất (46,32%). Tỷ lệ NKT ở nhóm <=19 ít nhất (1,05%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Hải tỷ lệ KT ở trẻ em chỉ chiếm 13,42% [4] và nghiên cứu của Bs Trương Thanh và cộng sự, tỉ lệ trẻ em bị khuyết tật là 6,47% và người lớn là 93,52% [16]. Có thể giải thích là trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có “Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương” với nhiệm vụ chính là tổ chức tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và dạy nghề cho trẻ em thuộc các đối tượng bảo trợ xã hội nên tại trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Xã hội Hải Dương không có đối tượng trẻ khuyết tật.

4.1.3. Tỷ lệ NKT theo trình độ học vấn

NKT mù chữ chiếm tỷ lệ cao nhất 66,32% phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Hải NKT mù chữ chiếm tỷ lệ cao nhất [4] nhưng không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên: NKT bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao

nhất 58,1% [13]. Nhìn chung trình độ học vấn của nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu về NKT ở tỉnh Hải Dương của Phạm Thị Nhuyên cho thấy: tỷ lệ NKT mù chữ là 36,5% [13] và nghiên cứu ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy: NKT trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%), tiếp đến là trung học cơ sở (33,2%), NKT có trình độ học vấn trung học phổ thông và sau trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp và chỉ có 15,7% NKT là mù chữ [3]. NKT có trình độ học vấn thấp như vậy việc đào tạo huấn luyện cho NKT những kiến thức và kỹ năng PHCN được thực hiện bởi nhân viên y tế trong trung tâm phải kiên trì và nhẫn nại.

4.1.4. Tỷ lệ NKT theo nguyên nhân

Phân bố NKT theo nguyên nhân khuyết tật cho thấy hầu hết NKT có nguyên nhân bẩm sinh chiếm 65,26%, Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Hải [4] và kết quả khảo sát năm 2008 của ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội của Bộ thương binh - Lao động xã hội [2], NKT bẩm sinh là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số NKT có các nguyên nhân khác. Nhưng không phù hợp với kết quả của Trương Thanh và cộng sự: nguyên nhân lớn nhất do tuổi già chiếm 50,28% [16] và không phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Liễu: nguyên nhân do bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 77,1% [7]. Có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau về nguyên nhân có thể giải thích do môi trường và điều kiện sống khác nhau ở các địa phương dẫn đến nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân bẩm sinh chiếm tỷ lệ cao vì vậy muốn giảm tỷ lệ NKT cần cần có biện pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm KT.

4.1.5. Tỷ lệ NKT theo nhóm khuyết tật

NKT trong nhóm khó khăn về học cao nhất, chiếm 34,62%. Thứ 2 là nhóm hành vi xa lạ, chiếm 23,87%. Không có nhóm khuyết tật mất cảm giác. Kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Liễu và Lê Văn Hải cho thấy NKT khó khăn vận động chiếm tỷ lệ cao nhất [7] [4]. Sự khác nhau này có thể do địa bàn nghiên cứu khác nhau, mô hình khuyết tật ở mỗi địa

phương khác nhau do ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có bệnh viện Phong Chí Linh nên NKT mất cảm giác đều được chăm sóc và điều trị tại đó. Do đó, không có NKT thuộc nhóm mất cảm giác trong nghiên cứu này. Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy NKT khó khăn về học chiếm tỷ lệ cao nhất có thể do NKT ở nghiên cứu chủ yếu mắc KT do nguyên nhân bẩm sinh. Nếu như trước đây việc điều trị phục hồi chủ yếu về vận động vì tỷ lệ lớn, thì hiện nay việc điều trị và phục hồi không chỉ đề cập đến vận động, do chất lượng cuộc sống của NKT không phải chỉ là việc di chuyển, mà là vui chơi, học tập, hòa nhập cộng đồng và quan tâm của xã hội. Đây là một biến đổi hết sức khó khăn, nó đòi hỏi sự phối hợp quan tâm, hợp tác của nhiều ngành cơ quan mới hi vọng cải thiện được cuộc sống cho NKT.

4.16. Tỷ lệ NKT theo phối hợp khuyết tật.

Phân bố NKT theo phối hợp tàn tật cho thấy tỷ lệ NKT có một loại khuyết tật là cao nhất chiếm 68,42%, hai loại khuyết tật là 31,58%, ba loại khuyết tật là 5,26%. Phù hợp với nghiên cứu của Phạm Dũng: Số người một dạng khuyết tật chủ yếu (92%), một loại KT (5,7%), ba loại KT trở lên (2,3%) [3]. Phù hợp với kết quả của Phạm Thị Nhuyên NKT chủ yếu mắc khuyết tật đơn lẻ (85,4%) [13]. PHCN cho người đa khuyết tật khó khăn, chi phí cao, đạt hiệu quả thấp. Do vậy NKT ở trung tâm chủ yếu mắc một loại khuyết tật thì việc PHCN sẽ dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

4.2. Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật

Đất nước ngày một phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người, đặc biệt là người khuyết tật cũng cần được chú trọng. Quan tâm, chăm sóc người khuyết tật một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, PHCN đang là nhu cầu bức thiết để góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất

lượng cuộc sống. Vì vậy, xác định nhu cầu PHCN của người khuyết tật là rất quan trọng.

Đối với mục tiêu đánh giá nhu cầu PHCN cho NKT tại trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương tôi chia thành 4 vấn đề chính:

- Sinh hoạt hàng ngày: Hầu hết NKT có thể tự thực hiện các hoạt động

sinh hoạt hàng ngày của mình một cách độc lập (mức 0: >62%), số rất ít bệnh nhân không thể tự làm được trong việc sinh hoạt hằng ngày (mức 2:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội hải dương tháng 6 năm 2016 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)