Đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội tim mạch bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 39)

- Các đối tượng tham gia trong nghiên cứu hoàn toàn tự nguyê ân. Các đối tượng được giải thích rõ ràng về mục đích, ý nghĩa, các thông tin cần thu thâ âp của nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu sẽ được giữ bí mâ ât. Các đối tượng có toàn quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng có quyền bỏ cuộc bất cứ lúc nào hoặc vì mọi lý do đều được chấp thuâ ân và đề tài không lựa chọn đối tượng thay thế. Các kết quả xét nghiê âm máu, các chỉ số huyết áp, tình trạng dinh dưỡng, thể lực được thông báo đầy đủ cho các đối tượng khi kết thúc nghiên cứu.

- Bên cạnh đó, viê âc đảm bảo an toàn cho đối tượng tham gia nghiên cứu rất quan trọng. Các nhân viên lấy máu xét nghiê âm và xét nghiê âm sinh hóa máu là các kỹ thuâ ât viên xét nghiê âm lành nghề. Lấy máu luôn đảm bảo vô trùng, có chuyên gia hồi sức cấp cứu cùng với các trang thiết bị và thuốc men để xử trí kịp thời các tai biến có thể xảy ra khi lấy máu.

- NC được sự đồng ý của khoa Nội tim mạch, phòng Sau đại học, phòng Kế hoạch tổng hợp BVTWQĐ 108.

- Các thông tin liên quan đến cá nhân NC được giữ bí mật.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới:

n % n % n % 30 – 44 6 5,2 1 0,9 7 6,0 45 – 59 17 14,6 8 6,9 25 21,6 ≥ 60 53 45,7 31 26,7 84 72,4 Tổng 76 65,5 40 34,5 116 100 Tuổi trung bình X ± SD 66,5 ± 12,58

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy:

Tuổi càng cao tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh càng tăng: Nhóm tuổi 30 – 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,0%); Nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (72,4%)

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh ĐTĐ type 2 có xu hướng cao hơn nữ giới ở tất cả các nhóm tuổi (65,5% so với 34,5%).

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới

Bảng 3.2. Chỉ số glucose và HbA1C trung bình ở đối tượng nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu Nam Nữ Tổng

Glucose máu trung bình X ± SD

(mmol/L)

HbA1C trung bình

X ± SD (%) 7,6 ± 2,32 7,5 ± 2,08 7,6 ± 2,24

p >0,05

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy:

Chỉ số glucose và HbA1C ở đối tượng nghiên cứu theo 2 giới nam, nữ tương đương nhau và đều ở mức cao (12,6 ± 5.34 mmol/L và 12,7 ± 7,01mmol/L); (7,6 % và 7,5%) (p > 0,05).

Bảng 3.3. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có BCTM

Có BCTM Không BCTM Tổng

Số lượng (n) 90 26 116

Tỉ lệ (%) 77,6 22,4 100

Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tim mạch ở mức cao: 77,6 %.

3.2. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch của đối tượng nghiên cứuBảng 3.4. Mối liên quan giữa BCTM và giới Bảng 3.4. Mối liên quan giữa BCTM và giới

Có BCTM Không BCTM

p

n % n %

Nam 59 50,9 17 14,7 0,986 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ 31 26,7 9 7,8

Tỉ lệ xuất hiện biến chứng tim mạch ở 2 giới không cân bằng:

Nam giới có BCTM cao gấp 1,9 lần so với nữ giới (50,7% so với 26,7%) (p > 0,05).

Biểu đồ 3.2. Mối liên quan giữa BCTM và nhóm tuổi BN ĐTĐ

Kết quả từ biểu đồ 3.2 cho thấy:

Tỷ lệ biến chứng tim mạch tăng dần theo tuổi: Nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (60,4%) Nhóm tuổi 30 – 45 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (0%)

Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa BCTM và thời gian phát hiện ĐTĐ

Kết quả từ biểu đồ 3.3 cho thấy:

Tỉ lệ xuất hiện BCTM tăng dần theo thời gian mắc đái tháo đường: Nhóm BN có thời gian mắc ĐTĐ ≥ 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (50,8%) (p < 0,05)

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa BCTM và tăng huyết áp

Tăng huyết áp Có BCTM Không BCTM Tổng

n % n %

Có 54 45.7 9 8.6 63

Không 36 31.0 17 14.7 43

Tổng 90 26 116

p 0,022

Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy:

Tăng huyết áp ở BN ĐTĐ là nguy cơ gây biến chứng tim mạch. Bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bệnh nhân không tăng huyết áp (45,7% so với 31,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa BCTM và rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu Có BCTM Không BCTM Tổng n % n % 64 55,2 15 12,9 79 Không 26 22,4 11 9,5 37 Tổng 90 26 116 OR=1,81; p=0,057 Kết quả từ bảng 3.6 cho thấy:

Bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn lipid máu xuất hiện BCTM chiếm tỷ lệ cao (55,2%) (p > 0,05)

Rối loạn lipid máu ở BN ĐTĐ có nguy cơ BCTM cao hơn 1,81 lần so với nhóm không rối loạn lipid.

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa BCTM và chỉ số BMI

Thể trạng Có BCTM Không BCTM n % n % Thiếu cân 6 5,1 1 0,9 Bình thường 43 37,0 19 16,4 Thừa cân 26 22,4 1 0,9 Béo phì 15 12,9 5 4,4

Kết quả từ bảng 3.7 cho thấy:

BN ĐTĐ có BMI trong khoảng bình thường xuất hiện biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (37,0%), thiếu cân chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,1%).

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa BCTM và thói quen uống rượu, bia

Uống rượu, bia Có BCTM Không BCTM Tổng

39 33,6 4 3,4 43

Không 51 44,0 22 19,0 73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 90 26 116

OR=4,21; p=0,012 Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy:

Uống rượu, bia BN ĐTĐ có BCTM cao gấp 4,21 lần so với không uống rượu, bia (OR=4,21) (p < 0,05)

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa BCTM theo thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá Có BCTM Không BCTM Tổng n % n % Có 26 22,4 3 2,6 29 Không 64 55,2 23 19,8 87 Tổng 90 26 116 OR=3,11; p=0, 078 Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy:

Hút thuốc lá ở BN ĐTĐ có BCTM cao gấp 3,11 lần so với không hút thuốc lá (OR=3,11) (p > 0,05).

CHƯƠNG IV BÀN LUẬN

Tôi đã tiến hành nghiên cứu 116 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016. Từ kết quả thu được, tôi xin đưa ra một số bàn luận như sau:

4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường type 2:

Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của tôi là 66,5 ± 12,58 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 30 tuổi, lớn nhất là 92 tuổi. Nghiên cứu của Tô Văn Hải và cộng sự nghiên cứu về tăng huyết áp và biến đổi điện tim trên đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trí tại khoa Nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn có độ tuổi trung bình là 64,9 ± 7,2, chủ yếu chiếm nhiều nhất ở độ tuổi trên 50 tuổi (chiếm 91,3%) [10]. Như vậy là nghiên cứu của tôi và các nghiên cứu trên có độ tuổi mắc bệnh tương đương nhau.Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi.

Tỉ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 trong nghiên cứu của tôi tăng dần theo tuổi: Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 72,4%; số bệnh nhân nam giới cao hơn bệnh nhân nữ giới (65,5% so với 34,5%) tương đồng với nghiên cứu “Khảo sát mối liên quan giữa HbA1C với bilan lipid ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2” của Hồ Trường Bảo Long (2010) có kết quả: nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi (73,8%) chiếm cao hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (26,2%) [18]. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc ĐTĐ type 2 đang có dấu hiệu trẻ hóa. Trong nghiên cứu của tôi có 5,2% bệnh nhân ≤ 45 tuổi.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa nam và nữ có sự khác nhau trong các nghiên cứu. Nghiên cứu “Khảo sát mối liên quan giữa HbA1C với bilan lipid ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2” của Hồ Trường Bảo Long (2010) có kết quả: số bệnh nhân nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới (60% so với 40%) [18], Nghiên cứu của tôi cũng cho kết quả tương tự: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh có xu hướng cao hơn nữ giới (65,5% so với 34,5%).

Chỉ số glucose máu, HbA1C:

Glucose và HbA1C là chỉ số chính để chẩn đoán ĐTĐ. Nếu chỉ số này ở mức tiên lượng xấu thì bệnh chuyển biến nặng và dễ dẫn đến các biến chứng

nguy hiểm. Chỉ số glucose trong nghiên cứu của tôi là 12,6 ± 5,94%, cao hơn nhiều so với nghiên cứu ”Thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” của Bế Thu Hà (2009) là 8,1 ± 3,1% [9] và đang ở mức kiểm soát kém.

Nồng độ HbA1C trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 7,6 ± 2,24 % gần với khuyến cáo của ADA là 7%, nồng độ HbA1C không có sự khác biệt giữa hai giới, kết quả này tương tự như nghiên cứu “Khảo sát mối liên quan giữa HbA1C với bilan lipid ở bệnh nhân Đái tháo đường typ2”của Hồ Trương Bảo Long (9 ± 2,35%) [18].

Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có BCTM:

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau tiến triển. Nghiên cứu của tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 có BCTM ở mức cao (77,6%), cao hơn nghiên cứu “Thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” của Bế Thu Hà (2009) có tỉ lệ biến chứng nói chung là 69,2% và biến chứng tim mạch nói riêng là 42,8% [9]. Có thể giải thích điều này vì sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu của tôi là bệnh nhân điều trị nội trú, còn trong nghiên cứu của Bế Thu Hà là bệnh nhân ngoại trú. Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các ảnh hưởng từ tim mạch và hẹp động mạch vành nên tỷ lệ BN ĐTĐ có BCTM trong nghiên cứu của tôi chiếm tỉ lệ cao hơn.

4.2. Yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ type 2:

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Sự liên quan này mang tính chất thống kê chứ không phải là quy luật chắc chắn. Một người mang một yếu tố nguy cơ nào đó chỉ có nghĩa là người ấy dễ mắc bệnh tim mạch. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, khả năng mắc bệnh tim mạch càng nhiều nhưng không đồng

nghĩa là người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh. Ngược lại, người không mang bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng không thể chắc chắn mình sẽ không mắc bệnh.

4.2.1 Yếu tố không thay đổi được:

Tuổi:

Tuổi tăng thì nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch cũng tăng, do tuổi cao các động mạch co lại và cũng xơ cứng hơn, thành tim dày lên, hoạt động của tim cũng yếu đi và kém hiệu quả. Trong nghiên cứu của tôi, tỉ lệ các biến chứng tăng dần theo tuổi: nhóm ≥ 60 tuổi tỉ lệ xuất hiện biến chứng là lớn nhất (60,4%).

Từ kết quả trên cho thấy nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch gia tăng khi tuổi đời cao hơn. Hơn nửa số người đột quỵ tim mạch và 80% số chết vì đột quỵ xảy ra ở độ tuổi trên 65. Dù không thể tránh được tuổi già, việc ăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý và duy trì một lối sống lành mạnh sẽ góp phần làm chậm lại quá trình thoái hoá do tuổi gây ra.

Giới:

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nam giới có xu hướng xuất hiện biến chứng tim mạch cao hơn nữ giới, một phần sự khác biệt này là do nam giới hút thuốc lá nhiều hơn so với nữ giới. Tuy nhiên ở phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, nguy cơ sẽ tăng cao hơn và sau tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và nữ giới là như nhau.

Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ BN nam giới có xuất hiện BCTM cao hơn nữ giới (50,9% so với 26,7%). Nam giới mắc bệnh có xu hướng cao hơn nữ giới có thể giải thích do thói quen ăn uống nhiều chất béo, uống rượu bia, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực….Đây là những nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa và dẫn đến nhiều hệ lụy cho tim mạch.

ĐTĐ nếu được phát hiện muộn và điều trị hiệu quả sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng tim mạch.

Theo nghiên cứu của tôi cho kết quả: Ở nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh ĐTĐ ≥ 5 năm có tỉ lệ biến chứng tim mạch cao nhất là 50,8%. Tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu “Thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” của Bế Thu Hà (2009) Nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh > 5 năm có biến chứng tim mạch là 52,4% [9]. Điều này nói lên được mức độ nguy hiểm của bệnh ĐTĐ. Vì vậy cần phải khám định kì thường xuyên để phát hiện sớm bệnh ĐTĐ và giảm sự xuất hiện các biến chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Yếu tố thay đổi được:

Tăng huyết áp:

Nghiên cứu của tôi có kết quả: Tăng huyết áp trên bệnh nhân ĐTĐ là yếu tố nguy cơ mắc BCTM (cao gấp 2,5 lần so với người ĐTĐ không có tăng huyết áp), bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp xuất hiện biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ cao (45,7%), tương tự nghiên cứu “Một số yếu tố nguy cơ tim mạch và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm framingham ở bệnh nhân nội tại bệnh viện quân y 103” của Nguyễn Minh Phương (2015) có kết quả bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp xuất hiện biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ là 48,0 % [20], nghiên cứu “Tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch và bê ânh mạch vành trên bê ânh nhân ĐTĐ type 2 mới chẩn đoán” của Nguyễn Thị Thúy Hằng: tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp xuất hiện biến chứng tim mạch là 56,32% [11]. Tăng huyết áp thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như béo phì, tăng rối loạn lipid máu, đái tháo đường...làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất. Tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Cả hai số đo huyết áp tâm thu và tâm trương đều là những yếu tố nguy cơ tim mạch mặc dù số đo huyết áp tâm thu được xem là yếu tố dự báo quan trọng hơn đối

với nguy cơ xuất hiện các biến chứng do tăng huyết áp, nhất là tai biến mạch não. Vì thế, ổn định huyết áp ở người ĐTĐ cũng là một trong các nhiệm vụ quan trọng khi điều trị bệnh nhân ĐTĐ.

Rối loạn lipid máu:

RLLPM là những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa ĐM. RLLPM sẽ làm rối loạn chức năng của nội mạc mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Vai trò của rối loạn lipid máu trong bệnh lý xơ vữa ĐM đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học quan sát, thực nghiệm và cả những công trình nghiên cứu tiền cứu - can thiệp. Theo nghiên cứu của tôi, RLLPM trên BN ĐTĐ nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch cao gấp 2,41 lần so với BN không rối loạn lipid máu. Tỷ lệ RLLPM chung là 55,2%, thấp hơn tỷ lệ trong nghiên cứu “Mối liên quan giữa RLLM và một số yếu tố ở bệnh nhân tiền ĐTĐ” của Trần Thị Đoàn (2012): 79,4% [8] và nghiên cứu “Khảo sát một số YTNC tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường” của Đào Thị Dừa và cộng sự (2012): > 60% [7]. Kết quả của các nghiên cứu đều ở mức cao (> 50%) chứng tỏ rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng. Đây là một trong những nguy cơ có thể thay đổi. Vì thế,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội tim mạch bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 39)