Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại BVĐK

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2015 (Trang 38)

Xanh Pôn năm 2015

Bảng 3.5. Xem hồ sơ và chuẩn bị BN trước khi tiêm S

T T

Nội dung công việc

Có làm Không

làm

Đúng Sai

n % n % n %

1. Xem hồ sơ: Họ tên BN, tên thuốc, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng

67 100 0 0 0 0

2. Thông báo về việc dùng thuốc. Giải thích, động viên để BN yên tâm, hợp tác

52 77,61 15 22,39 0 0

3. Hỏi kĩ về tiền sử dị ứng thuốc

của BN 28 41,79 7 10,45 32 47,76

4. Đặt tư thế hợp lí cho BN 57 85,07 3 4,48 7 10,45

Nhận xét: Tất cả 67 ĐD được quan sát đều thực hiện đúng việc xem hồ sơ. Có 22,39% số ĐD thực hiện không đầy đủ việc thông báo, giải thích về việc dùng thuốc cho BN. Có tới 47,76% số ĐD không thực hiện việc hỏi kĩ tiền sử dị ứng thuốc của BN trước khi dùng thuốc. Đã có 7 ĐD không đặt tư thế hợp lí cho BN trước khi tiêm chiếm 10,45%.

Bảng 3.6. Chuẩn bị điều dưỡng trước khi tiêm S

T T

Nội dung công việc

Có làm Không

làm

Đúng Sai

n % n % n %

1. Chuẩn bị trang phục: áo blu, mũ

blu và khẩu trang (nếu cần), card 52 77,61 15 22,39 0 0 2. Rửa tay thường quy 46 68,66 12 17,91 9 13,43

Nhận xét: Có 22,39% số ĐD thực hiện việc tiêm truyền mà không chuẩn bị đầy đủ trang phục. Chỉ có 46 ĐD rửa tay thường quy đúng trước khi dùng thuốc cho BN trong khi đó có tới 13,43% số ĐD không rửa tay thường quy trước khi thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch.

Bảng 3.7. Chuẩn bị dụng cụ tiêm trước khi tiêm

STT Nội dung công việc

Có làm Không làm Đúng Sai n % n % n % 1. Xe tiêm 3 tầng 67 100 0 0 0 0 2. Khay chữ nhật sạch 67 100 0 0 0 0 3. Trụ cắm kìm, kìm kocher 67 100 0 0 0 0 4. Cốc đựng bông, cồn 700 67 100 0 0 0 0 5. Hộp chống sốc đủ 7 cơ số 61 91,04 6 8,96 0 0 6. Sổ thực hiện y lệnh thuốc 67 100 0 0 0 0 7. Thuốc theo y lệnh 67 100 0 0 0 0

8. Gối kê tay 0 0 0 0 67 100

9. Găng tay sạch 61 91,04 0 0 6 8,96

10. Gạc bẻ ống thuốc 47 70,15 0 0 20 29,85

11. Dây garo 67 100 0 0 0 0

12. Bơm kim tiêm vô khuẩn

dùng 1 lần 67 100 0 0 0 0

13. Các loại thùng rác theo quy

định 59 88,06 9 11,94 0 0

Nhận xét: 100% ĐD chuẩn bị đủ xe tiêm 3 tầng, khay chữ nhật sạch, trụ cắm kìm, kìm kocher, cốc đựng bông, cồn 700 sổ thực hiện y lệnh thuốc, thuốc theo y lệnh, dây garo, bơm kim tiêm vô khuẩn dùng 1 lần khi tiến hành quy trình kĩ thuật này. Có 6 ĐD không chuẩn bị đủ hộp chống sốc đủ 7 cơ số chiếm 8,96%. Có 8,96% số ĐD không chuẩn bị găng tay sạch. Có tới 11,94% số ĐD không chuẩn bị đủ các loại thùng rác theo quy định.

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch

STT Nội dung công việc

Có làm Không làm Đúng Sai n % n % n % 1 Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian 67 100 0 0 0 0 2

Kiểm tra thuôc, sát khuẩn nắp lọ thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc

16 23,88 51 76,12 0 0

3 Kiểm tra bơm kim tiêm 67 100 0 0 0 0

4 Xé vỏ bao bơm kim tiêm,

thay kim lấy thuốc 67 100 0 0 0 0

5 ĐD sát khuẩn tay nhanh 30 44,78 9 13,43 28 41,79 6 Pha thuốc, lấy thuốc vào

bơm tiêm 49 73,13 18 26,87 0 0

7 Thay kim tiêm, đuổi khí, đặt

bơm tiêm vào khay 67 100 0 0 0 0

8 Bộc lộ vùng tiêm, xác định

vị trí tĩnh mạch phù hợp 67 100 0 0 0 0 9 Đặt gối dưới vùng tiêm, đặt

dây garo 0 0 67 100 0 0

10 ĐD mang găng tay sạch 42 62,69 0 0 25 37,31

11 Thắt dây garo 67 100 0 0 0 0

12 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng

13 ĐD sát khuẩn tay nhanh 27 40,30 10 14,93 30 44,77 14 Cầm bơm kim tiêm đúng

cách, đâm kim góc 15-300 67 100 0 0 0 0 15 Rút pittong kiểm tra có máu

trào ra 61 91,04 0 0 6 8,96

16 Tháo dây garo 67 100 0 0 0 0

17

Bơm thuốc từ từ, quan sát sắc mặt BN trong khi bơm thuốc

63 94,03 4 5,97 0 0

18 Bơm hết thuốc, rút kim

nhanh 67 100 0 0 0 0

19 Sát khuẩn lại vị trí tiêm

bằng bông cồn 54 80,60 13 19,40 0 0

20 Thu gọn dụng cụ 65 97,01 2 2,99 0 0

21 Tháo găng tay 37 55,22 0 0 30 44,78

Nhận xét: 100% ĐD thực hiện 5 đúng trước khi tiêm tĩnh mạch. Có 51 số ĐD thực hiện không đúng sát khuẩn nắp lọ thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc chiếm 76,12%. Có đến 41,79% số ĐD không sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc. Và có 18 ĐD khi pha thuốc, lấy thuốc không đảm bảo được yếu tố vô khuẩn của kim lấy thuốc. Có 37,31% số ĐD không mang găng tay sạch khi thực hiện kĩ thuật này. 23,88% số ĐD sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông cồn không đảm bảo kĩ thuật. Có đến 44,77% số ĐD không sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim qua da. Chỉ có 61 ĐD rút pittong kiểm tra có máu trào ra trước khi bơm thuốc chiếm 91,04%. Ngoài ra, các bước khác đều có kết quả thực hiện đúng tốt.

Bảng 3.9. Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ sau khi tiêm

STT Nội dung công việc

Có làm Không

làm

Đúng Sai

n % n % n %

1. Giúp BN trở lại tư thế thoải

mái 40 59,70 5 7,46 22 32,84

2. Dặn dò BN những điều cần

thiết 47 70,15 13 19,40 7 10,45

3. Phân loại dụng cụ, rác thải y tế

đúng quy định 54 80,60 13 19,40 0 0

4. Ghi phiếu công khai thuốc, hồ

sơ chăm sóc 67 100 0 0 0 0

Nhận xét: 100% ĐD sau khi thực hiện tiêm tĩnh mạch đều ghi phiếu công khai thuốc và hồ sơ chăm sóc đầy đủ. Có 32,84% số ĐD không giúp BN trở về tư thế thoải mái sau khi thực hiện xong kĩ thuật. Chỉ có 70,15% số ĐD thực hiện việc dặn dò BN những điều cần thiết đầy đủ sau khi tiêm. Có 13 ĐD phân loại rác thải y tế, dụng cụ sai quy định.

3.3. Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của ĐD tại BVĐK Xanh Pôn

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn S

T T

Nội dung công việc Đúng Sai

n % n %

1 Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn 67 100 0 0

2 Sử dụng xe tiêm 67 100 0 0

3 Sử dụng khay tiêm 56 83,58 11 16,42

4 Có hộp đựng vật sắc nhọn ở gần nơi

tiêm 64 95,52 3 4,48

5 Rửa tay/sát khuẩn tay nhanh trước khi

chuẩn bị thuốc 30 44,78 37 55,22

6 Rửa tay/sát khuẩn tay nhanh trước khi

đưa kim qua da 27 40,30 40 59,70

7 Mang găng tay khi tiêm 42 62,69 25 37,31

8 Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn 49 73,13 18 28,87

9 Tiêm thuốc đúng chỉ định 67 100 0 0

10 Tiêm thuốc đúng thời gian 62 92,54 5 7,46

11 Tiêm đúng vị trí 67 100 0 0

12 Tiêm đúng góc kim so với mặt da 65 97,01 2 2,99

13 Tiêm đúng độ sâu 67 100 0 0

14 Rút pittong kiểm tra trước khi bơm

thuốc 61 91,04 6 8,96

15 Tiêm đúng nguyên tắc 2 nhanh 1 chậm 65 97,01 2 2,99 16 Không dùng tay đậy nắp kim 41 61,19 26 38,81

17 Cô lập kim ngay sau khi sử dụng vào

hộp an toàn 67 100 0 0

Nhận xét: 100% ĐD thực hiện đúng việc sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn và xe tiêm, tiêm thuốc đúng chỉ định, đúng vị trí, đúng độ sâu và cô lập kim ngay sau khi sử dụng vào hộp an toàn. Có 16,42% số ĐD không mang khay tiêm khi thực hiện kĩ thuật. 55,22% số ĐD không thực hiện việc rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc và có tới 59,70% số ĐD không rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim qua da. Số ĐD không mang găng tay khi tiêm chiếm 37,31%. Có đến 26 ĐD dùng tay đậy nắp kim chiếm 38,81%.

Bảng 3.11. Kết quả chất lượng thực hiện 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn Mức độ thực hiện Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Đúng 17/17 tiêu chuẩn 12 17,91

Sai 1 – 2 tiêu chuẩn 19 28,36

Sai 3 – 5 tiêu chuẩn 36 53,73

Sai > 5 tiêu chuẩn 0 0

Nhận xét: Qua quan sát 67 ĐD thì chỉ có 12 ĐD thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch đảm bảo đúng 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn chiếm 17,91%. Có 28,36% số ĐD sai từ 1 – 2 tiêu chuẩn. Tỷ lệ sai từ 3 – 5 tiêu chuẩn là 53,73%. Không có ĐD nào sai quá 5 tiêu chuẩn.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

Tiêm tĩnh mạch là một kĩ thuật rất phổ biến và có vai trò rất quan trọng tại các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm tĩnh mạch không đảm bảo kĩ thuật gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, gây hại đối với người bệnh, người tiêm và cả cộng đồng.

BVĐK Xanh Pôn đang từng bước phát triển hiện đại, dần khẳng định là bệnh viện trung tâm của thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và nhân dân trong thành phố và một số khu vực lân cận. Mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân đến khám bệnh và hàng nghìn bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng nhanh đồng nghĩa với việc tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng tăng theo. Nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như toàn cộng đồng đồng thời giảm tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện thì việc cần thiết là các nhân viên y tế cần chú trọng đến từng kĩ thuật mình làm ngày trên bệnh nhân, luôn cố gắng thực hiện quy trình kĩ thuật một cách an toàn và hiệu quả nhất. Trong đó kĩ thuật tiêm tĩnh mạch là một trong những kĩ thuật được nhiều cán bộ y tế thực hiện hằng ngày mà đa số là điều dưỡng viên. Xuất phát từ thực tế đó đồng thời nhận thấy chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại BVĐK Xanh Pôn nên tôi đã thực hiện đề tài này nhằm mô tả thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại bệnh viện trong tháng 5, 6 năm 2015.

Qua thực tế quan sát 67 điều dưỡng thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch tại các khoa Nội tim mạch, Nội thận, Phẫu thuật tiêu hóa, Phẫu thuật lồng ngực, Phẫu thuật thần kinh, Bỏng, Hồi sức cấp cứu ngoại trong bệnh viện trong vòng 1 tháng qua bảng kiểm tôi nhận thấy:

4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Điều dưỡng tham gia nghiên cứu này hầu hết là những người trẻ có độ tuổi từ 20 – 30 tuổi chiếm đến 41,80%. Điều này cho thấy nguồn nhân lực điều dưỡng tại BVĐK Xanh Pôn ở độ tuổi rất trẻ, độ tuổi rất năng động và nhiệt huyết trong công việc cũng như khả năng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp chủ động và tích cực. Tuy nhiên, bệnh viện cũng có đội ngũ điều dưỡng ở độ tuổi trung niên từ 41 tuổi trở lên chiếm 26,86%. Như vậy 2 nguồn lực lượng chính này có thể trợ giúp cho nhau tích cực trong khi làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đối tượng nghiên cứu đa số đều là nữ giới chiếm đến 85,07% số điều dưỡng. Đây là một đặc điểm chung của nghề điều dưỡng. Cho thấy nữ giới là những người phù hợp hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nữ giới khi làm công việc này cũng còn gặp một số khó khăn nhất định như việc thời gian nghỉ thai sản dài, sức khỏe có giới hạn,… có thể gây ảnh hưởng đến công việc chung.

Qua nghiên cứu ta thấy được trình độ của điều dưỡng tại các khoa phòng được nghiên cứu chủ yếu là ở trình độ trung cấp chiếm tới 85,07%. Trong khi đó số điều dưỡng ở trình độ đại học chỉ chiếm 11,94%. Hầu hết nhân viên tại các khoa phòng đều là điều dưỡng trung cấp, mỗi khoa chỉ có từ 1 -2 điều dưỡng ở trình độ đại học thường là điều dưỡng trưởng khoa. Số điều dưỡng cao đẳng cũng rất ít chiếm 2,99%. Cũng đi theo sự phát triển của toàn ngành, BVĐK Xanh Pôn đang thúc đẩy việc nâng cao trình độ của cán bộ y tế nói chung và đội ngũ điều dưỡng nói riêng. Việc nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực điều dưỡng góp phần quan trọng trong mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh của ngành y tế.

Thâm niên công tác là một thông tin giúp phản ánh được kinh nghiệm của người điều dưỡng trong công việc chuyên môn hằng ngày. Như chúng ta thấy được, trong ngành y tế thì kinh nghiệm cũng đóng góp phần quan trọng

trong chất lượng chăm sóc người bệnh. Trong nghiên cứu này, điều dưỡng có thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống chiếm đa số 58,21% và những người có thâm niên trên 15 năm chiếm 28,36%, con số này phù hợp với độ tuổi của điều dưỡng như chúng ta thấy ở trên. Theo Westbrook J.I và cộng sự (2001) [11] khi tiến hành nghiên cứu về những thiếu sót xảy ra trong tiêm tĩnh mạch ở bệnh viện và vai trò của kinh nghiệm của 107 điều dưỡng làm việc tại nước Anh cho kết quả là những lỗi thuốc sẽ giảm theo kinh nghiệm làm việc. Họ nói rằng cứ 6 năm kinh nghiệm thì sẽ giảm nguy cơ để xảy ra lỗi thuốc là 10,9%. Qua đây đã thêm khẳng định về vai trò của kinh nghiệm làm việc trong công tác y tế và nhất là lực lượng điều dưỡng viên.

4.2.Thực trạng thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại BVĐK Xanh Pôn năm 2015

Qua quan sát 67 điều dưỡng đang làm việc tại các khoa phòng của bệnh viện cho thấy tất cả điều dưỡng đều xem hồ sơ bệnh nhân đúng, thực hiện việc đối chiếu họ tên bệnh nhân, tên thuốc, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng. Đây là bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng trong quy trình tiêm tĩnh mạch. Để phòng ngừa nguy cơ đổ lỗi, trách nhiệm cho người tiêm và nguy cơ hệ lụy pháp luật, người điều dưỡng cần kiểm tra chắc chắn y lệnh được ghi trong bệnh án, sao y lệnh vào sổ thực hiện thuốc hằng ngày, và khi thực hiện có gì vướng mắc cần xem lại hoặc hỏi lại trực tiếp bác sĩ điều trị. Trong trường hợp cấp cứu bác sĩ ra y lệnh miệng thì cần phải ghi lại ngay y lệnh vào sổ thuốc sau khi thực hiện và cũng cần nhắc nhở bác sĩ ghi lại vào bệnh án. Đối với trường hợp bệnh nhân đã nằm điều trị dài ngày tại khoa cũng không nên chủ quan về y lệnh thuốc, vẫn cần phải xem hồ sơ cẩn thận theo từng bước. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho người bệnh và chính bản thân người điều dưỡng, trước khi thực hiện việc tiêm thuốc cho bệnh nhân người điều dưỡng cần phải rất cẩn thận trong việc xem hồ sơ. Có 77,61% số điều dưỡng thông báo, giải thích rõ về việc dùng thuốc cho bệnh nhân và động

viên bệnh nhân hoặc người nhà chu đáo, hợp tác trong quá trình tiến hành kĩ thuật. Số còn lại điều dưỡng còn thông báo, giải thích sơ sài, còn mang tính hình thức, chưa thể hiện được sự tận tình, chu đáo trong việc động viên, khuyến khích người bệnh trước khi dùng thuốc cho họ. 47,76% là tỷ lệ số điều dưỡng không thực hiện việc hỏi kĩ tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân. Trong khi đó có 10,45% số điều dưỡng hỏi về vấn đề này còn sơ sài, chưa cặn kẽ. Việc tìm hiểu tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân rất quan trọng giúp đảm bảo được hiệu quả của việc dùng thuốc và tránh được những tai biến cho người bệnh đặc biệt là sốc phản vệ. Việc đặt tư thế cho bệnh nhân trước khi thực hiện kĩ thuật này được 85,07% số điều dưỡng thực hiện tốt. Có 10,45% số điều dưỡng không làm việc này. Họ để nguyên tư thế của bệnh nhân đang

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)