Các giải pháp đảm bảo an toàn cho người tiêm

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2015 (Trang 30 - 31)

- Phòng tránh nguy cơ bị phơi nhiễm do máu và vật sắc nhọn đâm

+ Mang găng tay sạch khi tiếp xúc với máu, dịch tiết của BN. Không được sát khuẩn ngoài găng vì có thể làm găng thủng không đảm bảo an toàn cho người mang.

+Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ đầu ống thuốc để tránh mảnh vỡ rơi vào ống thuốc, rơi ra sàn nhà, bắn vào người, đâm vào tay.

+ Không dùng tay để đậy nắp kim. Nếu trong trường hợp cần thiết nên sử dụng một tay và múc nắp kim trên mặt phẳng rồi mới đậy lại.

+ Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm

+ Bỏ kim tiêm vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm

+ Không để vật sắc nhọn đầy quá ¾ hộp kháng thủng. Đậy nắp và niêm phong hộp đựng vật sắc nhọn trước khi vận chuyển đến nơi xử lí an toàn

+ Không mở, làm rỗng và sử dụng lại hộp kháng thủng sau khi đã đậy nắp hoặc niêm phong hộp

+ Cần phải đề phòng sự di chuyển đột ngột của BN trong khi tiêm và ngay sau khi kết thúc mũi tiêm: Đặt BN ở tư thế thoải mái, an toàn, chắc chắn trước, trong và sau khi tiêm. Đặc biệt trong trường hợp BN không tỉnh táo hoặc trẻ nhỏ cần có người phụ giúp giữ BN an toàn.

+ Những nhân viên tiếp xúc với nguồn bệnh đều phải chủng ngừa HBV + Khi bị kim tiêm đã sử dụng đâm cần nhanh chóng xử lí và khai báo theo hướng dẫn.

- Phòng ngừa tình trạng đổ lỗi cho người tiêm và hệ lụy pháp luật.

+ Kiểm tra chắc chắn y lệnh ghi trong bệnh án. Trong trường hợp cấp cứu, bác sĩ ra y lệnh bằng miệng cần phải ghi lại kịp thời y lệnh vào sổ thuốc ngay sau khi thực hiện và nhắc bác sĩ ghi y lệnh vào bệnh án.

+ Kiểm tra chính xác về liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi tiêm. + Luôn phải đánh giá tình trạng BN trước, trong và sau khi tiêm.

+ Pha thuốc và lấy thuốc tiêm dưới sự chứng kiến của BN hoặc người nhà. + Giữ lại cẩn thận lọ/ống thuốc tiêm có ghi tên BN đến hết ngày tiêm để làm vật chứng

+Ghi phiếu chăm sóc kịp thời, chính xác về thuốc đã sử dụng, phản ứng của BN, xử trí chăm sóc trước, trong và sau khi tiêm thuốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2015 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)