Xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong dự án đầu tư trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng l (Trang 65 - 69)

về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư

3.2.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư

Việc giải phóng mặt bằng làm cho một số bộ phận ngƣời dân bị mất đất và thay đổi một số điều kiện sống. Mặc dù họ đã đƣợc bồi thƣờng nhƣng nhìn chung họ vẫn rất thiệt thòi do mức giá bồi thƣờng thấp hơn nhiều so với giá thực tế trên thị trƣờng. Vì vậy, Nhà nƣớc cần ban hành những chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cho những ngƣời có đất bị thu hồi nhằm giúp họ nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp, sớm ổn định đời sống . Ngoài ra, chính quyền địa phƣơng và phía chủ đầu tƣ dự án cần chủ động phối hợp với các tổ chức mở các lớp tập huấn theo nhu cầu của ngƣời dân địa. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các đơn vị, tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...) để tổ chức các khoá học hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phù hợp với nhu cầu lao động của địa phƣơng để tránh tình trạng nguồn lực lao động đƣợc đào tạo không phù hợp tạo gánh nặng cho xã hội.

3.2.3.2. Nhóm giải pháp về xác định giá đất và tài sản gắn liền trên đất

Hiện nay Nhà nƣớc đã ban hành Nghị định, Thông tƣ liên quan đến công tác GPMB. Cùng với đó là UBND thành phố Đà Nẵng đã xây dựng khung giá đất từng loại để phục vụ cho công tác bồi thƣờng thiệt hại về đất tại mỗi địa phƣơng. Song vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng giá bồi thƣờng đối với các loại đất cũng nhƣ giá một số loại tài sản gắn liền trên đất, gây nhiều khiếu kiện và thắc mắc trong nhân dân làm chậm tiến độ triển khai của các dự án. Chính vì vậy, các cấp có thẩm quyền cần phải nghiên cứu, khảo sát và cập nhật thƣờng xuyên những thay đổi về giá đất cũng nhƣ các loại tài sản khác để từ đó lựa chọn phƣơng pháp xác định giá một cách khoa học, chính xác và gần nhất với giá đất trên thị trƣờng. Giá bồi thƣờng phải phản ánh một cách kịp thời với những biến động của thị trƣờng nhằm đảm bảo lợi ích của các sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở. Để làm đƣợc điều này cần có một bộ phận thẩm định giá có đủ năng lực và cần có một hệ thống chính sách pháp luật thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

án GPMB thì gặp rất nhiều khó khăn nhƣ diện tích đất thực tế không khớp với diện tích ghi trong GCNQSDĐ, rất khó phân loại các tài sản trên đất. Để khắc phục điều này cần phải có một cơ chế quản lý quỹ đất đai hoàn chỉnh, toàn diện và chính xác.

Hiện nay, khiếu kiện về đất đai đang chiếm trên 70% tổng khiếu kiện của toàn xã hội, khiếu kiện về bồi thƣờng, GPMB đang chiếm trên 70% khiếu kiện về đất đai, suy ra khiếu kiện về bồi thƣờng, GPMB đang chiếm 50% khiếu kiện của toàn xã hội.

3.2.3.3. Nhóm giải pháp về bố trí vốn cho công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, và bố trí tái định cư

Hiện nay, các dự án đầu tƣ thực hiện chƣa đúng với trình tự quản lý đầu tƣ và xây dựng, nhƣ khi dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt thì chƣa có phƣơng án đến bù giải phóng mặt bằng và bố trí tái đinh cƣ. Tỷ trọng nguồn vốn bồi thƣờng cho việc thu hồi đất trong tổng mức đầu tƣ hiện nay của các dự án lớn, nhiều dự án chiếm đến 50 – 70 % tổng số vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cƣ. Thế nhƣng, thực tế hiện nay, trong dự toán kinh phí GPMB chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mục chi này thƣờng đƣợc cho vào mục Chi khác, chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,1 – 0,3 % tổng mức đầu tƣ. Điều này, dẫn đến những bất hợp lý trong việc triển khai bồi thƣờng, GPMB làm ảnh hƣởng đến tiến độ của dự án.

Trong thời gian đến, để đẩy mạnh tiến độ công tác GPMB cần phân cấp rõ ràng về việc phê duyệt, thẩm định các phƣơng án theo nguyên tắc nhất quán, tập trung một đầu mối, một cửa, một dấu, tránh thực tế hiện nay vốn của Trung ƣơng cấp, khi thành phố phê duyệt xong thì phải trình lên các Bộ duyệt lại dự toán hoặc phƣơng án bồi thƣờng, GPMB làm ảnh hƣởng tới tiến độ của dự án.

Thành phố cần tiếp tục hoàn thiện quy định về trình tự, tổ chức lập và duyệt phƣơng án bồi thƣờng GPMB, cũng nhƣ đồng bộ hóa việc phân cấp và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp với nhau.

Thành lập Quỹ GPMB và tái định cƣ nhằm huy động các nguồn tài lực, vật lực, kể cả các nguồn đóng góp của các tổ chức và dân cƣ trên địa bàn để hỗ trợ cho công tác GPMB và xây dựng các khu TĐC đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện Hòa Vang nói riêng và toàn thành phố Đà Nẵng nói chung. Quỹ sẽ đƣợc quản lý bởi Ban chỉ đạo GPMB phối hợp cùng Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc.

3.2.3.4. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch ở nƣớc ta hiện nay còn thiếu tính thống nhất, tính khả thi không cao. Qui hoạch yếu kém không dựa trên một tƣ duy triết lý, không phù hợp với thực tế đang và sẽ dẫn đến sự lãng phí quỹ đất.

Một trong những khó khăn của công tác quy hoạch là sức ép rất lớn từ các địa phƣơng. Các cụm công nghiệp, các công trình giao thông, các khu phức hợp mang lại những lợi ích to lớn, thậm chí làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phƣơng. Chính vì vậy, các địa phƣơng đều mong muốn đƣợc đƣa vào quy hoạch và đƣợc có các công trình trọng điểm trên địa bàn của mình quản lý. Với mong muốn này, các nhà làm kế hoạch sẽ phải chịu sức ép thƣờng xuyên, liên tục từ dƣới lên. Tuy nhiên, các nhà quản lý ở cấp địa phƣơng cũng chẳng dễ dàng gì với dƣ luận nhƣ: tại sao địa phƣơng A xin đƣợc công trình lớn mà địa phƣơng chúng ta lại không?... Đây chính là “động lực” thực tế dẫn đến “quy hoạch theo phong trào”. Tất cả những lý giải đó đều cho thấy quy hoạch của chúng ta là quy hoach bị động”. Quy hoạch này nhằm hợp lý hoá trong công tác quản lý hay các yêu cầu của chủ đầu tƣ, qua đó đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế trƣớc mắt của địa phƣơng. Có ngƣời nói là: "Quy hoạch để lập hồ sơ, quy hoạch để xin đầu tƣ, để tranh thủ vốn...”. Chính vì vậy, quy hoạch và thực hiện quy hoạch không gắn kết với nhau trong cùng một sản phẩm. Hầu hết quy hoạch này chỉ đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt, rất ngắn hạn mà không thể dự báo sau khi quy hoạch hoàn thành. Nếu để thực hiện những quy hoạch nhƣ thế mà phải thu hồi đất thì làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình, làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của một địa phƣơng thì quả là không cần thiết.

Việc xây dựng phƣơng án quy hoạch theo hƣớng chủ động, khoa học trên cơ sở lợi ích lâu dài, đồng bộ của đất nƣớc và thành phố với sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân, giúp cho quá trình thực hiện GPMB nhanh và đảm bảo đúng tiến độ.

3.2.3.5. Nhóm giải pháp về kiện toàn bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng có đủ năng lực, đủ đạo đức nghề nghiệp và đủ các yêu cầu đòi hỏi phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng

Bộ máy làm công tác giải phóng mặt bằng phải hoạt động đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, phải phân công rõ trách nhiệm và phối hợp giữa Sở, ban, ngành trong công tác GPMB, tránh hiện tƣợng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

Về cán bộ làm công tác GPMB: Cán bộ làm công tác GPMB phải đƣợc trang bị đầy đủ về năng lực và đạo đức nghề nghiệp, họ phải là những ngƣời nắm rõ những yêu cầu, đặc điểm của dự án, phải am hiểu về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đặc biệt là chính sách quy định phục vụ cho công tác bồi thƣờng GPMB nhƣ: quy định về giá bồi thƣờng, về đối tƣợng và điều kiện bồi thƣờng cũng nhƣ trình tự lập phƣơng án bồi thƣờng và trình tự tiến hành công tác GPMB đúng thời gian, tiến độ đã đề ra.

Tăng cƣờng công tác chỉ đạo kiểm tra quá trình thực hiện công tác GPMB đối với các cán bộ tham gia thực hiện trực tiếp, kịp thời xử lý những khó khăn, vƣớng mắc. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi họp để đánh giá kết quả đã đạt đƣợc và kế hoạch

hoàn thành những công việc tiếp theo cùng với việc nêu gƣơng, khen thƣởng những cá nhân làm tốt công tác GPMB. Đồng thời, góp ý kiến phê bình, khiển trách xử phạt những cán bộ còn sai sót, yếu kém, có ý thức trách nhiệm chƣa cao trong quá trình thực hiện công tác GPMB.

Một vấn đề quan trọng khác là nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng. Một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng trình độ chuyên môn yếu, không nhiệt tình với công việc, chất lƣợng công việc làm không đảm bảo độ chính xác làm mất lòng tintrong nhân dân dễ dẫn đến những hiểu lầm và gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng... Bên cạnh đó sự lãnh chỉ đạo sát sao, quyết liệt và kịp thời của các cấp, các ngành khi nảy sinh những khó khăn trong quá trình bồi thƣờng và thu hồi đất sẽ có tác dụng rất lớn tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ GPMB.

3.2.3.6. Nhóm giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình GPMB

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn và vận động người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước, của thành phố về bồi thường giải phóng mặt bằng

Từ thực tế công tác GPMB hiện nay và những bài học giải phóng mặt bằng ở những địa phƣơng đi trƣớc trong lĩnh vực chỉnh trang đô thị cho thấy: cần đƣa ra những chính sách và giải pháp triển khai công tác GPMB sao cho hiệu quả. Trƣớc hết là công tác tuyên truyền vận động, giúp nhân dân nắm rõ chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực chỉnh trang đô thị, phát triển công nghiệp - thƣơng mại dịch vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phân tích, tuyên truyền về những lợi ích của thành phố, huyện Hòa Vang và của chính các hộ dân bị thu hồi đất, đó là: tạo những bƣớc phát triển và làm khang trang bộ mặt đô thị, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ có mức thu nhập cao hơn, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao cơ hội đƣợc tiếp cận với cơ sở hạ tầng tốt hơn...

Công tác GPMB sẽ đƣợc diễn ra thuận lợi nếu đƣợc ngƣời dân ủng hộ nhiệt tình bằng việc kê khai đúng thực tế, thực hiện nghiêm chỉnh và đúng thời gian trong việc tổ chức di dời nhà cửa, tài sản, hoa màu trên đất; cuối cùng là ngƣời dân nhận tiền bồi thƣờng và bàn giao mặt bằng. Nếu ngƣời dân không đồng tình với chính sách bồi thƣờng thì việc các cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra lại, điều chỉnh lại những cái chƣa phù hợp với lòng dân và một số trƣờng hợp cá biệt phải chuẩn bị các điều kiện thật cần thiết để thực hiện cƣỡng chế đối với những hộ cố tình chống đối làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tiến độ chung của dự án. Vì vậy cần phải tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân để họ hiểu rõ về chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ thông qua các cuộc họp dân, tiếp xúc cữ tri và thông qua phƣơng tiện truyền thông...

để từ đó ngƣời dân dần hiểu ra và ủng hộ việc thực hiện công tác GPMB.

Thứ hai, thực hiện công khai dân chủ trong công tác GPMB

Thực hiện quy chế công khai, dân chủ và thực hiện đúng quy trình trong công tác giải phóng mặt bằng là một yếu tố quan trọng phải đƣợc tổ chức và triển khai tốt từ việc họp và lấy ý kiến của nhân dân đến việc lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ thôn xã về tiền đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất...

Khi dự án đã đƣợc phê duyệt thì các ban ngành chức năng cần tiến hành công bố công khai các bản vẽ thiết kế quy hoạch tại những khu công cộng, những nơi ngƣời dân dễ dàng tiếp cận để ngƣời dân nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết và chủ động làm những công việc liên quan đến dự án. Đồng thời cần phải dân chủ trong việc áp dụng chính sách bồi thƣờng thiệt hại đối với các đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng tránh trƣờng hợp lợi dụng sự quen biết, ngƣời nhà hay sự mua chuộc của những ngƣời có quyền, có tiền mà áp dụng mức bồi thƣờng khác nhau đối với những đối tƣợng có điều kiện bồi thƣờng nhƣ nhau.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong dự án đầu tư trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng l (Trang 65 - 69)