Xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi thƣờng, hỗ trợ và bố trí tái định cƣ để

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong dự án đầu tư trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng l (Trang 58)

chung

Để đề xuất đƣợc các giải pháp có tính khả thi và phù hợp với thực tế của địa phƣơng, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các hộ đại diện thuộc diện bị thu hồi đất để thực hiện 02 dự án lựa chọn.

3.2.1. Ý kiến của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư được áp dụng ở 02 dự án lựa chọn

Bảng 3.1. Ý kiến của người dân về mức giá bồi thường về đất và các tài sản trên đất

Tên dự án

Số hộ điều tra

Mức giá bồi thƣờng về đất và tài sản

Thỏa đáng Chấp nhận miễn cƣỡng Không thỏa đáng Dự án I 30 20 10 0 Tỷ lệ 100% 66,67% 33,33% 0 Dự án II 30 5 13 12 Tỷ lệ 100% 16,67% 43,33% 40,00%

(Nguồn: Phương pháp phỏng vấn sâu, năm 2013)

Qua số liệu từ Bảng 3.1 cho thấy: Ở Dự án I:

+ Số hộ cho rằng mức giá bồi thƣờng là thỏa đáng, chiếm tỷ lệ khá cao 66,67% tổng số hộ điều tra.

+ Tuy nhiên vẫn còn đến 33,33% số hộ cho rằng họ phải chấp nhận mức giá bồi thƣờng đó vì phải tuân thủ pháp luật, họ lo sợ nếu không đồng ý thì Nhà nƣớc sẽ cƣỡng chế thu hồi.

+ Có đến 40% số hộ tham gia trả lời phỏng vấn không đồng ý với mức giá bồi thƣờng về đất và tài sản gắn liền trên đất. Họ cho rằng mức bồi thƣờng chƣa thỏa đáng, giá đất thấp hơn nhiều so với giá thị trƣờng, do đây là khu vực có mức giá đất thị trƣờng rất cao.

+Có đến 43,33% tổng số hộ đồng ý nhận tiền bồi thƣờng và bàn giao mặt bằng. Mặc dù họ nghĩ mức giá bồi thƣờng là chƣa thỏa đáng nhƣng với trách nhiệm là công dân và phải thực hiện các quy định của pháp luật nên họ phải chấp nhận một cách gƣợng ép. Trong số 43,33% này có 10 hộ nằm trong tổng số 25 hộ có đơn kiến nghị về bồi thƣờng và bố trí tái định cƣ tại tờ trình số 100/TTr-HĐGPMB ngày 27/6/2011.

+ Chỉ có 16,67% số hộ cho rằng mức giá bồi thƣờng là thỏa đáng và họ đã ký nhận 80% tổng số tiền đến bù để tiến hành xây dựng nhà mới.

Bảng 3.2. Ý kiến của người dân đối với các chính sách hỗ trợ ở 02 dự án

Chính sách hỗ trợ Dự án I (n=30) Dự án II (n=30) Hợp lý Chƣa hợp Hợp lý Chƣa hợp lý Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hỗ trợ chi phí di chuyển 21 70,00 9 3 0,00 16 53,33 14 46,67 Hỗ trợ ổn định đời sống 27 90,00 3 1 0,00 10 33,33 20 66,67 Trợ cấp ngừng sản xuất kinh doanh

19 63,33 11 3 6,67 13 43,33 17 56,67 Trợ cấp chuyển đổi nghề 12 40,00 18 6 0,00 20 66,67 10 33,33

Hỗ trợ đối với các đối tƣợng chính sách, hộ nghèo, hộ già yếu neo đơn, hộ khó khăn đột xuất

26 86,67 4 1

3,33

24 80,00 6 20,00

(Nguồn: Phương pháp phỏng vấn sâu, năm 2013)

Qua số liệu điều tra ở Bảng 3.2 cho thấy ý kiến của ngƣời dân về các chính sách hộ trợ ở 02 dự án có sự khác biệt rõ rệt do đặc thù riêng của các loại đất thu hồi và vị trí của các thửa đất bị thu hồi trong từng dự án. Đối với Dự án I đa số các hộ dân đều cho rằng mức hỗ trợ cho việc di chuyển, ổn định đời sống, trợ cấp ngừng sản xuất, và

hỗ trợ đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, già yếu neo đơn là hợp lý. Trong khi đó, đa số các hộ tham gia trả lời phỏng vấn ở Dự án II lại cho rằng mức hỗ trợ và trợ cấp là chƣa hợp lý, đặc biệt là hỗ trợ cho việc ổn định đời sống (66,67%) và trợ cấp ngừng sản xuất kinh doanh (57,67%).

3.2.2. Công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Hòa Vang

Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và bố trí tái định cƣ để thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Hòa Vang đƣợc đánh giá thông qua các yếu tố sau:

3.2.2.1. Yếu tố chính sách

Để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, thành phố Đà Nẵng đã có cách làm mới, sáng tạo nhằm thực sự khơi dậy và phát huy ý chí, nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần xã hội, của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, tất cả vì mục tiêu phát triển thành phố, phát triển cộng đồng.

Trong thời gian qua, các dự án có thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hòa Vang đã áp dụng đúng các văn bản của Trung ƣơng và UBND thành phố. Trong đó, có những chính sách phù hợp và sát với tình hình thực tế của từng dự án trên địa bàn quận. Đây là điểm mạnh của công tác giải tỏa, bồi thƣờng và tái định cƣ trên địa bàn thành phố nói chung và địa huyện Hòa Vang nói riêng.

Chính sách bồi thƣờng và mức giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho đất và các tài sản gắn liền trên đất đã có sự đồng nhất giữa các dự án trên địa bàn, phù hợp và đƣợc đa số những ngƣời dân có đất bị thu hồi đồng thuận. Tuy nhiên, đối với những hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích đất ở vị trí 1, nằm ở trung tâm xã thì vẫn chƣa thỏa mãn với chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và bố trí tái định cƣ. Do mức giá bồi thƣờng quá thấp so với giá thị trƣờng và khả năng sinh lợi mà mảnh đất của họ mang lại. Chính vì vậy, UBND thành phố cần nghiên cứu điều chỉnh khung giá bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Yếu tố tổ chức thực hiện * Xác định mức giá đất bồi thường

Nhƣ chúng ta đã biết, công tác giải phóng mặt bằng hiện nay thƣờng diễn ra rất chậm, nguyên nhân chính là do sự chƣa hợp lý về giá bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, mặt khác việc tính toán giá bồi thƣờng thiệt hại không hợp lý và đôi khi thiếu sự chính xác.

Mặc dù nhiều hộ gia đình cho rằng mức giá bồi thƣờng về đất và tài sản gắn liền trên đất là chƣa thỏa đáng, nhƣng họ vẫn chấp nhận bàn giao mặt bằng. Ngoài ra,

ở 02 dự án vẫn còn một số hộ có đất thị thu hồi không đồng ý với mức bồi thƣờng. Và những hộ đó gửi đơn khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền để mong nguyện vọng của gia đình họ đƣợc xem xét và chấp nhận.

Vì vậy cần nghiên cứu phƣơng pháp định giá cho phù hợp với thực tế nhƣng vẫn đảm bảo tính khoa học. Khi tiến hành định giá đất phải tính đến các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến giá đất. Điều cần quan tâm là giá đất luôn biến động theo xu hƣớng tăng lên cùng với sự khan hiếm về đất đai cho nhu cầu sử dụng của ngƣời dân ngày một tăng. Do vậy, giá đất cần phải đƣợc cơ quan chuyên môn về định giá đất thƣờng xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

* Thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại

Điều 68, chƣơng VI của Luật đất đai 2013 suy định việc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Đất đã thu hồi đƣợc giao để quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:

a) Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thì giao cho chủ đầu tƣ để thực hiện dự án đầu tƣ hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý;

b) Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.

Trƣờng hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai 2013 là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất này đƣợc giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật.

Bồi thƣờng thiệt hại nói chung có thể đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức là bồi thƣờng bằng tiền hoặc bồi thƣờng bằng hiện vật có giá trị tƣơng đƣơng nhau hoặc có thể kết hợp cả bồi thƣờng bằng tiền kết hợp với bằng hiện vật. Đối với đất đai thì có thể bồi thƣờng bằng tiền bằng cách quy giá trị mảnh đất mà thu hồi ra giá trị bằng tiền theo giá trị thị trƣờng; hoặc có thể bồi thƣờng bằng một mảnh đất khác ở khu tái định cƣ mà Nhà nƣớc cũng nhƣ chủ đầu tƣ đã xây dựng khi thực hiện thu hồi đất. Tuy nhiên với đặc điểm của đất đai là cố định theo từng vùng lãnh thổ, khu vực và mang tính dị biệt, khó định lƣợng và so sánh đƣợc nên việc bồi thƣờng tƣơng xứng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là vô cùng khó khăn. Chính vì thế mà công tác Giải phóng mặt bằng hiện nay thƣờng gặp phải rất nhiều vƣớng mắc và khiếu kiện trong nhân dân. Điều này đòi

hỏi công tác định giá đất và việc kiểm kê, kiểm đếm khi thu hồi đất phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh và hiệu quả.

Bên cạnh việc bồi thƣờng thiệt hại về đất và tài sản trên đất thì ngƣời dân có đất bị thu hồi còn đƣợc một khoản hỗ trợ tùy thuộc vào chính sách của từng địa phƣơng và chủ trƣơng của chủ đầu tƣ. Điều 83 và 84 trong Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nhƣ sau:

Điều 83. Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất:

1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất:

a) Ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất ngoài việc đƣợc bồi thƣờng theo quy định của Luật này còn đƣợc Nhà nƣớc xem xét hỗ trợ;

b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.

2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất bao gồm: a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trƣờng hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cƣ đối với trƣờng hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 84. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá

nhân khi Nhà nƣớc thu hồi đất:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thƣờng thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng bằng tiền còn đƣợc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Trƣờng hợp ngƣời đƣợc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu đƣợc đào tạo nghề thì đƣợc nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; đƣợc tƣ vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, kinh

doanh; trƣờng hợp ngƣời có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì đƣợc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

3. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phƣơng án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho ngƣời có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phƣơng án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm đƣợc lập và phê duyệt đồng thời với phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.

Trong quá trình lập phƣơng án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của ngƣời có đất thu hồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở các điều khoản có liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc quy định trong Luật đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất. Trong đó, các điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 trong Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã quy định rõ các nội dung thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; đặc biệt là điều 17 áp dụng trong trƣờng hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tƣ.

3.2.2.3. Nguồn vốn

Trong thực hiện chủ trƣơng phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị bài toán tìm nguồn vốn luôn là bài toán khó. Thế nhƣng, với những nỗ lực chủ quan của lãnh đạo thành phố, của các chủ dự án đầu tƣ và nhất là sự vận dụng sáng tạo huy động sức dân khi thực hiện phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” Đà Nẵng đã tạo ra một nguồn lực rất lớn để đầu tƣ vào lĩnh vực hết sức tốn kém này. Tuy nhiên, vẫn còn có những trƣờng hợp một số dự án chƣa nhận đƣợc nhận tổng số vốn cần đầu tƣ nên trong quá trình triển khai gặp những vƣớng mắc nhất định nhƣ nguồn vốn cung không đúng hạn, chủ đầu tƣ thứ cấp rút vốn giữa chừng...

Theo kết quả phỏng vấn sâu với đại diện của bên thực hiện dự án, việc triển khai GPMB của các dự án không thể thực hiện đúng theo phƣơng án đã đƣợc phê duyệt là do trong cùng một thời điểm, thành phố Đà nẵng triển khai quá nhiều dự án nên nguồn lực và vốn đầu tƣ không đáp ứng kịp thời.

Một số dự án đã thực hiện công tác cắm cọc GPMB, kiểm đếm hoặc địa phƣơng đã phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng chi tiết nhƣng không có hoặc không đủ vốn để chi trả dẫn đến bàn giao mặt bằng không liên tục. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm kê, quản lý cũng nhƣ ký kết biên bản bàn giao đối với Chủ đầu tƣ xây dựng dự án, gây

dƣ luận xã hội theo chiều hƣớng xấu. Tất cả những nguyên nhân trên gây ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ GPMB của các dự án trên địa bàn.

3.2.2.4. Thực hiện việc cấp GCNQSDĐ và Sở hữu nhà ở

GCNQSDĐ là chứng thƣ pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ngƣời sử dụng đất để họ yên tâm đầu tƣ, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất theo pháp luật. Thông qua GCNQSDĐ và QSH nhà ở để Nhà nƣớc ta tiến hành các biện pháp quản lý đất đai nhờ đó xác định tính hợp pháp của mảnh đất và tài sản gắn liền với đất. Công tác GPMB dựa theo quy định của Nhà nƣớc về đối tƣợng, điều kiện bồi thƣờng và giá bồi thƣờng. Một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng nhất đó là ngƣời sử dụng phải có GCNQSDĐ thì ngƣời sử dụng đất sẽ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên, do có sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong dự án đầu tư trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng l (Trang 58)