Khái quát về chính sách tiền tệ quốc gia

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 50 pdf (Trang 40 - 41)

Tr-ớc năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam đ-ợc tổ chức theo mô hình một cấp, Ngân hàng Nhà n-ớc vừa thực hiện chức năng quản lý nhà n-ớc về tiền tệ và tín dụng, vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ cho nên trên thực tế vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà n-ớc ch-a đ-ợc đề cập tới.

Từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam năm 1990, hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, có sự phân định rõ các chức năng của Ngân hàng Nhà n-ớc đã tạo ra sự đổi mới trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà n-ớc. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia chỉ thực sự đ-ợc đổi mới căn bản từ khi Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam năm 1997. Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam ra đời tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà n-ớc. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đã từng b-ớc đ-ợc hình thành và hoàn thiện, h-ớng tới một chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng. Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam quy định về chính sách tiền tệ quốc gia: ‚Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của nhà n-ớc nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân‛.

Quốc hội là cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định l-ợng tiền cung ứng bổ sung cho l-u thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban th-ờng vụ Quốc hội. Đối với Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam, trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, có trách nhiệm:

- Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng l-ợng tiền bổ sung cho l-u thông hàng năm trình Chính phủ;

- Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện việc đ-a tiền ra l-u thông, rút tiền từ l-u thông về theo tín hiệu của thị tr-ờng trong phạm vi l-ợng tiền cung ứng đã đ-ợc Chính phủ phê duyệt;

- Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia đ-ợc xác định là nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Để đạt đ-ợc mục tiêu đó, trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà n-ớc đã từng b-ớc đ-a vào sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ. Trong điều kiện thị tr-ờng tài chính, đặc biệt là thị tr-ờng tiền tệ ch-a phát triển, Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam thực hiện kiểm soát tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp kết hợp với các công cụ gián tiếp, từng b-ớc đổi mới chuyển từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất n-ớc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 50 pdf (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)