Bản đồ phân vùng tai biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phụcvụ giảm thiểu tai biến thiên nhiên vùng ven biển hạ long – cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 82)

b. Xác định góc nghiêng mái dốc (Lập bản đồ độ dốc); Diện tích thu gom nước tính trên một đơn vị chiều dài (Lập bản đồ diện tích thu gom nước)

3.5. Bản đồ phân vùng tai biến

Từ các kết quả phân tích, đánh giá, kết hợp với các yếu tố về địa chất, địa mạo, bước đầu khóa luận tiến hành phân chia khu vực nghiên cứu thành các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của tai biến trượt lở, lũ bùn đá, xói lở - bồi tụ bờ biển ở mức độ khác nhau, phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý tai biến thiên nhiên.

Vùng I phân bố ở toàn bộ phần phía Bắc của khu vực nghiên cứu gồm phía Nam của huyện Cẩm Phả và toàn bộ khu vực Hạ Long. Trong khu vực này là toàn bộ phần khai thác than chính của khu vực Hạ Long – Cẩm Phả. Địa hình chủ yếu phát triển trên vùng chứa than của hệ tầng Hòn Gai T3n-r hg1. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của tai biến trượt lở, lũ bùn đá. Vùng I được chia thành 4 phụ vùng.

Phụ vùng I1 I2 là 2 vùng khai thác than của Hạ Long - Cẩm Phả, trong đó, phụ vùng I1 nằm toàn bộ ở phần phía Nam của Cẩm Phả với một vài mỏ khai thác than chính như mỏ than Mông Dương- Núi Béo- Cọc 6, với lượng bãi thải lớn có thể đưa rất nhiều vật liệu xuống vịnh Bái Tử Long. Khu vực này là khu vực chịu ảnh hưởng và phát sinh lũ bùn đá trực tiếp, có thể nói là một trong 2 khu vực cao nhất toàn bộ vùng I. Phụ vùng này được chia thành các tiểu phụ vùng, gồm tiểu phụ vùng I1a là vùng trung tâm khai thác của mỏ than với nguy cơ phát sinh trượt lở, dòng bùn đá rất mạnh do lượng bãi thải có bề dày rất lớn và tiểu phụ vùng I2b là khu vực bãi thải có sường thoải hơn phân bố từ phần rìa của vùng khai thác vào đến khu vực trung tâm khu khai thác, là vùng phát sinh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ bùn đá.

Cùng tính chất như vậy, phụ vùng I2 nằm ở vị trí trung tâm của Tp Hạ Long, gồm các mỏ than Hà Tu và Hà Lầm, là nơi có nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá rất mạnh. Phụ vùng I2 cũng được chia làm các cấp nhỏ hơn là tiểu phụ vùng I2aI2b có tính chất giống như tiểu phụ vùng I1a và I1b.

Phụ vùng I3 nằm ở phía bắc Quang Hanh, giữa 2 phụ vùng I1 và I2, là nơi phát sinh tai biến trung bình. Đây là khu vực cũng nằm trên đá của hệ tầng chứa than Hòn Gai nhưng hiện tại khu vực này hoạt động khai thác than chưa mạnh. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực có nguy cơ trượt lở khá cao do những tác nhân tự nhiên.

Phụ vùng I4 là khu vực nằm trên dải đồng bằng ở sát bờ biển của Vịnh Hạ Long, được chia làm 4 tiểu phụ vùng. Ngoài tiểu phụ vùng I4c là khu vực địa hình karst, còn lại là nơi tập trung dân cư với ảnh hưởng gián tiếp của nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá. Tiểu phụ vùng I4a là khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng tai biến mạnh phía Nam Cửa Lục, I4b là khu vực ảnh hưởng mạnh tai biến ở Nam Hà Tu. Còn lại I4d chịu ảnh hưởng tai biến mạnh ở khu vực Cẩm Phả - Mông Dương.

Vùng II là khu vực hầu như chỉ có nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá phát sinh tự nhiên.

Đây là khu vực nằm ở phía bắc của Cẩm Phả, không có sự tác động của việc khai thác than.

Vùng III là khu vực chỉ có nguy cơ xói lở - bồi tụ ở phía nam Cẩm Phả và ở sát

bờ biển của Vịnh Hạ Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phụcvụ giảm thiểu tai biến thiên nhiên vùng ven biển hạ long – cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w