Về nội dung nghiên cứu của đề tài:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định kỹ thuật canh tác hợp lý đối với cây chuối mốc trên vùng đất đồi núi ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 68 - 69)

(1) Khí hậu và đất đai vùng Duyên hải Nam Trung bộ phù hợp để cây chuối mốc sinh trưởng tốt và phát huy tiềm năng năng suất, đặc biệt là khu vực đồi chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa mưa Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong sản xuất năng suất chuối mốc vẫn còn thấp bởi các nguyên nhân cơ bản sau: Độ phì đất canh tác thấp; lượng mưa chưa phân bố đều giữa các tháng và các vùng trong năm; giống sử dụng để sản xuất vẫn còn bị bệnh tỷ lệ lớn; mật độ trồng chưa hợp lý; canh tác quảng canh và chưa xác định phương thức bón phân hợp lý.

(2) Môi trường và kỹ thuật hợp lý để nhân giống chuối mốc sạch bệnh là:

+ Môi trường khởi động mẫu là môi trường MS bổ sung 3% saccarose, 0,56% agar và 4,5ppm BAP;

+ Môi trường để nhân nhanh chồi là môi trường MS bổ sung 3% saccarose, 0,56% agar, 2,5ppm BAP và 0,5g cassein hoặc 0,5g cao nấm men cho lít môi trường;

+ Môi trường để tạo rễ và hoàn chỉnh cây trong bình nuôi cấy là môi trường MS bổ sung 3% saccarose, 0,56% agar và 0,2ppm α-NAA;

+ Giá thể để ra ngôi cây con trong giai đoạn vườn ươm I là hỗn hợp cát trắng và trấu hun theo tỷ lệ 1 : 1, có bón lót phân super lân và thúc urê, kali clorua;

+ Giá thể túi bầu để nuôi dưỡng cây con giống chuối mốc trong giai đoạn vườn ươm II là hỗn hợp đất phù sa, phân chuồng và xơ dừa theo tỷ lệ 4 : 0,5 : 1, có bón lót phân super lân và thúc định kỳ phân bón lá Komix.

(3) Phương thức trồng, biện pháp che phủ và phân khoáng trung lượng (magiê, canxi, lưu huỳnh) và một số loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh chưa thấy ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất chuối mốc khi canh tác trên đất đồi vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

(4) Mật độ trồng thích hợp cho cây chuối mốc trên đất đồi vùng Duyên hải Nam Trung bộ từ 1.100 - 1.300 khóm/ha. Với mật độ trên, năng suất chuối mốc đạt 38,5 - 45,9 tấn/ha/năm và cao hơn đối chứng từ 12,6 - 34,2%.

(5) Phân hữu cơ thích hợp để bón cho cây chuối mốc là 16 kg phân chuồng/khóm/năm, hoặc 30 kg phân xanh/khóm/năm, hoặc 2 kg phân hữu cơ bã bùn mía/khóm/năm, hoặc 2 kg phân hữu cơ Sông Gianh/khóm/năm. Sử dụng các loại phân hữu cơ với lượng như trên năng suất chuối mốc đạt từ 33,3 - 35,3 tấn/ha/năm và cao hơn đối chứng từ 11,4 - 18,1%.

(6) Lượng phân khoáng đa lượng hợp lý để bón cho cây chuối mốc trên đất đồi vùng Duyên hải Nam Trung bộ là (50g N + 30g P2O5 + 60g K2O)/khóm/năm. Bón phân khoáng đa lượng như trên cùng với 15 tấn phân chuồng/ha/năm, năng chuối mốc đạt 32,5 tấn/ha/năm và cao hơn đối chứng 25,0%, lãi thuần đạt 74,2 triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 3,2 lần.

(7) Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được quy trình nhân giống chuối mốc sạch bệnh và quy trình kỹ thuật thâm canh cây chuối mốc cho khu vực đất đồi vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

(8) Xây dựng được 02 mô hình thâm canh chuối mốc trên đất đồi vùng Duyên hải Nam Trung bộ, quy mô 2 ha (1,0 ha/điểm), năng suất đạt từ 30,1 - 32,3 tấn/ha/năm và cao hơn so với phương thức canh tác tự phát của nông hộ từ 16,9 - 17,0 tấn/ha/năm, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 1,58 - 1,62 lần.

(9) Tổ chức tập huấn cho 100 lượt cán bộ khuyến nông, nông hộ và hội nghị tham quan mô hình cho 100 lượt cán bộ khuyến nông, nông hộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định kỹ thuật canh tác hợp lý đối với cây chuối mốc trên vùng đất đồi núi ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)