Nghiên cứu lựa chọn môi trường khởi động mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định kỹ thuật canh tác hợp lý đối với cây chuối mốc trên vùng đất đồi núi ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 27 - 28)

- Khó khăn về giống sản xuất Không 83,9 85,

1.2.1.Nghiên cứu lựa chọn môi trường khởi động mẫu

Thí nghiệm được tiến hành với 7 liều lượng khác nhau của chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) BAP (Benzyl adenin purine), trên mẫu chuối mốc đã được kiểm tra không bị nhiễm các bệnh về vi rút và kết quả được trình bày ở bảng 7.

Bảng 7. Ảnh hưởng của liều lượng chất điều hòa sinh trưởng BAP đến khả năng bật chồi của giống chuối mốc sau 4 tuần nuôi cấy

Công thức Tỷ lệ nhiễm (%) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ bật chồi (%) Số chồi /mẫu (chồi) Chất lượng chồi MS(Sac + agar) + 2,5 ppm BAP 50,0 50,0 0,0 0

MS(Sac + agar) + 3,0 ppm BAP 33,3 33,3 33,3 2 * MS(Sac + agar) + 3,5 ppm BAP 16,7 33,3 50,0 7 ** MS(Sac + agar) + 4,0 ppm BAP 33,3 33,3 33,3 8 * MS(Sac + agar) + 4,5 ppm BAP 16,7 0,0 83,3 12 *** MS(Sac + agar) + 5,0 ppm BAP 16,7 40,0 43,3 6 * MS(Sac + agar) + 5,5 ppm BAP 16,7 40,0 43,3 5 ***

Ghi chú:(*) chồi nhỏ, lá xanh vàng, thân mảnh; (**) chồi trung bình, lá xanh nhạt; (***) chồi mập, lá xanh

Kết quả trình bày ở bảng 7 cho thấy: Sau 30 ngày nuôi cấy, ngoại trừ công thức bổ sung 2,5 ppm BAP không bật chồi, các công thức còn lại có tỷ lệ bật chồi từ 33,3 - 83,3%. Trong đó, cao nhất là công thức bổ sung 4,5 ppm BAP (đạt 83,3%), kế đến là công thức bổ sung 3,5 ppm BAP (đạt 50,0%), các công thức còn lại chỉ đạt từ 33,3 - 43,3%. Số chồi/mẫu biến động từ 2 - 12 chồi, cao nhất là công thức bổ sung 4,5 ppm BAP và thấp nhất là bổ sung 3,0 ppm BAP, các công thức còn lại có số chồi từ 5 - 8 chồi/mẫu. Về chất lượng chồi, công thức bổ sung 4,5 và 5,5 ppm BAP có chất lượng

chồi khỏe nhất, kế đến là công thức bổ sung 3,5 ppm BAP và thấp nhất là các công thức bổ sung 3,0, 4,0 và 5,0 ppm BAP.

Như vậy, môi trường thích hợp để khởi động mẫu đối với giống chuối mốc là môi trường MS có bổ sung 4,5 ppm BAP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định kỹ thuật canh tác hợp lý đối với cây chuối mốc trên vùng đất đồi núi ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 27 - 28)