- Khó khăn về giống sản xuất Không 83,9 85,
1.3. Nghiên cứu các biện pháp canh tác tổng hợp đối với chuối mốc trên đất đồi gò vùng Duyên hải Nam Trung bộ
gò vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Mặc dù đề tài được phê duyệt thực hiện từ tháng 01/2009, nhưng thời vụ trồng cây ăn quả ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ thường triển khai vào đầu mùa mưa, do đó, các thí nghiệm về biện pháp canh tác được trồng vào 10/2009, đến tháng 9/2010 trổ buồng và thu hoạch vụ 1 vào tháng 01/2011, thu hoạch vụ 2 vào tháng 05/2011 và vụ 3 vào 09/2011. Như vậy, thời gian thu hoạch nằm trọn trong năm 2011 và đây cũng chính là cơ sở để đánh giá năng suất chuối mốc trong một năm sản xuất của các thí nghiệm về biện pháp canh tác.
Để khắc phục hạn chế hạn hán, đề tài đã lựa chọn vùng đồi gò huyện Vĩnh Thạnh - tỉnh Bình Định và huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa để bố trí các các thí nghiệm. Bởi vì, đây là khu vực chịu ảnh hưởng mưa của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên (vùng giao thoa giữa khí hậu Nam Trung bộ và Tây Nguyên) nên thời gian khô hạn ngắn hơn so với các khu vực khác thuộc vùng nghiên cứu.
Sử dụng cây con tách từ những vườn chuối mốc đang trong kỳ kinh doanh, sinh trưởng khỏe và ít sâu, bệnh. Cây con cao từ 0,6 - 1,0m, có từ 8 - 12 lá, gọt sạch rễ và ngâm trong dung dịch thuốc Aliette 85WP trước khi trồng. Hố trồng được bổ sung vôi bột khi bón lót phân hữu cơ để hạn chế mầm bệnh vàng lá panama.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất cây chuối mốc trên đất đồi vùng Duyên hải Nam Trung bộ được trình cụ thể ở các phần tiếp theo.