0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Khảo sát các loại trang phục bảo vệ dành cho lính cứu hỏa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM VÀ VẬT LIỆU DỆT HẠN CHẾ CHÁY (Trang 41 -41 )

Quần áo bảo vệ cho lính cứu hỏa thường có nhiều lớp tuân theo tiêu chuẩn mới của châu âu EN-469-2005. Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp các tính năng tối thiểu cho quần áo bảo hộ cho lính cứu hỏa trong các hoạt động chữa cháy và các hoạt động liên quan như công tác cứu hộ, trợ giúp trong thảm họa. Quần áo bảo hộ cho nhân viên cứu hỏa phải cung cấp bảo vệ cho thân thể của nhân viên cứu hỏa, cổ, cánh tay đến cổ tay, và chân đến mắt cá chân trong các hoạt động chữa cháy. Nó không bao gồm bảo vệ đầu, bàn tay và bàn chân hoặc bảo vệ chống lại mối nguy hiểm khác như hóa học, sinh học, phóng xạ và các nguy cơ điện.

Trong quá trình hoạt động chữa cháy và các hoạt động khác được thực hiện bởi nhân viên cứu hỏa, mối nguy hiểm khác nhau có thể gặp phải. Khi có thể, phải làm sao để mức độ rủi ro nguy hiểm mang lại cho lính cứu hỏa phải được loại bỏ hoặc giảm đến một mức độ chấp nhận được.

Tiêu chuẩn Châu Âu mới EN 469:2005 đòi hỏi thêm về chức năng chống thấm nước và thông hơi cần phải được kiểm nghiệm. Hiện nay quần áo chống cháy bắt buộc phải có chức năng chống thấm nước và màng thông hơi.

Lưu Thị Lan -35- Khóa 2010 – 2012

 Bộ quần áo bảo vệ chống cháy của Úc theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 469 – 2005:

Áo: Gồm có 5 lớp nhƣ sau:

Lớp ngoài chống cháy: Làm bằng sợi Nomex Delta T là loại sợi chống cháy hàng đầu hiện nay.

Lớp thứ 2 chống thấm (Climate membrance): Ngăn nước, gió, chống hóa chất, chống virus vi khuẩn, thoát mồ hôi và hơi nóng từ trong ra ngoài. Lớp này được làm bằng sởi Sympatex- đăng ký bản quyền tại Châu Âu.

3 lớp trong cùng cách nhiệt: cụ thể như sau:

2 lớp đầu: Làm bằng sợi Cacbon đặc biệt (nhiệt nóng chảy 3650oC) kết hợp với sợi Kevla( Para- ramide) có khả năng chống cháy và giảm sự truyền nhiệt nhiều hơn các lớp cách nhiệt truyền thống. Bảo vệ được cơ thể khi xảy ra hiện tượng lửa bùng ( flash over)

Lớp cách nhiệt thứ 3: Làm bằng sợi Nomex/Viscose FR vừa có tính năng cách nhiệt vừa có tính năng vải lót.

 3 lớp cách nhiệt này là công nghệ độc quyền duy nhất trên thế giới hiện nay (công nghệ Eco- Tempex®

Lưu Thị Lan -36- Khóa 2010 – 2012 Quần: Gồm 3 lớp: Lớp ngoài chống cháy: làm bằng vật liệu sợi Nomex Delta TA Lớp thứ 2 chống thấm: Làm bằng sợi Sympatex với những tính năng cùng loại như áo.

Lớp chống nhiệt và vải lót: Làm bằng vật liệu Nomex/Viscose FR

Lưu Thị Lan -37- Khóa 2010 – 2012

 Bộ quần áo trang bị cho lính cứu hỏa và đội cứu hộ của Nhật.

 Bộ trang phục chữa cháy của Nhật này là loại được trang bị mũ trùm đầu, găng tay và ủng đồng bộ.

 Chỉ tiêu k thuật chính:

 Vật liệu chính của trang phục : Sợi tổng hợp vinylon- 6 tráng bột nhôm chống cháy

 Mũ trùm đầu: Chất liệu nhựa tổng hợp gia cường phủ bạc chống cháy. Mũ trùm đầu được thiết kế đai và quai chống va đập bên trong. Phần trùm cổ được cố định bên trong mũ với vật liệu tương tự vật liệu mũ.

 Áo khoác: Vật liệu như vật liệu toàn bộ, có l thoát khí phía sau và hai bên sườn áo. Mặt trước áo được trang bị 5 khoá cài áo hàng dọc, k m theo đai lưng có thể điều chỉnh kích c .

 Găng tay: Loại 5 ngón, vật liệu tương tự vật liệu chính, găng tay có đệm lót chống va đập.

Ủng: vật liệu cao su chịu nhiệt, bề mặt phủ bạc chống cháy, giữa đế giày là miếng đệm kim loại, bịt đầu gối được nối với ủng bằng đai nịt. Trọng lượng ủng: 5kg

Lưu Thị Lan -38- Khóa 2010 – 2012

 Bộ quần áo dành cho lính cứu hỏa phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu EN 469-2005 nhà sản xuất TACCONI S.p.A của Ý

Bộ quần áo bao gồm áo khoác và quần dài phù hợp với đặc tính k thuật theo tiêu chuẩn EN-469.

Áo Khoác: Bao gồm 4 lớp, từ ngoài vào trong:

Lớp ngoài:NOMEX chống t nh điện, nặng 180 gr/m2.

Lớp chống thấm nước: màng chống ẩm thoáng mát

Lớp cách nhiệt: Sợi NOMEX Lớp lót: Vải FR

ÁO KHOÁC với đệm cố định. Phía trước được đóng chặt bởi hai khóa chạy dài, được bảo vệ bởi miếng che, cả bên trong và bên ngoài, được cố định bằng sợi Velcro®.chống cháy.

Kiểu cổ áo cao và kín bằng sợi Velcro®. Có thể tháo lắp mũ trùm bằng những nút bóp đinh tán, với dây có thể điều chỉnh.

Tay áo Kimono với cổ tay áo bên trong bằng sợi NOMEX®, với hệ thống điều chỉnh ở dưới bằng sợi Velcro®.

Hai túi đắp đóng chặt được bảo vệ bằng băng Velcro®. Một túi bên trong lớp vải lót, trên ngực trái, được điều khiển bằng băng Velcro® .

Những dãy phản quang chống cháy màu xám bạc cao 5 cm được đặt xung quanh phía dưới áo khoác và xung quanh ngực và phần dưới tay áo.

Tất cả các đường may phía ngoài đều được làm bằng chỉ Nomex® chất lượng cao.

Lưu Thị Lan -39- Khóa 2010 – 2012

Màng chống thấm nước được băng trên tất cả các đường chỉ may để đảm bảo tính không thấm nước của áo. Những l thoát nước nằm phía dưới áo khoác.

QUẦN DÀI: Bao gồm 4 lớp ở phía trước, từ phần đáy cho đến phần phía dưới chân và chỉ có một lớp từ phần thắt lưng đến phần đáy và toàn bộ phía sau.

Cụ thể các lớp như sau:

PHẦN PHÍ TRƯỚC TỪ ĐÁY QUẦN ĐẾN DƯỚI CHÂN Lớp ngoài: NOMEX chống t nh điện, nặng 180 gr/m2 Lớp chống thấm nước: màng chống ẩm thoáng mát Lớp cách nhiệt: Sợi Nomex

Lớp vải lót: Vải FR

Đó là trang phục bảo vệ dành cho lính cứu hỏa của một số nước trên thế giới còn những người lính cứu hỏa ở Việt Nam nói chung và cán bộ chiến s chữa cháy của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) TPHCM nói riêng thường mặc bộ quần áo một lớp hoặc hai lớp sản xuất trong nước khi thực hiện nhiệm vụ.

Lưu Thị Lan -41- Khóa 2010 – 2012

Những người lính cứu hỏa trong bộ đồ chống cháy cồng kềnh chạy tới chạy lui, la hét, vội vã. Xung quanh tối đen vì điện đã bị ngắt, ánh đ n pha của chiếc xe cảnh sát chiếu vào họ khiến cảnh tượng giống như trên sân khấu và những người lính như những anh chàng diễn viên...Nhưng rõ ràng ở đây không có ai đang đóng kịch cả, mọi người đang đối diện với nguy hiểm thật sự và đang làm hết sức mình vì mạng sống, tài sản của người khác đang nằm trong tay họ, mọi thứ chỉ được tính bằng giây...

Lưu Thị Lan -42- Khóa 2010 – 2012

 Trang phục bảo hộ của lực lượng PCCC ở Việt Nam bao gồm: Quần,

áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt . Đó là những thiết bị bảo vệ cá nhân không thể thiếu của người chiến s chữa cháy.

Hình a – Trang phục bảo hộ của lực lượng PCCC ở Việt Nam

Hình b – Trang phục bảo hộ của lực lượng PCCC ở Việt Nam

Lưu Thị Lan -43- Khóa 2010 – 2012

Hình c – Quần áo chữa cháy chuyên dùng (Đức)

Hình d - Quần áo cách nhiệt

Lưu Thị Lan -44- Khóa 2010 – 2012

Hình h- Găng tay chữa cháy Hình i- Găng tay cách điện

 Hầu hết các cán bộ chiến s chữa cháy ở Việt Nam khi tham gia chữa cháy họ đều mặc quần áo một lớp bằng vải Khaki như hình a và hình b.

Quần áo ở hình a là dành cho tất cả các chiến s và s quan. Quần áo ở hình b thì dành cho chỉ huy. Cả hai đều có hình dáng và cấu trúc như nhau, nguyên liệu như nhau chỉ khác là quần áo dành cho chỉ huy có thêm một đường màu đỏ ở các dãy phản quang. Còn với quần áo chuyên dùng do Đức sản xuất ở hình C thì giá cả quá mắc nên không sử dụng phổ biến cho lính cứu hỏa ở Việt Nam. Với bộ quần áo ở hình d thì có tính cách nhiệt cao thường dùng cho đội cứu hộ khi trực tiếp xông vào đám cháy.

Giới hạn đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá quần áo thông thường sử dụng cho lính cứu hỏa ở Việt Nam. Bộ quần áo này thường được sản xuất tại Việt Nam và Sở cảnh sát PCCC cấp xuống cho các cán bộ chiến s cứu hỏa (như đã trình bày ở 2.2).

2.3.2 Xác định yêu cầu chất lƣợng của bộ quần áo bảo hộ dành cho lính cứu hỏa [7], [13]

Tính năng chính của trang phục bảo hộ dành cho lính cứu hoả là phải đạt chỉ tiêu chất lượng của EN469, prEN469:2003 và EN343. Vật liệu quần áo chữa cháy là vật liệu chống thấm nước, chống cháy và nhẹ, thuận tiện cho cử động của người sử dụng.

Lưu Thị Lan -45- Khóa 2010 – 2012

1. Tốc độ lan truyền ngọn lửa của vải và đường may

2. Sự truyền nhiệt ngọn lửa 3. Sự truyền nhiệt bức xạ

4. Độ bền kéo khi tiếp xúc với nhiệt bức xạ 5. Yêu cầu về chống nhiệt

6. Yêu cầu về độ bền kéo 7. Yêu cầu về độ bền xé 8. Bề mặt ướt

9. Sự thay đổi kích thước

10.Chống sự xâm nhập của hóa chất lỏng 11.Chống sự xâm nhập của nước

12. Kháng hơi nước 13.Tính nhân trắc 14.Khả năng nhìn thấy 15.Tùy chọn kiểm tra

Đối với bộ quần áo bảo hộ của lực lượng PCCC Việt Nam thì phải đảm bảo yêu cầu tính năng tối thiểu theo TCVN 7617:2007. Vì bộ quần áo này không dùng để bảo vệ khi ngập sâu trong lửa nên yêu cầu tính năng tối thiểu cho quần áo bảo vệ được sử dụng cho quá trình chữa cháy ngoài trời và các hoạt động h trợ khác trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, quần áo bảo vệ phải nhẹ, mềm và phù hợp với rủi ro mà nhân viên chữa cháy phải đối mặt để đạt hiệu quả và không gây ra căng thẳng nhiệt đối với người mặc. Do đó quần áo phải đảm bảo yêu cầu về nhiệt, về cơ và tiện dụng cụ thể là:

1. Yêu cầu về tốc độ lan truyền ngọn l a khi đốt bề mặt:

a. Không có mẫu thử nào có ngọn lửa cháy tới đỉnh hay ra mép ngoài;

Lưu Thị Lan -46- Khóa 2010 – 2012

b. Không có mẫu thử nào bị thủng l ;

c. Không có mẫu nào bị nóng chảy hay tạo thành mảnh vụn cháy; d. Giá trị trung bình của thời gian cháy ≤ 2 s;

e. Giá trị trung bình của thời gian tàn cháy ≤ 2 s.

2. Yêu cầu về tốc độ lan truyền ngọn l a khi đốt mép:

a. Không có mẫu thử nào có ngọn lửa cháy tới đỉnh hay ra mép ngoài;

b. Không có mẫu thử nào bị thủng l ;

c. Không có mẫu nào bị nóng chảy hay tạo thành mảnh vụn cháy; d. Giá trị trung bình của thời gian cháy ≤ 2 s;

e. Giá trị trung bình của thời gian tàn cháy ≤ 2 s.

3. Yêu cầu về sự truyền nhiệt bức xạ:

Khi tiến hành thử theo thông lượng nhiệt 20 kW/m2 cho lớp đơn, tổ hợp các thành phần hay tổ hợp quần áo nhiều lớp phải có mức nhỏ nhất nhất như đưa ra dưới đây:

t24 ≥ 11 s TF ≤ 70% t24 – t12 ≥ 4 s trong đó TF là hệ số truyền nhiệt.

4. Yêu cầu về độ bền nhiệt vật liệu:

Những vật liệu bao gồm những vật đeo, miếng vá, đồ thêu, phần cứng và hệ thống khoá, bao gồm cả vật liệu phản quang hoặc vật liệu phát quang thì tại nhiệt độ (260 ± 5) 0C, không được có vật liệu nào bị chảy lỏng, nhỏ giọt, bốc cháy hay co rút > 10 %.

Những phụ kiện cứng, không tiếp xúc với da và được bảo vệ ở mặt ngoài khi ở nhiệt độ (180 ± 5) 0C, không bị chảy lỏng, nhỏ giọt, bốc cháy và phải giữ nguyên được chức năng của nó.

Lưu Thị Lan -47- Khóa 2010 – 2012

Những mẫu thử của chỉ may cần được thử theo phương pháp thử tấm nóng trong ISO 3146 và không được chảy lỏng ở nhiệt độ thấp hơn 2600C.

6. Yêu cần về độ bền kéo:

Lớp vật liệu ngoài phải có lực kéo đứt theo cả chiều dọc và chiều ngang: ≥ 450 N

7. Yêu cần về độ bền xé:

Với tốc độ xé 5 mm/s, lớp vật liệu ngoài phải có lực xé theo cả chiều dọc và chiều ngang : ≥ 20 N

8. Yêu cần về độ bền ghép nối chính

Ghép nối chính của quần áo ngòai phải đạt độ bền ghép nối: ≥ 250 N

9. Yêu cầu về tính nhân trắc và tiện dụng

Vật liệu hay tổ hợp vật liệu phải đạt độ bền nhiệt: ≤ 0,055 m2

K/W . Và phải đạt độ bền hơi nước: ≤ 10 m2

.Pa/W

10. Yêu cầu về thay đổi kích thước sau khi giặt/hoặc giặt khô:

Đối với những quần áo đ-ợc gắn nhjn cho phép giặt, tiến hành giặt năm lần theo qui trình 2 trong ISO 6330 : 2000 và sấy khô theo qui trình E.

Đối với những quần áo được gắn nhãn chỉ cho phép giặt khô, tiến hành giặt khô năm lần theo ISO 3175-1.

Sự thay đổi kích thước không được vượt quá 3 % theo cả chiều dọc và chiều ngang.

11. Tính năng phản quang và phát quang:

Vật liệu phản quang và/hoặc phát quang phải có hệ số phản quang ≥100 cd/(lx.m2) với góc tới là 5 0

và góc quan sát là 12 ’. 12. Yêu cầu về ghi nhãn sản ph m:

Lưu Thị Lan -48- Khóa 2010 – 2012

Mọi quần áo đều phải được ghi nhãn. Nhãn cung cấp những thông tin về tên, logo thương mại của nhà sản xuất; biểu thị của kích c ; vật liệu được sử dụng; hướng dẫn bảo quản… Việc ghi nhãn phải được thực hiện ngay trên quần áo hoặc trên nhãn được gắn cố định bên trong quần áo và phải nhìn được rõ ràng sau 50 chu k làm sạch.

13. Yêu cầu về thông tin của nhà sản xuất:

Quần áo bảo vệ phải được cung cấp đúng cho khách hàng, có bản chỉ dẫn đi k m, tất cả các thông tin phải rõ ràng về địa chỉ nhà sản xuất; biểu

thị của sản phẩm; hướng dẫn sử dụng về mặc, cởi, giới hạn sử dụng.

2.3.3 Xây dựng mô h nh đánh giá chất lƣợng tổng hợp bộ quần áo bảo hộ dành cho lính cứu hỏa

Đánh giá chất lượng tổng hợp cho bộ quần áo bảo hộ dành cho lính cứu hỏa qua các bước ( như 1.2.3):

Bước 1 Xây dựng danh mục các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp xác định chúng, xác định giá trị của các chỉ tiêu cần đánh giá của sản phẩm được đánh giá theo đơn vị đo lường của chúng Ci

Bước 2 Xác định tầm quan trọng ( trọng số ) của các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá Vi

Bước 3 Lựa chuẩn đánh giá của từng chỉ tiêu Coi , xác định giới hạn trên và dưới của các chỉ tiêu Coi max, Coi min và đánh giá các chỉ tiêu riêng lẻ Ci theo các bước như sau:

 Ci có nằm trong giới hạn cho phép hay không? Nếu Ci không nằm trong giới hạn cho phép thì chỉ tiêu này bị loại và điểm của chỉ tiêu này coi như bằng 0.

 Nếu Ci nằm trong giới hạn cho phép thì tiếp tục đánh giá để quy đổi giá trị của chỉ tiêu này về thang điểm 10 (giá trị qi) theo

Lưu Thị Lan -49- Khóa 2010 – 2012

nguyên tắc:

 Trường hợp, chỉ tiêu i là chỉ tiêu thuận không có giới hạn dưới, (Coi) là giá trị cần đạt

qi = (Ci / Coi)10

 Trường hợp, chỉ tiêu i là chỉ tiêu thuận có giới hạn dưới Coi min ,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM VÀ VẬT LIỆU DỆT HẠN CHẾ CHÁY (Trang 41 -41 )

×