Đối với cây Trám trắng:

Một phần của tài liệu CHỌN GIỐNG và PHÁT TRIỂN GIỐNG TRÁM lấy QUẢ tại HOÀ BÌNH và một số TỈNH PHÍA bắc (Trang 48 - 49)

+ Các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người trong cùi quả Trám trắng ở trạng thái khô tuyệt đối gồm có Protein 7,7%, Lipit 4,0%, Phospho 0,14%, Can xi 0,98%, Sắt tổng số 16,9 mg/100g, VitaminC 61,9 mg/100g, Axit tổng số tính theo Axit Citric 5,2%, đường tổng số 7,1 %.

+ Trong số các chất dinh dưỡng trong cùi quả Trám trắng có 5 chất có hệ số biến động lớn về về hàm lượng giữa các cây, bao gồm: hàm lượng Photspho có hệ số biến động cao nhất là 31,02%, hàm lượng Canxi có hệ số biến động lớn thứ hai là 21%, đường tổng số có hệ số biến động lớn thứ 3 là 19,1%, VitaminC có hệ số biến động lớn thứ tư là 17,52% và hàm lượng Lipit có hệ số biến động lớn thứ năm là 16,42%. Hệ số biến động lớn của các chất biểu hiện tiềm năng chọn giống có hiệu quả của chất đó. Như vậy, với cây Trám trắng có thể nâng cao hàm lượng 5 chất: Phospho, Can xi, đường tổng số, VitaminC, Lipit trong cùi quả thông qua con đường chọn giống

- Đối với cây Trám đen:

+ Các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người trong cùi quả Trám đen ở trạng thái khô tuyệt đối gồm có Protein 11,5%, Lipit 25,1%, Phospho 0,14%, Can xi 0,55%, Sắt tổng số 9,2 mg/100g, VitaminC 33,5 mg/100g, Axit tổng số tính theo Axit Citric 1,57%, đường tổng số 5,7 %.

+ Trong số các chất dinh dưỡng trong cùi quả Trám đen có 3 chất có hệ số biến động lớn về về hàm lượng giữa các cây, bao gồm: hàm lượng Axit Citric có hệ số biến động cao nhất là 67,56%, hàm lượng đường có hệ số biến động lớn thứ hai là 61,58%, hàm lượng VitaminC số có hệ số biến động lớn thứ 3 là 23,16%, Hệ số biến động lớn của các chất biểu hiện tiềm năng chọn giống có hiệu quả của chất đó. Như vậy, với cây Trám đen có thể nâng cao hàm lượng 3 chất: đường tổng số, Axit Citric, VitaminC, sắt tổng số trong cùi quả thông qua con đường chọn giống.

5/ Nhân giống cây Trám bằng phƣơng pháp ghép

- Ghép vụ thu (tháng 9 dương lịch) cho tỉ lệ sống cao nhất 67,33%; vụ xuân (tháng 3 dương lịch) cho tỉ lệ sống đứng thứ hai:54,o%; vụ hè (tháng 6 dương lịch) cho tỉ

lệ sống đứng thứ 3: 48,67%; vụ đông (tháng 11 dương lịch) có tỉ lệ sống thấp nhất: 40,0%.

- Ghép vụ thu có tỉ lệ sống cao nhất có thể là do sau khi thu hoạch quả, khoảng 1 tháng, cây đã hồi phục về sức sống, chồi đỉnh và các mầm ngủ đã hoàn thiện về các chức năng sinh lý, chồi khoẻ mạnh, nhiều chất dinh dưỡng nên tỉ lệ sống cao. Ghép vụ xuân, tuy có thời tiết thuận lợi song một số chồi đỉnh đ ã bắt đầu sinh trưởng nên sức sống của chồi ghép kém hơn vụ thu. Ghép vụ hè, thời tiết khô ng thuận lợi như nhiệt độ cao, mưa nhiều nên tỉ lệ sống cây ghép không cao. Ghép vào vụ đông, nhiệt độ thấp, không thuận lợi cho việc liền vết ghép.

6/ Xây dựng mô hình trồng Trám trắng, Trám đen bằng cây ghép

- Đề tài đã xây dựng đủ 2,3 ha mô hình rừng trồng Trám ghép; trong đó, tại Hòa Bình 1,0 ha,Tại Ba Vì ( Hà Nội) 1 ha, tại Chí Linh (Hải Dương) 0,3 ha.

- Số lượng dòng tham gia tại các mô hình: tại Hoà Bình 24 dòng, tại Ba Vì ( Hà Nội) 5 dòng, tại Chí Linh (Hải Dương) 5 dòng.

- Tỉ lệ sống trung bình của các mô hình trên 90%, trong đó tỉ lệ sống tại mô hình Hoà Bình là 93,60%, tại Ba Vì là 92,3%, tại Chí Linh là 92,7%.

- Cây trồng trong c ác mô hình sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh hại.

7/ Ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh đến lƣợng quả của các dòng vô tính lƣợng quả của các dòng vô tính

Một phần của tài liệu CHỌN GIỐNG và PHÁT TRIỂN GIỐNG TRÁM lấy QUẢ tại HOÀ BÌNH và một số TỈNH PHÍA bắc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)