Định hướng về bước đi phát triển sản phẩm, thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 2020 (Trang 53 - 54)

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.

4. Định hướng về bước đi phát triển sản phẩm, thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

4.1. Về bước đi phát triển sản phẩm công nghiệp.

- Bắt đầu từ những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lợi thế của Việt Nam về phát triển nguồn lao động và tài nguyên, nhất là về nông, lâm, thuỷ hải sản, sang các ngành công nghiệp chế biến sâu. Chú ý đầu tư phát triển thêm những ngành công nghiệp chế biến mới phục vụ cho đời sống con người, dựa trên những lợi thế này như dược liệu, thuốc dân tộc chữa bệnh,...

- Đi từ các ngành công nghiệp hạ nguồn, không cần nhiều vốn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn trong mối liên kết công nghiệp bền vững .

- Nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp từ thấp tới cao, sao cho ngày càng nhiều hàm lượng chất xám được đưa vào sản phẩm công nghiệp sản xuất ra, từ sản phẩm kinh tế đến sản phẩm văn hoá, y tế, giáo dục, sức khoẻ con người, thuộc mọi lứa tuổi trong xã hội.

4.2. Về định hướng thị trường.

- Đối với thị trường nước ngoài: Cần ưu tiên phát triển thương mại đa phương đối với hàng công nghiệp Việt Nam. Trong những năm tới, đặc biệt chú ý tới thị trường Mỹ, Nhật Bản, Tây âu, Trung Quốc, ASEAN, Đông âu,

Hàn Quốc. Chú ý phát triển thị trường Trung Đông và có giải pháp để từng bước xâm nhập thị trường Châu Phi.

- Đối với thị trường trong nước: Xoá bỏ tình trạng trống rỗng của thị trường. Đặc biệt chú ý sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu dùng của các tỉnh nông thôn, miền núi,vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

4.3. Về nâng cao sức cạnh tranh hàng công nghiệp Việt Nam.

- Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận thị trường nước ngoài để nắm bắt tâm lý, thị hiếu của nhu cầu thị trường về chủng loại, mẫu mã, quy cách, chất lượng sản phẩm, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tìm kiếm công nghệ phù hợp để sản xuất . Đồng thời thực hiện một cách rộng rãi nguyên tắc tự do ngoại thương đối với mọi loại hình doanh nghiệp .

- Về phía doanh nghiệp, cần cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất . ở đây, một vấn đề giảm chi phí đầu vào là cần giảm thiểu những thủ tục hành chính phiền hà do các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tạo ra cho doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 2020 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w