THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 2020 (Trang 25)

NAM

NAM chỉ sau đó một thời gian ngắn, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hiệp định Giơ-ne-vơ mới chỉ mang lại hoà bình trên nửa phía Bắc. Có thể nói, từ đây cho đến 1975, chính sách công nghiệp hoàn toàn khác nhau.

Miền Bắc thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo mô hình và với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Trong khi đó, ở Miền Nam, với sự có mặt của Hoa Kỳ, một nền kinh tế phục vụ chiến tranh theo cơ chế thị trường được kiến tạo mạnh, đặc biệt bắt đầu từ 1960.

Do đó, Việt Nam tồn tại song song hai mô hình kinh tế khác nhau và tất nhiên là với hai chính sách công nghiệp khác nhau.

Nét đặc trưng của chính sách công nghiệp giai đoạn 1954-1957 ở Miền Bắc là giai đoạn cải tạo công thương nghiệp. Các cơ sở công nghiệp thưong mại của thực dân Pháp để lại và của các nhà tư sản Việt Nam đèu được quốc hữu hoá. ở giai đoạn này, thay đổi quan hệ sở hữu là chính sách được tập trung thực hiện để đảm bảo Nhà nước có được trong tay tiềm lực kinh tế cho sự quản lý tập trung. Kết quả là nền kinh tế nói chung. Công nghiệp nói tiêng có 3 hình thức tổ chức :

- Các nhà máy xí nghiệp và công ty thương mại dịch vụ thuộc sở hữu Nhà nước (gọi chung là các doanh nghiệp Nhà nước )

- Các hợp tác xã dựa trên sở hữu tập thể.

- Một số cơ sở công tư hợp doanh, hình thức này chỉ còn lại rất ít cho đến đầu những năm 1960.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 2020 (Trang 25)