Tình hình phát triển chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 2020 (Trang 29 - 36)

II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1990-2000)

1. Thực trạng công nghiệp VN giai đoạn (1990-2000)

1.1. Tình hình phát triển chung.

a. Tăng trưởng công nghiệp

Trong những năm qua công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế do phát huy được lợi thế so sánh trong việc khai thác tài nguyên và phát huy lợi thế về sử dụng nguồn lao động.

Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành

Đơn vị: Tỷ đồng

Stt 1995 1996 1997 1998 1999

Tổng số 228.892 272.037 313.624 361.016 399.942 1 Nông, lâm, ngư

nghiệp

62.219 75.514 80.826 93.072 101.7232 Công nghiệp, XD 65.820 80.877 100.595 117.299 137.959 2 Công nghiệp, XD 65.820 80.877 100.595 117.299 137.959 3 Dịch vụ 100.853 115.646 132.203 150.645 160.260

Bảng 4- Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành Đơn vị: %

Stt 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Nông, lâm, ngư nghiệp

27,2 27,8 25,8 25,8 25,4 22,7

2 Công nghiệp, XD 28,8 29,7 32,1 32,5 34,5 35,5

3 Dịch vụ 41,1 42,5 42,2 41,7 40,1 41,8

Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm trong nước từ 21,86% năm 1995 đến năm 1998 đã tăng lên 26,71% và 29,05% năm 1999 (Nếu kể cả xây dựng tỷ lệ này tương ứng là 28,8%; 32,5% và 34,5%).

Trong khi đó tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng là từ 27,2% năm 1995 xuống còn 25,8% năm 1998 và 25,4% năm 1999.

Tốc độ tăng trưởng trong những năm vừa qua đạt bình quân trên 12,7% năm. Công nghiệp là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, năm 1999 vẫn giữ được nhịp đọ tăng trưởng 10,5% , có thấp hơn mấy năm trước (năm 1996 là 14,2%; năm 1997 là 13,8%; năm 1998 là 12,5%).Song năm 2000 đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 15,7% . Dự báo đến năm 2001 là 14%.

Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong giá trị xuất khẩu , chiến khoảng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớc là : dầu thô, hàng dệt may, hàng da giầy, hàng nông sản chế biếc. Gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện diện tử cũng đã đạt trên 500 triệu USD.

Bảng 5- Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

TT Tên sản phẩm Đơn vị Sản lượng Tốc độ tăng 1995 KH 2000 DK 2005 1995- 2000 2000- 2005 1 Điện phát ra Tỷ kwh 14.7 26 44.3 12.1 11.2

2 Dầu thô khai thác Tr.tấn 7.62 17 22 17.4 5.3

3 Khí Tỷ.m3 0.25 1.5 8.5 43.1 41.5

4 Than sạch Tr.tấn 8.3 10 15.3 3.8 8.9

5 Thép cán Tr.tấn 0.38 1.4 2.3 29.8 10.4

6 Phân lân các loại 1000.tấn 800 1150 1350 7.5 3.3

7 Phân đạm 1000.tấn 111 45 1100 16.5 89.5

8 Vải lụa các loại Tr.m 228 400 750 11.9 13.4

10 Xi măng Tr.tấn 58 11.5 20 14.7 11.7

11 Đường các loại 1000.tấn 517 1000 1300 14.1 5.4

12 Bia Tr.lít 375 700 900 13.3 5.2

13 Sữa Tr.hộp 170 180 230 1.1 5.0

14 Động cơ(dầu,xăng) 1000.cái 5.2 8 60 9.0 49.6

15 Động cơ điện 1000.cái 28.7 48 65 10.8 6.3

b. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp , phát triển các khu công nghiệp

Nguồn vốn FDI hiện chiếm khoảng 32% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội . Trong đó đầu tư cho công nghiệp chiếm 61% (bao gồm cả dầu khí), các ngành dịch vụ khoảng 17%…Hoạt động FDI đã tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới và công nghệ mới, hiện đại trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như : khai thác dầu khí, sản xuất sắt thép, xi măng, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy , hàng điện tử…

Năm 1995, khu vực có vốn FDI đã tạo ra 25% giá trị sản xuất ngành công nghiệp , năm 1998 giá trị này đã tăng lên 32% và năm 1999 là 34,7%. Với tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1995-1999 tới trên 22,3% năm , đóng góp của khu vực có vốn FDI trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khu vực này hiện chiếm 100% về khai thác dầu thô; 70% về sản xuất, sửa chữa xe có động cơ ; 49% điện tử dân dụng; trên 50% về thép ; 14% sản lường hoá chất của cả nước….

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tăng vào hoạt động xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ( dầu thô, sản phẩm linh kiện điện tử, hàng may mặc…), góp phần vào cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam . Ngoài ra, còn góp phần tạo việc làm, đào tạo đội ngũ lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động .

c. Phát triển các khu công nghiệp

Cho đến tháng 11 năm 1999, đã có 67 bkhu công nghiệp (KCN), khu chế suất(KCX), và khu công nghệ cao (KCNC) thành lập tại 26 tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích giai đoạn đầu 10492 ha đã đầu tư xây dựng hạ tầng trên 400 Tr. USD và 840 Tỷ đồng, chưa kể KCN Dung Quất có diện tích 14000 ha.

Bảng 6- Số liệu về KCN, KCX

Diện tích (ha) Diện tích đất có thể cho thuê (ha) Diện tích đã cho thuê (*) Lao động Việt Nam Số dự án Tổng vốn đầu tư (tr.USD) Vốn TH (tr.USD) Số dự án Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn TH (tr.USD) 10492 7245,79 546 6337.401 2637 244 12977,09 3586,8 2044,6 131199 (*) Bao gồm cả giai đoạn II (đã phê duyệt)

Ghi chú : không kể KCN Dung Quất ( diện tích 14000 ha , hiện đang có một dự án có vốn đầu tư 6 Tr. USD , một dự án Liên doanh 20 Tr. USD và dự án Nhà máy lọc dầu số I : 1,3 tỷ USD).

Cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngài, hoạt động của các KCN trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp , tăng GDP, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục bụ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước. Đồng thời KCN cũng góp phần tạo công ăn, việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, thực hiện công nghiệp hoá, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng đất nước.

Công nghệ của các doanh nghiệp KCN ở mức độ khá, có một số doanh nghiệp có công nghệ tương đối cao (Fujitsu, RoseRobotech, Matbuchi Motor, …) cộng với quản lý tốt, các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế. Do vậu năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chiếm 50% so với toàn bộ khu vực FDI và sẽ còn tăng trong những năm tới.

1.2.Tình hình và xu hướng phát triển các nhóm ngành công nghiệp .

Xem xét qua bảng số liệu:

Bảng 7- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo ngành)

Đơn vị: Tỷ đồng STT Ngành 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 103374,7 118096,6 134419,7 151223.4 166965,2 1 Công nghiệp khai thác 13919,7 15967,6 18313,7 21117,8 24074,9

2 Công nghiệp chế biến 83260,6 94787,8 107662,4 120665,5 132550,4 3 Điện, gas, nước 6194,5 7341,4 8443,7 9440 10340

Bảng 6- Giá trị sản xuất công nghiệp (Tốc độ tăng trưởng – GT TSL ) Đơn vị: %

STT Ngành 95-96 96-97 97-98 98-99 95-99

Tổng số 14,2 13,8 12,5 10,4 12,7

1 Công nghiệp khai thác 14,7 14,7 15,3 14,0 14,7

2 Công nghiệp chế biến 13,8 13,6 12,1 9,8 12,3

3 Điện, gas, nước 18,5 15,0 11,8 9,5 13,7

Bảng 7- Giá trị sản xuất công nghiệp (cơ cấu theo ngành công nghiệp ) Giá so sánh – 1994 Đơn vị : % STT Ngành 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Công nghiệp khai thác 13,5 13,5 13,6 14,0 14,4 13,41 2 Công nghiệp chế biến 80,5 80,5 80,1 79,8 79,4 80,55 3 Điện, gas, nước 6,0 6,2 6,3 6,2 6,2 6,04

a. Ngành công nghiệp khai thác .

Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp khai thác phát triển mạnh, trong đó chủ yếu là ngành khai thác dẩu khí , có vai trò quan trọng đóng góp cho sự khởi động của quá trinh công nghiệp hoá đất nước . Đến nay ngành công nghiệp khai thác đã chiếm khoảng 14,4% trong giá trị sản xuất công nghiệp,riêng ngành dầu khí chiếm 12%. Sản lượng dầu thônăm 1999 đạt trên 15 triệu tấn, xuất khẩu thu được 1,9 tỷ USD, đóng góp khởng 16,5% cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm tới nguồn tài nguyên này đang gia tăng, đặc biệt là khí, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến đi theo, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu . Đặc biệt chương trình phát triển đồng bộ từ khai

thác, vận chuyển đến chế biến khí đang mở ra triển vộng phát triển của nhiều vùng, đặc biệt là một số địa điểm củ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như : Cà Mau, Sóc Trăng,…

Bảng 8- Một số sản phẩm công nghiệp khai thác.

STT Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1999

1 Dầu thô Tr. Tấn 2,70 7,60 15,0

2 Khí thiên nhiên Tỷ. M3 - 0,25 1,10

3 Than Tr. Tấn 4,60 8,30 10,0

b. Công nghiệp chế biến và chế tác.

Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tác đã chiếm khoảng 80% trong giá trị sản xuất công nghiệp; đã từng bước đổi mới công gnhệ trong một số ngành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng mạnh về xuất khẩu

Bảng 9- Một số sản phẩm công nghiệp chế tác.

STT Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1999

1 Thép cán Ngìn .Tấn 101 470 1223

2 Động cơ diezel Cái 4470 4217 15553

3 Xi măng Tr. Tấn 2,50 5,83 10,38 4 Phân bón hoá học Ngìn .Tấn 354 931 1119 5 Vải Tr. m 318 263 317 6 Hàng dệt kim Tr. sp 29,0 28,0 29,6 7 Hàng may mặc Tr. sp 125 127 305 8 Giấy Ngìn .Tấn 79 204 338

-Các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ các ngành nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành công nghiệp chế biến và chế tác, khoảng 33-34% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Đã tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới như : thuỷ hải sản, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, …. Tuy nhiên, công nghiệp mới chỉ làm ở khâu sơ chế ban đẩu, chủ yếu vẫn là xuất khẩu nguyên liệu. Nguyên liệu nông sản phẩm đưa qua chế biến còn thấp mới chỉ khảng trên 30%, còn lại vẫn là đưa ra thị trường sản phẩm tươi sống. Ngành công nghiệp này chưa phát triển mạnh.

- Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công , thu hút nhiều lao động như ngành công nghiệp dệt may, da giầu chiếm khoảng 13,3% (1999) trong giá trị sản xuất công nghiệp, đã đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn . Hai ngành công nghiệp dệt may trong năm 1998 đã dạt goá trị kim ngạch xuất khẩu khoẩng 1,7 tỷ USD . Nếu tính cả ngành da giầy , giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 3 tỷ USD , đứng thứ hai trong các hàng xuất khẩu, sau xuất khẩu nông sản.

Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp gia công xuất khẩu này đã phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc lam cho xã hội và phân bố trên nhiều địa phương cả thành thị và một số vùng nông thôn . Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng gia công đặt hàng, giấ trị gia tăng thấp. Mối liên kết trong ngành còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ yếu kém dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu, trình độ tiếp cận thị trường yếu kém , vẫn dựa vào đối tác gia công. Môi trường đầu tư cũng như môi trường kinh doanh cũng còn nhiều bất cập , chưa tạo động lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân phát triển.

- Ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin là những ngành có công nghệ cao, đồng thời cũng thu hút nhiều lao động , đặc biệt những lao động có kỹ năng . Trong những năm vừa qua đã phát triển công nghiệp lắp ráp như lắp ráp ô tô, xe máy và điện tử tiêu dùng. Đây cũng là những ngành công nghiệp thu hút nhân công với trình độ kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên mới đang trong giai đoạn đầu, chưa tạo được cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tụng trong nước gắn với công nghiệp lắp ráp, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với ngững công ty lắp ráp quy mô lớn, do đó hiệu quả chưa cao, chưa thiết lập được sự phân công lao động nhầm phát triển bền vững , nâng cao được khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

-Các ngành công nghiệp có công nghệ cao đang hình thành theo hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động gới công nghệ cao . Đó là các ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, khởi đầu từ việc lắp ráp đã thu hút đầu tư một số cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị như sản xuất mạch in, bóng hình , tổng đài số … Công nghiệp phần mềm cũng bước đầ phát triển, trước hết là những phần mềm ứng dụng. Chương trình công nghệ thông tin đã triển khai trên toàn quốc, ttrước hết trong hệ thống quản lý, kế toán. Hiện nay đang triển khai xây

dựng các khu công nghệ cao trên 2 miền Nam - Bắc , nhằm gắn kết nghiên cứu triển khai với sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng.

c. Các ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện , nước.

Nhóm này được xem là cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, do đó được chú trọng đầu tư phát triển . Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua đã đạt bình quân khảng 13,7% năm. Về điện đã phát triển nguồn kết hợp thuỷ điện với nhiệt điện, đặc biệt sử dụng nguồn khí đốt, đến nay đã đạt sản lượng 23,8 tỷ kwh(năm 1999). Về lưới điện cũng được đầu tư đảm bảo cung cấp điện cho nhiều vùng kinh tế quan trọng và lưới điện nông thôn, một số vùng sâu vùng xa. Nguồn nước cũng được đầu tư tăng lượng nước cung cấp cho các đô thịi, cho các khu công nghiệp.

Kết luận về tình hình phát triển chung.

Phát triển công nghiệp trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu và đã đóng gốp lứon cho tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung vẫn đang ở điểm xuất phát thấp , sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém, nhiều thách thức trong việc gia nhậptt khu vực và thế giới trong môi trường tự do hoá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 2020 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w