Vải xử lý alkali theo phƣơng án thay đổi thời gian xử lý, trong đó cố định nhiệt độ xử lý: 1000
C, nồng độ: 6%.
Mẫu sau xử lý alkali đƣợc giặt sạch để trung hòa lƣợng alkali còn lại, phơi khô, rồi đƣa mẫu vào tủ điều hòa. Sau đó lấy mẫu vải ra xác định độ bền kéo đứt trên máy kéo đứt đa năng TENSILON.
Độ bền kéo đứt vải 100% polyeste (N) theo phƣơng dọc và phƣơng ngang đƣợc xác định và thể hiện dƣới bảng 3.16, 3.17, 3.18 dƣới đây.
Bảng 3.16: Độ bền kéo đứt vải dệt thoi 100% polyeste theo phương dọc
Phƣơng án thử Mẫu thử (N) TB 1 2 3 4 5 30 phút 1694,80 1723,40 1624,10 1655,70 1587,30 1657,06 45 phút 1064,60 1198,20 1216,90 1244,30 1275,20 1199,84 60 phút 1197,80 1136,70 1220,20 1036,90 1050,60 1128,44 75 phút 1057,80 985,75 985,19 1062,60 933,37 1004,94 90 phút 878,28 818,50 834,95 754,76 830,65 823,43
Bảng 3.17: Độ bền kéo đứt vải dệt thoi 100% polyeste theo phương ngang
Phƣơng án thử Mẫu thử (N) TB 1 2 3 4 5 30 phút 595,71 628,82 558,25 553,09 596,04 586,38 45 phút 321,78 223,07 304,31 336,52 345,78 306,29 60 phút 271,36 296,87 278,20 218,14 232,77 259,47 75 phút 174,98 244,87 216,76 183,84 222,86 208,66 90 phút 165,56 189,02 170,01 188,56 170,98 176,83
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Bảng 3.18: Độ bền kéo đứt vải dệt thoi 100% polyeste theo phương dọc- ngang vải Mẫu thử 30 phút 45 phút 60 phút 75 phút 90 phút Độ bền kéo đứt dọc (N) 1657,06 1199,84 1128,44 1004,94 823,43 Độ bền kéo đứt ngang (N) 586,38 306,29 259,47 208,66 176,83
Căn cứ theo kết quả xác định độ bền kéo đứt dọc, ngang của mẫu vải, độ bền kéo đứt vải phụ thuộc vào thời gian xử lý đƣợc biểu diễn trên hình 3.6.
Hình 3.6: Độ bền kéo đứt vải 100% polyeste theo phương dọc – ngang vải (N) khi thời gian xử lý thay đổi
Nhận xét:
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Độ bền kéo đứt ngang và độ bền kéo đứt dọc đều có xu hƣớng giảm
dần khi thời gian xử lý tăng lên.
- Độ bền kéo đứt theo phƣơng dọc lớn hơn phƣơng ngang.
- Mức độ chênh lệch giữa độ bền kéo đứt theo phƣơng dọc và phƣơng ngang khá lớn, cao nhất là gấp 4,8 lần với mẫu xử lý trong 75 phút và thấp nhất là 2,8 lần với mẫu đƣợc xử lý ở 30 phút.
BÀN LUẬN
Vải mộc 100% polyeste sau khi đƣợc xử lý alkali bị thay đổi độ bền. Mức độ thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào các phƣơng án xử lý vải. Từ các kết quả thu đƣợc khi thực nghiệm các mẫu vải 100% polyeste để nghiên cứu về độ bền kéo đứt, có thể đƣa ra đƣợc một số nhận xét nhƣ sau:
Độ bền kéo đứt theo phƣơng dọc và phƣơng ngang có xu hƣớng giảm khi mẫu vải bị xử lý alkali bởi nhiệt độ, nồng độ hay thời gian. Vì khi các mẫu vải bị xử lý alkali xảy ra phản ứng xà phòng hóa lớp xơ bề mặt. Bề mặt xơ, sợi bị bào mòn làm trôi các monome và oligome, trên bề mặt xơ hình thành các vi lỗ nhỏ, diện tích mặt cắt ngang của xơ giảm, dẫn đến độ bền xơ giảm.
Độ bền kéo đứt theo phƣơng dọc lớn hơn độ bền kéo đứt theo phƣơng ngang là do:
+ Sợi dọc là sợi xe, nên sợi dọc có độ bền cao hơn sợi ngang. + Mật độ sợi dọc lớn hơn mật độ sợi ngang.
+ Chi số sợi dọc lớn hơn chi số sợi ngang nên độ săn sợi dọc lớn hơn độ săn sợi ngang.