Phƣơng án thay đổi thời gian xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng xử lý alkali đến một số tính chất cơ lý của vải (Trang 70 - 74)

Vải mộc 100% polyeste đƣợc cắt thành các mẫu thử nhỏ 10 cm x 10 cm, để mẫu vào tủ điều hòa mẫu (t = 260

C, W= 65%), xử lý alkali theo các phƣơng án thay đổi thời gian, mẫu đƣợc giặt sạch, phơi khô trong điều kiện chuẩn rồi để tủ điều hòa mẫu trong 24h, sau đó lấy mẫu đem cân khối lƣợng.

Khối lƣợng vải polyeste (g/cm) trƣớc khi xử lý đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

Bảng 3.7: Khối lượng vải 100% polyeste trước khi xử lý alkali

Phƣơng án thử Mẫu thử (g) TB 1 2 3 4 5 30 phút 2,59 2,64 2,58 2,60 2,63 2,61 45 phút 2,61 2,55 2,57 2,56 2,53 2,56 60 phút 2,62 2,47 2,59 2,54 2,67 2,58 75 phút 2,62 2,55 2,61 2,54 2,59 2,58 90 phút 2,60 2,58 2,65 2,62 2,59 2,61

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Bảng 3.8: Khối lượng vải 100% polyeste sau khi xử lý alkali

Phƣơng án thử Mẫu thử (g) TB 1 2 3 4 5 30 phút 2,42 2,40 2,45 2,42 2,45 2,43 45 phút 2,40 2,30 2,26 2,30 2,36 2,32 60 phút 2,31 2,23 2,19 2,18 2,24 2,23 75 phút 2,09 2,11 2,03 2,03 2,02 2,06 90 phút 1,90 1,92 1,95 1,70 1,82 1,86

Dựa trên kết quả cân khối lƣợng vải trƣớc và sau khi xử lý, độ giảm khối lƣợng (%) các mẫu vải đƣợc tính theo công thức 1.1 và kết quả đƣợc thể hiện dƣới bảng 3.9.

Bảng 3.9: Độ giảm khối lượng vải 100% polyeste khi thời gian xử lý alkali thay đổi

Phƣơng án thử 30 phút 45 phút 60 phút 75 phút 90 phút

Độ giảm khối

lƣợng (%) 6,90 9,36 13,50 20,37 28,76

Từ bảng 3.9, độ giảm khối lƣợng vải theo phƣơng án thay đổi thời gian xử lý đƣợc biểu diễn trên hình 3.3.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 3.3: Độ giảm khối lượng vải 100% polyeste (%) khi thời gian xử lý alka- li thay đổi

Nhận xét:

Mối quan hệ giữa độ giảm khối lƣợng vải và thời gian xử lý mẫu vải đƣợc thể hiện qua phƣơng trình hồi quy và hệ số tƣơng quan R nhƣ sau:

Phƣơng trình hồi quy: Y = 0,004 X2

– 0,191 X + 8,478 Hệ số tƣơng quan: R2 = 0,999

Trong đó: X: Thời gian xử lý mẫu vải (phút) Y: Độ giảm khối lƣợng vải (%)

Từ phƣơng trình hồi quy thực nghiệm cho thấy: độ giảm khối lƣợng vải là hàm số bậc 2, khi tăng thời gian xử lý thì độ giảm khối lƣợng vải tăng dần.

Nhƣ vậy khi thời gian xử lý càng lâu, khối lƣợng vải càng giảm đi.

BÀN LUẬN

Quá trình nghiên cứu độ giảm khối lượng trên vải dệt thoi 100% Polyeste, luận văn xây dựng 3 phương án thí nghiệm như sau:

 Phƣơng án thay đổi nhiệt độ xử lý: Nhiệt độ xử lý alkali các mẫu thí

nghiệm lần lƣợt là 600C, 700C, 800C, 900C, 1000C. Trong đó, các thông số: thời gian xử lý và nồng độ xử lý đƣợc giữ nguyên.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Qua quan sát hình 3.1 ta nhận thấy: Vải dệt thoi 100% polyeste chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ xử lý vải. Khi nhiệt độ xử lý vải tăng lên thì tỷ lệ giảm khối lƣợng (%) của polyeste càng lớn. Khi nhiệt độ lên càng cao, độ giảm khối lƣợng của polyeste giảm mạnh. Cụ thể: Ở nhiệt độ 600C, độ giảm khối lƣợng vải là 1,10%, ở 700C là 4,53%, tăng lên gấp 4,12 lần so với vải bị xử lý ở 600C. Ở 800C tăng gấp 10,22 lần, 900C tăng gấp 16,68 lần và ở 1000

C tăng gấp 32,53 lần so với mẫu xử lý ở nhiệt độ 600

C.

 Phƣơng án thay đổi nồng độ xử lý: Nồng độ alkali các mẫu xử lý thí

nghiệm lần lƣợt là: 2%, 4%, 6%, 8%, 10%. Trong đó, các thông số nhƣ: Thời gian xử lý và nhiệt độ xử lý mẫu vải đƣợc giữ nguyên.

Qua quan sát hình 3.2 ta nhận thấy: Vải dệt thoi 100% polyeste chịu ảnh hƣởng của nồng độ xử lý vải. Khi nồng độ xử lý vải tăng lên thì tỷ lệ giảm khối lƣợng (%) của polyeste càng lớn. Nồng độ càng cao thì tốc độ giảm khối lƣợng của polyeste càng mạnh. Cụ thể: Ở nồng độ 2%, vải giảm khối lƣợng là 1,17%, ở 4% là 2,02% tăng gấp 1,73 lần so với mẫu xử lý với nồng độ 2%. Ở 6% tăng gấp 5,73 lần, ở 8% tăng gấp 16,82 lần và ở 10% tăng gấp 30,39 lần so với vải bị xử lý ở nồng độ 2%.

 Phƣơng án thay đổi thời gian: Thời gian xử lý các mẫu thí nghiệm lần

lƣợt đƣợc thay đổi là: 30 phút, 45 phút, 60 phút, 75 phút, 90 phút. Trong đó, các thông số nhƣ: Nhiệt độ xử lý và nồng độ NaOH đƣợc giữ nguyên.

Qua quan sát hình 3.3 ta nhận thấy: Vải dệt thoi 100% polyeste chịu ảnh hƣởng của thời gian xử lý vải. Khi thời gian xử lý vải tăng lên thì tỷ lệ giảm khối lƣợng (%) của polyeste tăng lên. Thời gian xử lý càng lâu thì tốc độ giảm khối lƣợng của polyeste càng mạnh. Cụ thể: Ở thời gian 30 phút, độ giảm khối lƣợng vải là 6,90%, ở 45 phút là 9,36%, tăng gấp 1,36 lần so với vải bị xử lý ở 30 phút. Ở 60 phút tăng lên 1,96 lần, ở 75 phút tăng lên 2,95 lần và ở 90 phút tăng lên 4,17 lần so với vải bị xử lý ở nhiệt độ 30 phút.

Nhƣ vậy, khi tăng dần các giá trị về nhiệt độ (giữ nguyên giá trị thời gian, nồng độ), nồng độ (giữ nguyên giá trị thời gian, nhiệt độ), thời gian (giữ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

nguyên các giá trị về nồng độ, nhiệt độ) thì tỉ lệ giảm khối lƣợng (%) của vải càng lớn và ngƣợc lại.

Vải Polyeste bị giảm khối lƣợng do khi xử lý alkali, bề mặt xơ thay đổi, tạo ra các vi lỗ trên bề mặt, làm trôi (loại bỏ) các monome và các oligome. Do đó khối lƣợng xơ giảm. Khi giảm khối lƣợng, các đặc tính của xơ bị thay đổi, dẫn đến tính chất của vải bị thay đổi theo. Do đó, khi xử lý thay đổi khối lƣợng vải cần phải tính toán tỷ lệ thay đổi khối lƣợng này sao cho phù hợp với các phƣơng án vì khi khối lƣợng vải thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt những tính chất cơ – lý của chúng thay đổi mà ta chƣa lƣờng trƣớc đƣợc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng xử lý alkali đến một số tính chất cơ lý của vải (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)