- Nghiờn cứu của chúng tôi gặp 4/48 trường hợp chiếm 6,33% có yếu tố thuận lợi mắc DVTQ. Trong đó:
+ 1 trường hợp dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, dị tật này làm cho bệnh nhân khó khăn trong quá trình nhai nuốt và có thể bị hóc. Bệnh nhân này cũng có tiền sử hóc xương 2 lần.
+ 2 trường hợp mất răng phải làm răng giả, bệnh nhân bị hóc bởi chính răng giả và cầu răng của mình. Do đó bệnh nhân mang răng giả khi ăn uống cần chú ý không nên ăn thức ăn dai và dính có thể làm răng giả bị tuột ra và bệnh nhân sẽ nuốt xuống, cũng khụng nên ăn thức ăn quá cứng có thể làm vỡ răng và có nguy cơ bị hóc. Một điều nữa là trước khi đi ngủ phải tháo răng giả ra đề phòng nuốt xuống thực quản.
+ 1 trường hợp hẹp TQ. Đối với bệnh nhân hẹp TQ nên ăn thức ăn lỏng hoặc thức ăn xé nhỏ và nhai kỹ, không nên cố nuốt viên thức ăn to sẽ dễ bị mắc lại ở đoạn hẹp. Nếu bệnh nhân bị nghẹn với cả thức ăn lỏng thì cần phải đặt sonde dạ dày cho ăn và xem xét khả năng phẫu thuật cho bệnh nhân.
- Còn lại chúng tôi thấy 44/48 trường hợp chiếm 93,67% không khai thác thấy yếu tố thuận lợi của DVTQ. Như vậy yếu tố thuận lợi chỉ là một phần, trong quá trình ăn uống nếu không chú ý, cười đùa nói chuyện trong khi ăn, ăn nhai không kĩ, kèm theo quá trình chế biến thức ăn không loại bỏ xương thì vẫn có nguy cơ cao bị hóc.
4.1.8. Thời gian đến viện của DVTQ
- Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy sau khi bị hóc bệnh nhân thường đến viện vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 chiếm 89,59%. Điều này có thể do một tỷ lệ lớn các đối tượng trong nghiên cứu thuộc địa phận Hà nội (66,67%) và các vùng lân cận Hà nội nên bệnh nhân có điều kiện được tiếp cận với bệnh viện chuyên khoa, được đưa đi khám bệnh sớm.
- Chỉ có 4/48 chiếm tỷ lệ 8,33% đến viện sau ngày thứ 3 mắc dị vật. Có thể những trường hợp này triệu chứng của DVTQ vẫn có thể chịu đựng được và bệnh nhân sau khi đã thử nhiều cách chữa hóc của dân gian không được thì mới chịu đến viện.
- Chúng tôi gặp một trường hợp đến viện sau 5 ngày bị hóc. Đây là trường hợp đó cú biến chứng của DVTQ.
- Theo tác giả Lương Minh Hương: DVTQ sau 24 – 48 đã có thể xuất hiện biến chứng. Đặc biệt do đặc điểm DV ở nước ta thường là xương động vật có lẫn thịt nên dễ bị nhiễm khuẩn, nguy cơ gây biến chứng sẽ cao hơn.
- Như vậy:
+ Khi bị DVTQ thỡ nờn đến các cơ sở chuyên khoa để được điều trị. Không nên áp dụng các biện pháp chữa hóc dân gian ít hiệu quả và có thể gây nguy hiểm thêm.
+ Những trường hợp DVTQ cần đưa đến viện sớm để trỏnh cỏc biến chứng nặng nề, mặt khác việc xử trí sẽ đơn giản, dễ dàng hơn, bệnh nhân không phải nằm viện lâu, tiết kiệm được chi phí điều trị. DVTQ để muộn có thể gây biến chứng nguy hiểm, điều trị phức tạp.
4.2. TRIỆU CHỨNG
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của DVTQ
- Triệu chứng toàn thân:
+ Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 1 trường hợp DVTQ có triệu chứng sốt, trường hợp này là DVTQ có biến chứng áp xe TQ. Trong các nghiên cứu về biến chứng của DVTQ của các tác giả Vũ Trung Kiên (1997), Lưu Vân Anh (2002) triệu chứng sốt có ở hầu hết các bệnh nhân. Như vậy trước một bệnh nhân DVTQ có biểu hiện sốt cần phải nghĩ ngay DVTQ đó cú biến chứng, từ đó có thái độ xử trí kịp thời.
+ 47 trường hợp chiếm 97,92% không có sốt thuộc những trường hợp DVTQ chưa có biến chứng. Trong nghiên cứu đây là một tỷ lệ rất cao, phản ánh hiệu quả của việc điều trị, đồng thời cũng phản ánh ý thức của người dân đã được nâng cao, hiểu biết đúng đắn về bệnh và đến viện sớm để được xử trí chuyên khoa.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Chúng tôi gặp 100% DVTQ có triệu chứng nuốt đau, nuốt vướng. Do nuốt đau, nuốt vướng nên bệnh nhân không ăn không uống được. Triệu chứng này cùng với việc khai thác hoàn cảnh hóc rất có giá trị trong chẩn đoán DVTQ. Kết quả này phù hợp với các tác giả khác: Trịnh Thị Lạp (1994), Vũ Trung Kiên (1997), Lưu Vân Anh (2002)
+ Triệu chứng tăng xuất tiết nước bọt xuất hiện trong những trường hợp DVTQ kích thước lớn, bệnh nhân không nuốt được nước bọt, phải luôn nhổ nước bọt ra ngoài. Trong nghiên cứu chúng tôi gặp triệu chứng này ở 20,83% trường hợp.
+ Nếu DV ở đoạn TQ ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, lan ra sau lưng, lan ra bả vai. Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi không gặp triệu chứng cơ năng này. Điều này có thể do tỷ lệ DV ở đoạn TQ ngực trong nghiên cứu là không nhiều 10,42%; mặt khác ở vị trí này có nghĩa là DV đã lọt qua miệng TQ trước đó nên kích thước có thể không lớn, hình dạng không quá phức tạp nờn khụng gõy đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ khó chịu khi cố nuốt một thứ gì đó để đẩy DV xuống dưới.
- Triệu chứng thực thể:
+ Triệu chứng thực thể gặp trong nghiên cứu là ấn có điểm đau ở máng cảnh 83,33% và mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống 72,92%. Những triệu chứng này gặp ở các DV đoạn TQ cổ, không gặp ở các vị trớ khỏc.
+ Đối với DV ở vi trí còn lại thăm khỏm khụng phát hiện triệu chứng gì do DVTQ chưa gây biến chứng. Nếu có biến chứng thì có thể có các triệu chứng như: viêm tấy tỏa lan ( sưng, nóng, đỏ, đau ), tràn khí dưới da, các dấu hiệu của tràn dịch màng phổi.
4.2.2. Triệu chứng X quang của DVTQ
- Chụp x.quang ( phim cổ thẳng nghiêng, phim ngực thẳng nghiêng) có thể thấy được hình ảnh DV nếu cản quang. Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 44 trường hợp chiếm 91,66% thấy được DV trên phim chụp x quang, hầu hết là DV xương động vật và DV kim loại; 4 trường hợp chiếm 8,33% không có hình ảnh DV cản quang, gồm 1 DV là rau, 1 DV nút nhựa và 2 DV xương động vật nhưng kích thước nhỏ không thấy được trên phim chụp.
- Ngoài hình ảnh DV cản quang, phim x.quang còn cho các hình ảnh gián tiếp như dày phần mềm trước cột sống cổ (25,00%), mất chiều cong sinh lý cột sống cổ (66,67%). Đối với những trường hợp không có hình ảnh DV cản quang trên x.quang nhưng có những hình ảnh gián tiếp trờn thì cần phải nghi ngờ có DVTQ, cần phải kiểm tra lại bằng nội soi để chẩn đoán xác định tránh bỏ sót DVTQ.
- Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 1 trường hợp DVTQ có biến chứng, triệu chứng trên x.quang có hình ảnh mức nước mức hơi trong thực quản.
- Như vậy cùng với hoàn cảnh hóc và triệu chứng cơ năng của bệnh nhân, đa số DVTQ có thể chẩn đoán được bằng x.quang, cho phép xác định vị trí DV, hình dáng và kích thước tương đối của DV và biến chứng nếu có. Những trường hợp có hoàn cảnh và triệu chứng cơ năng nghi ngờ DVTQ mà x.quang không phát hiện được thỡ có thể sử dụng nội soi thực quản ống mềm cho chẩn đoán xác định hoặc loại trừ và có thể kết hợp soi gắp DV nếu có.
4.2.3. Tỷ lệ biến chứng của DVTQ
- Trong nghiên cứu chỳng tôi gặp 1 trường hợp DVTQ có biến chứng áp xe TQ cổ chiếm tỷ lệ 2,08%. Không gặp các biến chứng nặng hơn như: viêm tấy mô liên kết ở cổ, viêm trung thất, viêm mủ màng phổi, thủng mạch máu lớn.
- Tỷ lệ DVTQ không có biến chứng rất cao 97,92%.
- Điều này chứng tỏ người dân đó cú những hiểu biết về xử trí khi húc, khụng cố áp dụng các mẹo chữa hóc dân gian, bệnh nhân được đưa đến cơ sở chuyên khoa sớm và được xử trí thích hợp. Đối với DVTQ bắt đầu có
biến chứng, do được điều trị kịp thời nờn khụng diễn biến sang những biến chứng nặng hơn.
- Hiện nay, cùng với sự phát triển của y tế, người dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên tỷ lệ các biến chứng giảm rất nhiều và ít gặp biến chứng nặng.
4.3. ĐIỀU TRỊ