- Chúng tôi gặp DV chủ yếu ở đoạn TQ cổ 87,5%; còn lại là đoạn TQ ngực 10,42%; rất ít gặp DV ở đoạn TQ hoành và bụng 2,08%.
- Nhận xét của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác: tỷ lệ DV ở đoạn TQ cổ theo Võ Thanh Quang (1987) 92,17%; Trịnh Thị Lạp (1994) 90,9%; Vũ Trung Kiên (1997) 92,6%; Lưu Vân Anh ( 2002) 84,4%.
- Về mặt giải phẫu, theo chiều dài TQ có 5 đoạn hẹp tự nhiên do cấu tạo và những liên quan với các cấu trúc giải phẫu lân cận. Các đoạn hẹp này là nơi DV dễ mắc lại, trong đó miệng TQ là nơi hẹp nhất nên DV hay mắc ở đây. Theo giải phẫu miệng TQ là eo tự nhiên đầu tiên của TQ, có lẽ vì thế mà sau khi DV bị các cơ siết họng đẩy qua eo hẹp này thì DV hết đà và dừng lại ngay dưới miệng TQ. Ở đây nhu động TQ không đủ sức thắng sự ma sát làm cho DV không đi xuống tiếp được. Theo Võ Tấn “ khi bị cơ siết họng đẩy mạnh qua miệng thực quản, dị vật hết đà và bị vướng tại đõy”.
- Ngoài ra, DV có thể bị mắc lại tại điểm hẹp quai ĐMC, điểm hẹp phế quản gốc trái, điểm hẹp hoành và điểm hẹp tâm vị.
4.1.6. Kích thước dị vật
- Trong nghiên cứu chúng tôi gặp đa dạng các kích thước của DV, từ bé đến lớn. Nghiên cứu trên những DV có kích thước tương đối lớn trở lên (11 trường hợp) chúng tôi thấy kích thước trung bình của DV là: chiều dài 24,55±5,68mm; chiều rộng 8,36±6,87mm; chiều dày 4,55±5,77mm. Trong đó chiều dài lớn nhất là 30mm, chiều rộng lớn nhất là 20mm và chiều dày lớn nhất là 10mm.
- Kèm theo có nhiều hình dạng khác nhau của DV: hình tròn, hình tam giác, hình đa giác, hình thuôn nhọn hoặc hình thù phức tạp. Một số DV còn có góc cạnh sắc nhọn.
- DVTQ được xử trí bằng ống soi mềm để soi và gắp DV. Đối với những DV kích thước bé quá trình soi gắp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn, ít xảy ra tai biến. Ngược lại với những DV kích thước lớn, hình dạng phức tạp, DV sắc nhọn quá trình soi gắp DV sẽ gặp khó khăn hơn, đòi hỏi phải thận trọng và có kỹ thuật đặc biệt ( như: …) để lấy được DV mà không làm tổn thương niêm
mạc thực quản hoặc gây ra các biến chứng nặng hơn ( thủng thực quản, chọc thủng mạch mỏu…).