Độ bền xé rách theo phương dọc và phương ngang vải địa kỹ thuật của Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội Haicatex được biểu diễn trên hình 3.13. Từ số liệu thực nghiệm trên bảng 3.13 và bảng 3.14, độ bền xé rách dọc và độ bền xé rách ngang mẫu vải địa kỹ thuật của Công ty dệt Haicatex được biểu diễn trên hình 3.13. Hình 3.13 cho thấy:
- Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Haicatex theo phương dọc và phương ngang của vải tăng gần như tỷ lệ với khối lượng vải.
- Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Haicatex theo phương dọc lớn hơn độ bền xé rách vải theo phương ngang từ 0,2% đối với mẫu vải khối lượng 320 g/m2 đến 4,3% đối với mẫu vải khối lượng 240 g/m2.
- Độ bền xé rách dọc và độ bền xé rách ngang vải địa kỹ thuật Haicatex không có sự khác biệt lớn về giá trị, cao nhất là 4,3% đối với mẫu vải khối lượng 240 g/m2
. Như vậy vải địa kỹ thuật Haicatex có tính đẳng hướng cao.
Hình 3.13 Độ bền xé rách vải Haicatex Độ bền xé rách vải Haicatex 0 100 200 300 400 500 600 130 170 200 240 320
Khối lượng vải (g/m2)
Đ ộ bề n (N ) Chiều Dọc Chiều Ngang
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
Độ bền xé rách theo phương dọc và phương ngang vải địa kỹ thuật của Công ty cổ phần vải địa kỹ thuật Aritex được biểu diễn trên hình 3.14. Từ số liệu thực nghiệm trên bảng 3.15 và bảng 3.16, độ bền xé rách dọc và độ bền xé rách ngang mẫu vải địa kỹ thuật của Công ty cổ phần vải địa kỹ thuật Aritex được biểu diễn trên hình 3.14. Hình 3.14 cho thấy:
- Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Aritex theo phương dọc và phương ngang của vải tăng gần như tỷ lệ với khối lượng vải.
- Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Aritex theo phương dọc lớn hơn rất nhiều độ bền xé rách vải theo phương ngang từ 8,6% đối với mẫu vải khối lượng 250 g/m2
đến 49,1% đối với mẫu vải khối lượng 200 g/m2.
- Độ bền xé rách dọc và độ bền xé rách ngang vải địa kỹ thuật Aritex có sự khác biệt lớn về giá trị, do vậy vải địa kỹ thuật Công ty Aritex có tính đẳng hướng thấp về độ bền xé rách. Hình 3.14 Độ bền xé rách vải Aritex Độ bền xé rách vải Aritex 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 150 170 200 250
Khối lượng vải (g/m2)
Đ ộ b ền ( N ) Chiều dọc Chiều ngang
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
Độ bền xé rách dọc và ngang của hai loại vải địa kỹ thuật so sánh với nhau theo tiêu chí khối lượng vải cho thấy: đối với mẫu vải có khối lượng như nhau là 170 g/m2 và 200 g/m2, độ bền xé rách dọc của vải Haicatex lớn hơn độ bền xé rách dọc của vải Aritex đối với vải khối lượng 200 g/m2, độ bền xé rách dọc của vải Haicatex nhỏ hơn độ bền xé rách dọc của vải Aritex đối với vải khối lượng 170 g/m2
, nhưng độ bền xé rách ngang của vải Haicatex lớn hơn độ bền xé rách ngang của vải Aritex (bảng 3.19, hình 3.15 và hình 3.16). Điều này thể hiện liên kết các xơ trong vải địa kỹ thuật Haicatex chặt chẽ hơn so với liên kết các xơ trong vải Aritex.
Bảng 3.19 So sánh độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Haicatex và Aritex
Độ bền xé rách dọc Độ bền xé rách ngang Khối lượng 170 g/m2 200 g/m2 170 g/m2 200 g/m2 Vải Haicatex 279,58 354,59 270,04 345,08
Vải Aritex 331,48 346,78 217,29 232,5
Hình 3.15 So sánh độ bền xé rách dọc vải Haicatex và Aritex
Độ bền xé rách dọc vải 0 100 200 300 400 500 600 130 150 170 200 240 250 320
Khối lượng vải (g/m2)
Đ ộ b ền x é (N ) Độ bền rách dọc Haicatex Độ bền rách dọc Aritex
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
Hình 3.16 So sánh độ bền xé rách ngang vải Haicatex và Aritex Độ bền xé rách ngang vải 0 100 200 300 400 500 600 130 150 170 200 240 250 320
Khối lượng vải (g/m2)
Đ ộ b ền x é (N ) Độ bền rách ngang Haicatex Độ bền rách ngang Aritex
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
KẾT LUẬN
Đề tài đã nghiên cứu các tính chất cơ lý cơ bản của vải địa kỹ thuật của Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội Haicatex và Công ty cổ phần vải địa kỹ thuật Aritex bao gồm: khối lượng vải, độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ bền xuyên thủng và độ bền xé rách vải. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra một số kết luận như sau:
1. Khối lượng thực tế vải địa kỹ thuật của Haicatex thấp hơn so với khối
lượng danh nghĩa. Độ sai lệch khối lượng danh nghĩa và khối lượng thực tế vải địa kỹ thuật Haicatex nhỏ nhất là 0,4% đối với mẫu vải khối lượng danh nghĩa 200 g/m2
, và lớn nhất là 5,4% đối với mẫu vải khối lượng danh nghĩa 130 g/m2. Khối lượng thực tế vải địa kỹ thuật của Aritex cao hơn khối lượng danh nghĩa. Độ sai lệch khối lượng danh nghĩa và khối lượng thực tế vải địa kỹ thuật Aritex nhỏ nhất là 1% đối với mẫu vải khối lượng danh nghĩa 170 g/m2, và lớn nhất là 3,7% đối với mẫu vải khối lượng danh nghĩa 250 g/m2
.
2. Độ bền kéo đứt vải địa kỹ thuật Haicatex theo phương ngang lớn hơn độ
bền kéo đứt vải theo phương dọc từ 2,4% đối với mẫu vải khối lượng 240 g/m2 đến 5% đối với mẫu vải khối lượng 200 g/m2. Độ bền kéo đứt dọc và độ bền kéo đứt ngang vải địa kỹ thuật Haicatex không có sự khác biệt lớn về giá trị. Độ bền kéo đứt vải Aritex theo phương ngang lớn hơn độ bền kéo đứt vải theo phương dọc từ 14% đối với mẫu vải khối lượng 170 g/m2
đến 63,8% đối với mẫu vải khối lượng 250 g/m2
. Độ bền kéo đứt dọc và độ bền kéo đứt ngang vải địa kỹ thuật Aritex có sự khác biệt lớn về giá trị, thấp nhất là 14% và cao nhất là 63,8%.
3. Độ giãn đứt dọc và độ giãn đứt ngang vải Haicatex tăng theo khối lượng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
vải tăng từ 130 g/m2
đến 320 g/m2, độ giãn ngang của vải tăng từ 46,2% đến 70,7%, độ giãn dọc của vải tăng từ 52,2% đến 62,9%. Độ giãn đứt dọc và độ giãn đứt ngang vải Aritex giảm khi tăng khối lượng vải từ 150 g/m2
, 170 g/m2 và 200 g/m2 (Độ giãn giảm từ 61,2% xuống 50,4% và 43,8%. Sau đó độ giãn vải tăng trở lại với vải khối lượng 250 g/m2
tương ứng với độ giãn 57,8%.
4. Độ bền xuyên thủng vải địa Haicatex và Aritex tăng tỉ lệ với khối lượng
vải, khi khối lượng vải càng lớn thì độ bền xuyên thủng có xu hướng tăng nhanh hơn.
5. Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Haicatex theo phương dọc lớn hơn độ bền
xé rách vải theo phương ngang từ 0,2% đối với mẫu vải khối lượng 320 g/m2
đến 4,3% đối với mẫu vải khối lượng 240 g/m2. Độ bền xé rách dọc và độ bền xé rách ngang vải địa kỹ thuật Haicatex không có sự khác biệt lớn về giá trị, cao nhất là 4,3% đối với mẫu vải khối lượng 240 g/m2. Như vậy vải địa kỹ thuật Haicatex có tính đẳng hướng cao. Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật Aritex theo phương dọc lớn hơn rất nhiều độ bền xé rách vải theo phương ngang từ 8,6% đối với mẫu vải khối lượng 250 g/m2
đến 49,1% đối với mẫu vải khối lượng 200 g/m2. Độ bền xé rách dọc và độ bền xé rách ngang vải địa kỹ thuật Aritex có sự khác biệt lớn về giá trị, do vậy vải địa kỹ thuật Công ty Aritex có tính đẳng hướng thấp về độ bền xé rách.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trung Thu
Vật liệu dệt, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1990. 2. Trần Nhật Chương
Gia công tơ sợi hóa học, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1987. 3. Trần Công Thế
Công nghệ không dệt, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1999. 4. Tiêu chuẩn TCVN 8222:2009
5. Allen, T., Vinson, T.S. and Bell, J.R, “ Tensile Strength and Ceep Behaviour of Geotextiles in Cold Regions Applications”, Proceedings of the Second International Conference on Geotextiles, Las Vegas, NV, 1982.
6. Albin F. Turbak, ed.
Nonwovens: Theory, Process, Performance, and Testing, TAPPI Press, 1993. 7. Amit Rawal, Tahir Shah, Subhash, Anand
Geotextiles: Production, Properties and Performance, CRC Press, 2010.
8. Andrawes, K.Z, Mc Gown A and Murrey, R.T. “ The Load-Strain-Time- Temperature Behaviour of Geotextiles and Geogrids”, Proceedings of the Third International Conference on Geotextiles, Vienna, Austria, 1986.
9. Jaillous, J.M. and Segrestin, P. “ Present State of Knowledge of Long Term Behaviour of Materials Used as Soil Reinforcements”, International Geotechnical Symposium on Theory and Practice of Earth Reinforcements, Yamanouchi et al. eds, Balkema, Fukuoka, Japan 1998.
10. Mc Gown A, Andrawes, K.Z and Kabir, M.H “ Load-Extension testing of Geotexxtile Confined Soil”, Proceedings of the Second International Conference on Geotextiles, Las Vegas, NV, 1982.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
11. S.R. Boyle, M. Gallagher and R.D. Holtz, “ Influence of Strain Rate, Specimen Length and Confinement on Measured Geotextile Properties, Geosynthetics International, 1996, Vol. 3, No 2.
12. S.J. Russell
Handbook of nonwovens, Woodhead Publishing Limited, 2007. 13. T.S. Ingold, K.S. Miller
Geotextiles Handbook,Thomas Telford Publishing, 1988 14. W. Albrecht, H. Fuchs, W. Kittelmann
Nonwovens Fabrics, WILEY-VCH Verlag GmbH &Co. KGaA, Weinheim, 2003.