Độ bền xuyên thủng vải địa kỹ thuật được xác định theo tiêu chuẩn Anh- Châu Âu BS-EN-918-1996 và thực nghiệm được tiến hành trên máy DEMGEN KVF 500- hình 2.6. Quy định về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 8222:2009.
Độ bền xuyên thủng của vải địa kỹ thuật là khả năng chống lại sự xuyên thủng của các loại vật liệu rắn khi rơi tự do xuống bề mặt vải.
Độ bền xuyên thủng của mẫu thử được đánh giá bởi số đo đường kính lỗ thủng do côn thử gây ra khi nó rơi tự do từ độ cao tiêu chuẩn xuống tâm mẫu thử hình tròn, kẹp nằm ngang.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
Hình 2.6. Thiết bị đo độ bền xuyên thủng vải
a- Số lượng mẫu thử:
Số lượng mẫu thử độ bền xuyên thủng bao gồm 10 mẫu. b- Kích thước mẫu vải:
Kích thước mẫu vải có dạng hình tròn đường kính 200 mm ± 0,5 mm. Xác định và đánh dấu tâm mẫu bằng bút màu.
c- Cách tiến hành
- Lắp mẫu thử vào ngàm kẹp
- Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa mũi côn và tâm thử bằng con dọi - Chọn độ cao côn rơi theo bảng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
- Xác định khối lượng đơn vị diện tích của vải địa kỹ thuật - Thả côn rơi tự do
- Đo lỗ thủng trên mẫu thử
Hình 2.7. Kích thước mẫu thử độ bền xuyên thủng vải
Bảng 2.1 Chiều cao côn rơi
Loại vải Khối lượng đơn vị diện tích (g/m2)
Chiều cao rơi côn (mm) Vải không dệt Nhỏ hơn 105 Từ 105 đến 800 Từ 800 đến 1200 Lớn hơn 1200 250 500 750 100
Vải dệt Nhỏ hơn hoặc bằng 300 Lớn hơn 300
500 750
Nguyên lý đo độ bền xuyên thủng vải địa kỹ thuật được mô tả trên hình 2.8
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
Hình 2.8 Nguyên lý đo độ bền xuyên thủng vải địa kỹ thuật
1- Mặt bích cố định 2- Trụ đỡ 3- Trục vít 4- Núm giữ và thả côn 5- Mặt bích di chuyển 6- Côn thử 7- Hộp bảo vệ côn trên 8- Ngàm kẹp mẫu phía trên
9- Ốc xiết ngàm kẹp 10- Ngàm kẹp dưới
11- Mẫu thử 12 Hộp bảo vệ côn dưới 13- Chân đỡ
d- Tính toán kết quả
- Đối với những mẫu thử ở độ cao ngoài tiêu chuẩn (500 mm ± 2 mm) kết quả phải quy đổi về độ cao tiêu chuẩn theo công thức sau:
D500 = 1,60 D250 D500 = 0,76 D750 D500 = 0,62 D1000
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
Trong đó:
D250 : Đường kính lỗ thủng đo bằng mm ở độ cao côn rơi 250 mm. D500 : Đường kính lỗ thủng đo bằng mm ở độ cao côn rơi 500 mm. D750 : Đường kính lỗ thủng đo bằng mm ở độ cao côn rơi 750 mm. D1000 : Đường kính lỗ thủng đo bằng mm ở độ cao côn rơi 1000 mm. - Tính giá trị trung bình D500 chính xác đến 1 mm.
2.3.6. Phương pháp xác định độ bền xé rách của vải địa kỹ thuật
Độ bền xé rách vải địa kỹ thuật được xác định theo tiêu chuẩn ISO 9073-4:1997 và thực nghiệm được tiến hành trên máy kéo giãn vải AUTOGRAPH Cộng hòa liên bang Đức, thang đo 0-50kN, hình 2.9. Quy định về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 186:1994.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học
a- Số lượng mẫu thử: Số lượng mẫu thử độ bền xé rách vải gồm 5 mẫu thử
b- Kích thước mẫu thử
Mẫu thử có dạng hình tứ giác như hình 2.10
Hình 2.10 Mẫu thử độ bền xé rách vải