Phương pháp xác định độ bền kéo giãn của vải địa kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát một số đặc trưng cơ lý của vải địa kỹ thuật đang sử dụng tại việt nam (Trang 41 - 44)

Độ bền kéo giãn vải địa kỹ thuật được xác định theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM D 4595-86 và thực nghiệm được tiến hành trên máy kéo giãn vải AUTOGRAPH Cộng hòa liên bang Đức, thang đo 0-50kN- hình 2.3. Quy định về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 8222:2009.

Mẫu vải địa kỹ thuật

100

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học

Hình 2.3. Thiết bị kéo giãn vải a- Số lượng mẫu thử:

Số lượng mẫu thử độ bền kéo giãn bao gồm 5 mẫu lấy theo chiều dọc vải (MD) và 5 mẫu lấy theo chiều ngang vải (CD).

b- Kích thước mẫu vải:

Kích thước mẫu vải có dạng hình chữ nhật chiều dài D và chiều rộng R, kích thước và cách chế tạo mẫu được chọn theo từng loại vải địa kỹ thuật.

Hình 2.4. Kích thước mẫu thử kéo giãn vải Mẫu vải địa kỹ thuật

D

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học

Kích thước vải địa kỹ thuật dạng không dệt: Chiều rộng mẫu thử: 200 mm ± 1 mm

Chiều dài mẫu thử: 100 mm + 2L ± 1 mm, trong đó L là chiều dài ngàm kẹp. Ngàm kẹp dạng ép bằng bu lông hoặc thủy lực L 50 mm.

Kích thước vải địa kỹ thuật dạng dệt:

Cắt chiều rộng mẫu thử 220 mm, sau đó bỏ dọc hai bên rìa mẫu những sợi bị rối, bị lẹm hoặc đứt trong quá trình cắt cho tới khi chiều rộng đạt 200 mm ± 1 mm.

Cắt chiều dài mẫu thử 120 mm + 2L mm, sau đó bỏ ngang hai bên rìa mẫu những sợi bị rối, bị lẹm hoặc bị đứt trong quá trình cắt cho tới khi chiều dài đạt (100+2L) mm ± 1 mm, trong đó L là chiều dài ngàm kẹp.

c- Cách tiến hành

- Điều chỉnh khoảng cách giữa hai ngàm kẹp 100 mm ± 3 mm. - Chọn thang lực trong khoảng 30%-90% của thang lực đo. - Đặt tốc độ kéo 20% ± 5% trên phút của thang đo chiều dài. Cách lắp mẫu thử vào ngàm kẹp được biểu diễn trên hình 2.5

Hình 2.5. Ngàm kẹp và mẫu thử 200 mm 100 mm Mẫu thử L L Hướng lực kéo Ngàm kẹp Hướng lực kéo

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ khoa học

d- Tính toán kết quả

Cường độ chịu kéo của mẫu thử tính theo công thức:

T = F/W Trong đó:

T: Cường độ chịu kéo của mẫu thử (kN/m) F: Lực kéo đứt lớn nhất (kN)

W: Chiều rộng mẫu thử (m)

Độ giãn dài của mẫu thử tính theo công thức:

ε 100 x ΔL/L0

ΔL Lf – L0

Trong đó:

ε : Độ giãn dài của mẫu thử (%) L0: Chiều dài mẫu vải ban đầu (mm)

Lf: Chiều dài mẫu vải tại thời điểm lực kéo f (mm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát một số đặc trưng cơ lý của vải địa kỹ thuật đang sử dụng tại việt nam (Trang 41 - 44)