CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.3 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.3.1 Kiểm tra hình thái vi khuẩn B.bifidum
Qua sát đại thể:
Cấy vi khuẩn lên trên môi trƣờng thạch MRS ủ trong 24 hoặc 48 giờ. Mô tả hình dạng, màu sắc, kích thƣớc khuẩn lạc.
Qua sát vi thể:
Cấy vi khuẩn trong môi trƣờng dịch lỏng MRS ủ trong 24 giờ và 48 giờ. Mô tả khả năng tăng sinh của vi khuẩn.
2.3.2 Dựng đƣờng cong sinh trƣởng của vi khuẩn B.bifidum
Phƣơng pháp vi sinh: đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trƣờng thạch
Đỗ thạch vào đĩa Petri, cấy lên môi trƣờng thạch 0,1ml mẫu, lấy que trang đã vô trùng ( nhúng trong cồn rồi đốt trên ngọn đèn cồn) phân bố đều trên bề mặt thạch. Đậy nắp lại để thạch thấm hết mẫu trong vài phút. Úp đĩa ngƣợc lại, gói đĩa đem đi ủ ở 370C trong 48 giờ sau đó đếm số khẩun lạc.
Số tế bào vi sinh vật trong 1ml đƣợc xác định: N = số khuẩn lạc x độ pha loãng / 0.1 (CFU/ml)
Phƣơng pháp hóa sinh: đo độ đục OD để xác định mật độ tế bào vi sinh vật
Mật độ tế bào có thể xác định một cách gián tiếp thông qua độ đục. Tế bào vi sinh vật là thực thể nên khi hiện diện trong môi trƣờng sẽ làm môi trƣờng trở nên đục. Độ dục của huyền phù tỉ lệ thuận với mật độ tế bào. Do vậy, có thể định lƣợng mật độ tế bào một cách gián tiếp thông qua độ đục bằng máy so màu ở bƣớc sóng xác định. Trƣớc tiên cần thiết lập đƣợc đƣờng quan hệ tuyến tính giữa độ đục và mật độ tế bào bằng cách số huyền phù tế bào có độ đục xác định và mật độ tế bào của huyền phù đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc [3].
Đo độ đục ở bƣớc sóng 600nm