Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ maltodextrin, nhiệt độ

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình bảo quản enzyme naringinase bằng các phương pháp khác nhau (Trang 39 - 41)

và thời gian bảo quản đến hoạt tính của enzyme naringinase.

Mục đích:

Xác định nồng độ maltodextrin bổ sung và nhiệt độ bảo quản sao cho hoạt tính enzyme naringinase ổn định nhất.

Chuẩn bị mẫu: Maltodextrin được hồ hóa trước khi cho vào enzyme thô để bảo quản.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 nhân tố và lặp lại 2 lần. Nhân tố D: nồng độ maltodextrin bổ sung (% w/v)

D1: 0% D2: 10% D3: 20% D4: 30% Nhân tố E: nhiệt độ bảo quản E1: 40C E2: -160C Nhân tố F: thời gian bảo quản F1: 0 ngày F2: 1 ngày F3: 2 ngày F4: 3 ngày F5: 4 ngày

Số nghiệm thức: 4 x 2 x 5 = 40 Tổng số mẫu thí nghiệm: 40 x 2 = 80

Chỉ tiêu theo dõi:

Xác định hoạt tính enzyme naringinase, tìm ra nồng độ maltodextrin tối ưu cho qua trình bảo quản. Đồng thời theo dõi các biến đổi vật lý, và sự thay đổi của độ nhớt.

Ghi nhận kết quả:

Xác định hoạt tính naringinase ngay thời điểm đem bảo quản và sau mỗi 24h. Đo độ nhớt dung dịch sau mỗi 24h.

3.3.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu hiệu quả của việc kết tủa protein bằng ethanol (cồn).

Mục đích: Xác định nồng độ C2H5OH thích hợp để thu được kết tủa có độ tinh sạch và hiệu suất thu hồi cao nhất.

Chuẩn bị mẫu:

Sinh tổng hợp enzyme naringinase nhưđã nêu.

Cồn và dung dịch enzyme được làm lạnh riêng ở nhiệt độ -160C trước khi tiến hành tủa.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố và 2 lần lặp lại.

Nhân tố G: nồng độ cồn (v/v) bổ sung với tỉ lệ cồn:enzyme là 1:3 G1: 00 G2: 700 G3: 850 G4: 950 Số nghiệm thức: 4 Tổng số thí nghiệm: 4 x 2 = 8

Chỉ tiêu theo dõi:

Xác định nồng độ C2H5OH tối ưu được sử dụng cho quá trình kết tủa. Hiệu suất thu hồi enzyme (%) ứng với từng nồng độ cồn khác nhau.

Ghi nhận kết quả:

CHƯƠNG 4. KT QU THO LUN

Nghiên cứu khả năng bảo quản enzyme thô đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho quá trình tinh sạch và ứng dụng tiếp theo. Giống như các enzyme khác, enzyme naringinase rất dễ bị biến đổi hoạt tính do tác động của các điều kiện tự nhiên (Nguyễn Đức Lượng, 2004). Ở nhiệt độ phòng, sự phá vỡ cấu trúc tế bào dẫn đến biến tính enzyme có thể xảy ra, kết quả là enzyme bị mất hoạt tính. Chính vì thế, nghiên cứu sựổn định hoạt tính của enzyme naringinase thô ở điều kiện nhiệt độ lạnh (4ºC) và lạnh đông (-16ºC) có bổ sung pectin và maltodextrin được tiến hành.

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình bảo quản enzyme naringinase bằng các phương pháp khác nhau (Trang 39 - 41)