Ph−ơng pháp kiểm tra chất l−ợng cúi máy chải thô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nâng cao chất lượng cúi chải thô (Trang 49 - 54)

Thí nghiệm đ−ợc thực hiện ở Nhà máy Sợi - Tổng Công ty Cổ phần Dệt - May Nam Định nên các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm đều của Phòng Thí nghiệm Nhà máy Sợi - Tổng Công ty Cổ phần Dệt - May Nam Định.

2.4.1.1. Độ không đều chi số HN(%)

* Ph−ơng pháp lấy mẫu thí nghiệm

- Xem biển ghi chi số, nguyên liệu.

- Quả bông trên máy đã chạy đ−ợc 1/3, quả bông không dính tầng, màng bông không bị rách hoặc bị võng (đối với máy chải A186-600 và CM80). Với máy chải TC03 phải để máy chạy ổn định, l−ợng bông trên cột cấp bông đảm bảo mới lấy mẫu thí nghiệm.

- Khi thùng bông quá đầy và quá vơi thì không đ−ợc lấy mẫu. - Lấy mẫu không đ−ợc làm xù cúi.

- Khi lấy mẫu các loại nguyên liệu khác nhau thì phải để riêng từng loại

Dụng cụ thí nghiệm :

- Quả lô có chu vi 1m. - Cân điện tử

- Khay đựng mẫu

Quay mẫu thí nghiệm:

- Quay mẫu trên quả lô có chu vi 1m. Quay 2 vòng t−ơng ứng với chiều dài mẫu thử 2m.

- Quay với tốc độ trung bình, cúi không đ−ợc gấp khúc, x−ớc - Loại bỏ đoạn cúi đầu từ 0,5 m đến 1m

- Khi ngắt cúi không đ−ợc so le.

- Mỗi máy quay 10 mẫu xếp vào khay có đánh số máy theo thứ tự.

Cân mẫu :

- Cân mẫu nào ghi mẫu đó theo đúng số máy (khối l−ợng mẫu tính bằng gam)

- Không đ−ợc cân nhiều mẫu rồi mới ghi .

- Sấy mẫu để tính độ ẩm thực tế (Wtt) và xác định hệ số tu chỉnh (K).

- Sấy ngay mẫu vừa cân xong trọng l−ợng 50g ( nhiệt độ sấy là 110oC, thời gian là 90 phút).

Hình 2-1: quay mẫu thí nghiệm

*Công thức tính độ không đều chi số HN (%): 2 . ( X – X’ ) . n’ HN = . 100 (%) X . n Trong đó:

HN: Độ không đều chi số (%) X : Giá trị trung bình của mẫu thử

X’ : Giá trị trung bình của các mẫu thử có giá trị nhỏ hơn X

n : Số mẫu thử

n’ : Số mẫu thử có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình

2.4.1.2. Độ không đều Uster U(%)

* Ph−ơng pháp lấy mẫu và thí nghiệm

- Xem biển ghi chi số, nguyên liệu.

- Quả bông trên máy đã chạy đ−ợc 1/3, quả bông không dính tầng, màng bông không bị rách hoặc bị võng (đối với máy chải A186-600 và CM80). Với máy chải TC03 phải để máy chạy ổn định, l−ợng bông trên cột cấp bông đảm bảo mới lấy mẫu thí nghiệm.

- Khi thùng bông quá đầy và quá vơi thì không đ−ợc lấy mẫu. - Lấy mẫu không đ−ợc làm xù cúi.

- Khi lấy mẫu các loại nguyên liệu khác nhau thì phải để riêng từng loại - Mỗi máy làm một mẫu. Chiều dài mẫu là 50 m.

- Cho cúi chải thô chạy trên máy USTER TESTTER 3 theo ch−ơng trình cài đặt cho cúi chải. Sau đó căn cứ vào kết quả hoặc dạng ảnh phổ đ−ợc in ra trên giấy để hiệu chỉnh lại máy chải cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Hình 2-3: thí nghiệm cúi chải thô trên máy ustertester 3

Hình 2-4: máy thí nghiệm ustertester 3, màn hình hiển thị và máy in

2.4.1.3. Bông kết, tạp chất màng xơ máy chải thô

- Xem biển ghi chi số, nguyên liệu.

- Quả bông trên máy đã chạy đ−ợc 1/3, quả bông không dính tầng, màng xơ không bị rách hoặc bị võng.

- Vớt màng xơ vào khay, cân 01 gam màng xơ sau đó đếm số hạt kết, tạp

Hình 2-5: màng xơ máy chảI thô a 186-600

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nâng cao chất lượng cúi chải thô (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)