So sánh hiệu quả tinh sạch enzyme cellulase thô theo hai phương pháp kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tinh sạch sơ bộ và bảo quản lạnh đông enzyme cellulase từ trichoderma sp (Trang 30)

Kết quả so sánh hiệu quả tinh sạch enzyme cellulase tương ứng với với 2 phương pháp kết tủa protein dựa trên 2 giá trị tối ưu thu được từ nghiệm thức khảo sát được tổng hợp ở bảng 4.

Bảng 4: Kết quả so sánh hai phương pháp kết tủa khác nhau Tác nhân gây tủa Tỷ lệ (hoặc nồng độ) hóa chất và enzyme thô Khối lượng kết tủa (g) Hoạt tính riêng (U/mg protein) Hiệu suất thu hồi (%) Độ tinh sạch (lần) Đối chứng - - 0,024a 100c 1,00a (NH4)2SO4 55% bão hòa 7,753 0,100b 41,596a 4,180b Ethanol 3:1 (v/v) 5,052 0,110c 46,414b 4,593c

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Từ số liệu ở bảng trên, ta thấy hiệu quả tinh sạch sơ bộ enzyme cellulase bằng muối (NH4)2SO4 ở nồng độ 55% đạt hiệu quả thấp hơn so với biện pháp cho kết tủa với ethanol ở tỷ lệ ethanol : enzyme là 3 : 1. Tuy nhiên, kết quả thu được giữa 2 biện pháp tinh sạch sơ bộ cũng không khác nhau nhiều về hoạt tính riêng và độ tinh sạch khi tủa với muối ammonium sulfate là 0,100 U/mgprotein và 4,18 lần còn hoạt tính riêng và độ tinh sạch khi tủa bằng ethanol là 0,110 U/mgprotein và 4,593 lần. Bên cạnh đó, ta thấy được hoạt tính riêng và độ tinh sạch của enzyme sau khi tinh sạch sơ bộ thu được không cao. Nguyên nhân là ngoài enzyme cellulase trong hệ ezyme thô thì còn có một số loại ezyme khác có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme cellulase. Vì thế mà cần phải có biện pháp kìm hãm hoặc loại bỏ sự hoạt

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang 23

4.4 nh hưởng ca th gian bo qun đến sn định ca enzyme cellulase sau khi tinh sch sơ b

4.4.1 S thay đổi hot tính enzyme cellulase đã tinh sch sơ b bng phương pháp kết ta vi ammonium sulfate theo thi gian bo qun kết ta vi ammonium sulfate theo thi gian bo qun

Việc nghiên cứu khả năng bảo quản của enzyme sau khi tinh sạch đóng vai trò quan trọng cho các bước tinh sạch cao hơn và sử dụng tiếp theo. Giống như các enzyme khác, enzyme cellulase cũng dễ bị mất hoạt tính khi bảo quản ở nhệt độ thường nên việc bảo quản các loại enzyme thường tiến hành ở nhiệt độ thấp.

Các mẫu enzyme sau khi kết tủa, cân khối lượng sẽ được cho vào bảo quản ở nhiệt

độ -20oC và được đo hoạt tính sau mỗi 7 ngày. Kết quả khảo sát được trình bày ở

bảng 5.

Bảng 5: Sự thay đổi hoạt tính enzyme cellulase đã tinh sạch sơ bộ bằng phương pháp kết tủa với ammonium sulfate theo thời gian bảo quản

Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản (tuần) Hoạt tính riêng (U/mg protein) 0 0,065d 1 0,060cd Lạnh đông (-200C) 2 0,055bc 3 0,052ab 4 0,046a

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Từ bảng kết quả tổng hợp trên, cho thấy hoạt tính riêng của enzyme cellulase sau khi tinh sạch sơ bộ bằng muối ammonium sulfate giảm dần theo thời gian bảo quản

ởđiều kiện lạnh đông (nhiệt độ -20oC), tuy nhiên sự giảm hoạt tính riêng này không nhiều. Tuần đầu tiên, hoạt tính riêng đo được là 0,065 U/mgprotein thì đến tuần thứ 4 hoạt tính giảm còn 0,046 U/mgprotein (giảm khoảng 1,4 lần). Nhiệt độ lạnh đông thường được chọn để bảo quản enzyme vì lượng nước tự do trong hỗn hợp kết tủa giảm kéo theo độ hoạt động của nước giảm nên hầu hết các các phản ứng hóa học, sinh hóa sẽ bị kìm hãm. Tuy nhiên, điều kiện lạnh đông chỉ có thể kìm hãm một số

phản ứng sinh hóa hay các yếu tố ảnh hưởng khác nhưng không ngăn chặn được hoàn toàn nên hoạt tính của enzyme giảm dần trong các tuần bảo quản tiếp theo.

4.4.2 S thay đổi hot tính enzyme cellulase đã tinh sch sơ b bng phương pháp kết ta vi ethanol theo thi gian bo qun kết ta vi ethanol theo thi gian bo qun

Kết quả khảo sát sự thay đổi hoạt tính của enzyme cellulase sau khi được tinh sạch sơ bộ bằng ethanol được trình bày ở bảng 6.

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang 24

Bảng 6: Sự thay đổi hoạt tính enzyme cellulase đã tinh sạch sơ bộ bằng phương pháp kết tủa với ethanol theo thời gian bảo quản

Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản (tuần) Hoạt tính riêng (U/mg protein) 0 0,070b 1 0,066ab Lạnh đông (-200C) 2 0,061ab 3 0,060ab 4 0,055a

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Ở trường hợp này, hoạt tính riêng có giảm nhưng không đáng kể. Sau 4 tuần bảo quản hoạt tính riêng giảm từ 0,070 U/mgprotein xuống 0,055 U/mgprotein (giảm khoảng 1,27 lần).

So với trường hợp bảo quản lạnh đông enzyme cellulase sau khi tinh sạch sơ bộ

bằng (NH4)2SO4 thì trường hợp bảo quản lạnh đông enzyme cellulase sau khi tinh sạch sơ bộ bằng ethanol có hoạt tính riêng thay đổi ít hơn. Nhưng sự thay đổi này là không đáng kể, từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 3 sau khi bảo quản, sự thay đổi không có ý nghĩa về mặt thống kê, đến tuần thứ tư, hoạt tính enzyme giảm có sự khác biệt so với tuần đầu tiên.

Như vậy, khi so sánh khả năng tinh sạch sơ bộ enzyme cellulase thô, enzyme thu

được bằng phương pháp kết tủa với dung môi ethanol lạnh cho hoạt tính riêng cao hơn; đồng thời enzyme giảm hoạt tính ít hơn so với cellulase thu được bằng kết tủa với muối ammonium sulfate.

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang 25

CHƯƠNG 5 KT LUN VÀ ĐỀ NGH

5.1 Kết lun

Việc nghiên cứu về khả năng tinh sạch sơ bộ và bảo quản enzyme sau khi tinh sạch sơ bộ có ý nghĩa rất quan trọng cho các các quá trình tinh sạch và sử dụng tiếp theo. Enzyme cellulase rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài lẫn bên trong, việc nghiên cứu cần phải đảm bảo chính xác các yếu tố như: nhiệt độ, hóa chất, dụng cụ, thao tác,... Kết quả khảo sát cho thấy:

Qua so sánh hai biện pháp tinh sạch sơ bộ bằng muối (NH4)2SO4 và ethanol thì muối ammonium sulfate cho hiệu quả kết tủa thấp hơn so với kết tủa bằng cồn. Với hoạt tính riêng, hiệu suất thu hồi và độ tinh sạch thu được lần lượt là 0,100 U/mgprotein , 41,596%, 4,180 lần (ứng với (NH4)2SO4 55% bão hòa) và 0,110 U/mgprotein, 46,414%, 4,593 lần (khi tủa với tỉ lệ 3 V ethanol: 1 V dịch enzyme thô). Khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh đông -20oC, enzyme đã được tinh sạch sơ bộ bằng hai loại hóa chất cho kết quả không khác nhau nhiều sau 4 tuần bảo quản. Hoạt tính của enzyme được tinh sạch sơ bộ bằng muối ammonium sulfate giảm khoảng 1,4 lần sau 4 tuần bảo quản (hoạt tính riêng giảm từ 0,065 U/mgprotein xuống còn 0,046 U/mgprotein), enzyme được tinh sạch sơ bộ bằng ethanol thì hoạt tính riêng giảm 1,27 lần sau 4 tuần (hoạt tính riêng giảm từ 0,070U/mgprotein xuống còn 0,055 U/mgprotein).

5.2 Đề ngh

Do thời gian nghiên cứu có hạn và điều kiện không cho phép nên còn một số vấn đề

chưa thực hiện được. Đề nghị tiến hành khảo sát thêm một số vấn đề sau:

- Khảo sát sử dụng một số loại hóa chất khác cho quá trình gây kết tủa protein như: NaCl, acetone, isopropanol…

- Khảo sát bổ sung một số loại hóa chất giúp ổn định hoạt tính của enzyme cellulase trong quá trình bảo quản.

- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tinh sạch tiếp theo như sắc ký lọc gel, sắc ký trao đổi ion…

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang 26

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Vit

Đặng Thị Thu, Lê Ngọc Tú, Tô Kim Anh, Phạm Thu Thủy và Nguyễn Xuân Sâm. (2004). Công

ngh enzyme.NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Lê Ngọc Tú, (2002). Hóa sinh công nghip. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. Lương Đức Phẩm, (2004). Công ngh vi sinh vt. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

Nguyễn Đức Lượng, (2004). Công ngh enzyme. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.

Phạm Thị Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa. (2007). Enzyme và ng dng. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Trần Đình Toại, Nguyễn Thị Vân Hải. (2005). Động hc các quá trình xúc tác sinh hc. NXB

Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.

Tiếng Anh

Banerjee R. (2006), Isolation and Purification of Enzyme. In: Enzyme Technology, A. Pandey, C.

Webb, C.R. Soccol, C. Larroche (Editors), Springer, pp. 515 – 532

Ishii, S., K. Kiho, S. Sugiyama & H. Sugimoto (1979), Low–methoxyl pectin prepared by

pectinesterase from Aspergillus japonicus. Journal of Food Science, 44, 611–614.

Jamil, A et al., (2005). Purification of Endoglucanase From Trichoderma harzianum. Pakistan

Journal of Life and Social Sciences.

Miller, G. L. (1959). Use of dinitrosalicylic acid reagent for the production of reducing sugars

analyt. pp 426-620.

Mukherjee G. and R. Banerjee (2006), Effects of temperature, pH and additives on the activity of

tannase produced by a co-culture of Rhizopus oryzae and Aspergillus foetidus. World Journal

Microbiology Biotechnology. 22, pp 207-212.

Tenkanen et al. (2003). Crystallization and preliminary X-ray analysis of a novel Trichoderma

reesei xylanase IV belonging to glycoside hydrolase family 5

Yasushi, M et al., (1998, mar). Purification and characterization of Exo-β-D-Glucosaminidase from a Cellulolytic Fungus, Trichoderma reesei PC-3-7. Applied and Environmental

Microbiology. pp 890-895.

Wedsite:

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang vii

PH LC Ph lc 1. Các phương pháp phân tích

1. Phương pháp phân tích hot tính enzyme cellulase (phương pháp DNS)

(whitaker et al., 2003)

1.1 Nguyên tc

Cơ chất CMC bị enzyme cellulase phân cắt thành đường khử. Hàm lượng đường khử tạo thành được xác định bằng cách dùng thuốc thử 3,5-dinitro salicylic acid (DNS) và máy đo quang phổở bước sóng 575 nm.

DNS có màu vàng trong dung dịch kiềm sẽ bị khử thành 3-amino-5-nitrosalicylic acid có màu đỏ cam. Dựa vào lượng đường khử sinh ra tính hoạt tính của enzyme.

1.2 Chun b mu

Dung dịch CMC 1%

Cân chính xác 2 g CMC khô, hòa tan vào 180 ml nước đun nóng ở 80oC, khuấy trộn và cho thêm nước cất đến vạch 200 ml cho đến khi hòa tan hoàn toàn (khoảng 1 giờ). Sau đó lọc dung dịch vào trong bình tam giác và làm nguội đến nhiệt độ

phòng.

Chuẩn bị dung dịch thuốc thử DNS

Hòa tan 1 g acid 3,5-dinitro salicylic vào 20 ml NaOH 2N (a). Hòa tan 30 g muối kali natri tartrate vào 50 ml nước (b).

Trộn 2 dung dịch (a) và (b) lại rồi thêm nước cất vào cho đến 100 ml. Dung dịch phải để trong chai tránh sáng , đậy nắp kĩđể tránh CO2.

1.3 Tiến hành

Hoạt tính của enzyme cellulase được xác định với 1% (w/v) carboxy methyl cellulose (CMC) làm cơ chất (theo phương pháp Miller, 1959). 1ml dung dịch enzyme cellulase được ủ trong 30 phút với 1 ml CMC 1% và 1ml dung dịch đệm natri acetate 50 mM (pH 5) ở 60oC.

Sau khi phản ứng kết thúc, ta cho 3 ml thuốc thử DNS đun sôi trong vòng 10 phút rồi làm nguội ở nhiệt độ phòng và đem đi đo bước sóng qua máy quang phổở bước sóng 575 nm. Đơn vị hoạt tính của enzyme (IU/ml) được tính dựa vào đường chuẩn glucose.

Dựa vào đường chuẩn glucose xác định hàm lượng đường khử sinh ra và tính hoạt tính của enzyme.

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang viii

1.4 Xây dng đường chun glucose

Cân chính xác 1 g glucose (dạng khô không ngậm nước) hòa tan với 200ml nước cất. Sử dụng bình định mức.

Hút lần lượt 0, 2, 4, 6, 8, 10 ml dung dịch này vào 6 bình định mức 50 ml, thêm nước cho đến vạch định mức.

Các dung dịch mới pha này có nồng độ glucose lần lượt là: 0; 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1 mg/ml.

Thực hiện các phản ứng như trên.

Vẽđồ thị biểu thị sự biến thiên giữa nồng độ đường và độ hấp thu OD ở bước sóng 575 nm.

Dựa vào đường chuẩn glucose xác định hàm lượng đường khử sinh ra và hoạt tính enzyme.

1.5 Tính toán kết qu

Đơn vị hoạt tính enzyme trong 1 ml enzyme được tính theo công thức:

180 1000 * * *       = E hh V T V X U Trong đó: U: hoạt tính enzyme (U/ml)

X: hàm lượng glucose trong dung dịch đo (mg/ml)

Vhh: thể tích hỗn hợp ( enzyme, CMC, đệm natri acetate, 3 ml) T: thời gian phản ứng (30 phút)

VE: thể tích enzyme (1 ml)

1000: đổi từ mM ra µM đường khử. 180: khối lượng phân tử glucose.

Đường chun đường kh

Nồng độ

glucose 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang ix

ĐƯỜNG CHUẨN ĐƯỜNG KHỬ

y = 1.1534x R2 = 0.9997 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 Nồng độ glucose mg/ml O D

2. Định lượng protein bng phương pháp Biuret

2.1 Nguyên tc

Trong môi trường kiềm, các hợp chất có chứa nhóm –CO-NH-, -CS-NH-, C(NH)NH2 sẽ có phản ứng với Cu2+ tạo hợp chất phức màu tím.

Trong phương pháp này, protein được cho phản ứng với Cu2+ trong môi trường kiềm để tạo phức màu tím; cường độ màu tỉ lệ với nồng độ protein trong dung dịch. Do đó ta có thểđịnh lượng protein theo phương pháp so màu ở bước sóng 550nm.

2.2 Chun b mu

Dung dịch protein chuẩn

Dung dịch albumin huyết thanh bò (BSA – bovine serum albumin) 20 mg/ml pha trong dung dịch NaCl 0,9%.

Dung dịch thuốc thử Biuret

Hòa tan 1,5g CuSO4.5H2O và 6g K, Na tartrate với nước cất trong mỗi cốc thủy tinh 50 mL. Riêng cốc có K, Na tartrate thì ta ngâm trong nước nóng, kết hợp với khuấy trộn để cho K, Na tartrate tan được nhanh hơn so với nước ở nhiệt độ phòng.

Hòa tan 30g NaOH với nước cất trong cốc 200 ml cho đến khi NaOH tan hết. Tiếp theo ta để nguội đến nhiệt độ phòng.

Sau đó, cho tất cả vào bình định mức 1000 ml, rồi thêm nước cho đến vạch định mức.

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang x

2.3 Tiến hành

Chuẩn bị dãy dung dịch protein chuẩn

Chuẩn bị dãy dung dịch protein chuẩn có nồng độ tăng dần từ 0 – 20 mg/ml từ dung dịch protein gốc (BSA 20 mg/ml)

Ống nghiệm 1 2 3 4 5 6

Nồng độ dung dịch (mg/ml) 0 4 8 12 16 20 Thể tích dung dịch protein chuẩn (µl) 0 100 200 300 400 500 Thể tích dung dịch NaCl 0,9% (µl) 500 400 300 200 100 0

Thể tích nước cất (ml) 1 1 1 1 1 1

Thuốc thử Biuret (ml) 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5

Chuẩn bị dung dịch phân tích Cho vào ống nghiệm:

500 µl dung dịch phân tích (dung dịch enzyme) 1 ml nước cất

3,5 ml thuốc thử Biret

Sau khi chuẩn bị các dung dịch trên, lắc đều, để yên 20 phút. Quan sát dãy dung dịch và đo độ hấp thụở bước sóng 550 nm.

Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ A vào nồng độ dung dịch protein chuẩn.

Từ giá trị độ hấp thụ của dung dịch phân tích, có thể suy ra nồng độ protein trong dung dịch mẫu dựa vào đường chuẩn.

2.4 Tính toán kết qu

Từ kết quảđọc được trên máy, ta xác định được nồng độ protein dung dịch enzyme trong dung dịch phân tích dựa vào đường chuẩn: X mg/ml.

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang xi

Đường chun protein

Hàm lượng protein 0 4 8 12 16 20

OD 0 0,09 0,193 0,281 0,363 0,445

ĐƯỜNG CHUN PROTEIN

y = 0.0227x R2 = 0.998 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0 5 10 15 20 25 Hàm lượng protein mg/ml O D

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang xii

Ph lc 2. Phương pháp pha dung dch đệm Natri acetate

Enzyme sau khi kết tủa sẽđược hòa tan bằng dung dịch đệm Natri acetate 50 mM (pH 5).

Cách pha:

Cân 6,8 g natri acetate khan cho vào bình định mức 1000 ml, tiếp theo cho nước đến

đủ 1000 ml, khuấy đều cho tan hết. Sau đó lấy ra 352 ml.

Hút 2,857 ml dung dịch acid acetic đậm đặc vào bình định mức 1000 ml, tiếp theo dẫn nước vào cho đủ 1000 ml, khuấy đều cho tan hết. Sau đó lấy ra 148 ml.

Cho 352 ml dung dịch natri acetate và 148 ml dung dịch acid acetic vào bình định mức 1000 ml, tiếp theo cho nước đến vạch 1000 ml. Ta được dung dịch đệm natri acetate 50 mM (pH 5).

Ph lc 3. Các công thc tính toán Chỉ tiêu Phương pháp

Hoạt tính của cellulase (U/mL)

Phương phápMiller, sử dụng DNS làm thuốc thử và đo độ hấp thụở bước sóng 575nm.

Hàm lượng protein tổng (mg/mL)

Phương pháp Biuret, sử dụng bovine serum albumin (BSA) làm đường chuẩn và đo ở bước sóng 550 nm. Hiệu suất thu hồi cellulase Y% 100 (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tinh sạch sơ bộ và bảo quản lạnh đông enzyme cellulase từ trichoderma sp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)