* Ngƣời đƣợc đo
Cùng với dụng cụ đo, chọn mốc đo thì tư thế đo của người được đo có một ý nghĩa quan trọng về độ chính xác.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5781- 1994 có một số quy định cho người được đo như sau :
- Đối tượng được đo phải mặc quần áo mỏng, ôm sát nhẹ cơ thể người, không được đội mũ đi giày dép và phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của người đo.
- Khi đo các kích thước thẳng người được đo phải đứng thẳng theo tư thế tự nhiên sao cho ba điểm: lưng, mông và gót ch n phải nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất. Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song với mặt đất.
- Khi nhìn thẳng : tư thế phần vai hơi dốc xuống, lưng hình thang, chi dưới phát triển c n đối và hai bên chạm nhau ở 5 điểm : gót chân, mắt cá trong, bắp chân, đầu gối và phía trên đùi.
- Khi nhìn nghiêng : đầu để thẳng, sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài ở một đường thẳng nằm ngang, không tựa vào đ u thì có dáng như sau : cổ thẳng, tay buông dọc theo th n, đường viền trước ngực thì chếch ra phía trước kể từ đĩa ngực đến đường nối hai núm vú, đường viền phía sau có 4 độ cong sinh lý: gáy lõm, lưng lồi ra sau, thắt lưng lõm ra sau và mông lồi ra sau.
- Nếu người được đo hơi quay nghiêng, mắt không nhìn thẳng thì kích thước đo có thể lệch 1- 2cm.
* Ngƣời đo
Người đo là người cuối cùng quyết định đến sự chính xác của số liệu kích thước đo, nên người đo cần phải được huấn luyện thao tác khi đo một cách chính xác. Khi đo chỉ cần đặt lệch mốc đo hoặc sai kích thước đo sẽ ảnh hưởng rất lớn vì thông số kích thước có thể sai đến cả cm đối với các số đo lớn.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5781- 1994 cũng có một số quy định cho người đo như sau :
- Khi đo kích thước vòng phải đặt thước d y đúng mốc đo và chu vi của thước phải tạo thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
- Khi đo bề dày phải đặt hai đầu thước đúng vào hai mốc đó. Đối với số đo chỉ có một mốc đo thì đầu kia của phải đặt vào vị trí sao cho mặt phẳng đo của thước tạo thành phải song song với mặt đất.
- Khi đo đặt dụng cụ đo êm sát trên cơ thể, không kéo căng hoặc để trùng.
*Tổ chức đo
Thời gian đo: Để có thời tiết thuận lợi nhất cho quá trình đo chúng tôi tiến hành đo vào tháng 5 (20/05/2010 – 28/05/2010) sau khi sinh viên chuẩn bị nghỉ hè do vậy về mặt tâm lý khá thoải mái và mọi công tác chuẩn bị và trong thời gian tiến hành đo được diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ.
Địa điểm đo: Trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex - Thành phố Nam Định
* Dụng cụ đo
Việc sử dụng đúng dụng đo sẽ làm giảm sai số khi đo. Trong luận văn này tôi sử dụng các loại thước đo sau :
Đối với các kích thước chiều cao sử dụng thước đo có vạch từ 0-200cm, có chia số nhỏ tới 1mm. Đối với các kích thước khác như: kích thước vòng, kích thước dài, thì sử dụng thước dây có chỉ số tới mm và được lấy chuẩn theo thước đo chiều cao. Đối với các kích thước ngang, dầy, rộng thì sử dụng thước kẹp có số chia bằng mm.
* Thƣớc dây
+ Thành phần: thước dây là loại thước bằng nhựa mềm
+ Công dụng: đo kích thước vòng và các kích thước chiều dài theo bề mặt. + Độ chính xác : ± 1mm.
Hình 2.5: Thước dây
* Thƣớc đo chiều cao
+ Thành phần: 1 trụ tròn thẳng đứng có chia đơn vị, có 1 thước ngang vuông góc với thước thẳng di chuyển lên xuống rất linh hoạt.
+ Công dụng: đo chiều cao tại các vị trí thước ngang có thể tiếp xúc được. + Độ chính xác: ± 1mm.
* Thƣớc kẹp
+ Thành phần: một thước thẳng trên th n có ghi đơn vị, thước có 2 mỏ kẹp, một mỏ cố định, một mỏ di động đến vị trí cần đo.
+ Chức năng: sử dụng để đo bề dầy các vị trí mà mỏ kẹp có thể tiếp xúc được.
+ Độ chính xác : ± 1mm.
Hình 2.7: Thước kẹp